1

[Bạn hỏi - bác sĩ trả lời] - Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Câu hỏi: 

Thưa bác sĩ, nhờ bác sĩ tư vấn giúp chế độ dinh dưỡng cho người bệnh (NB) đường tiêu hóa (ĐTH) sau mổ để nhanh phục hồi? Cảm ơn bác sĩ.  

Trả lời: 

Chào bạn, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ có thể giúp cơ thể NB ĐTH chống nhiễm khuẩn, nhanh lành vết mổ, mau phục hồi. 

Đối với NB ĐTH, tùy vào tình trạng sức khỏe, vị trí phẫu thuật mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp, cụ thể:

Đối với NB không có can thiệp lên ống TH (mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa viêm nội soi, mổ cắt u tuyến thượng thận nội soi, mổ tử cung, buồng trứng...)

  • Dinh dưỡng được bổ sung qua dịch truyền trong 8h đầu sau mổ. 
  • Khoảng 8h sau mổ, nên cho NB ăn sớm lượng ít tăng dần.
  • Kể từ ngày thứ 2 sau mổ, NB ăn uống bình thường (thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thu, dạng mềm, loãng) và tăng dần số lượng cùng mức độ đặc của thức ăn. 

Đối với NB có can thiệp lên ĐTH (thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng,…)

  • Dinh dưỡng được bổ sung qua đường tĩnh mạch ngay sau mổ. 
  • Sau khi NB trung tiện, bắt đầu cho ăn nước cháo hồ, sữa với số lượng từ ít sau đó tăng dần, tăng cả về độ đậm đặc thức ăn, đồng thời giảm dần dịch truyền.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho những NB ĐTH là tăng dần năng lượng và protein trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

Lưu ý lựa chọn thực phẩm giúp nhuận tràng, dễ tiêu như khoai, cơm, cháo, củ quả nhiều chất xơ, tinh bột. Hạn chế tối đa đồ ăn có chất xơ rắn, khó tiêu như măng, ổi, các loại xương băm nhỏ,... Hạn chế thực phẩm chứa mỡ từ động vật như: gà, vịt, heo,...

Ở giai đoạn phục hồi, khi vết mổ đã gần liền, sức khỏe NB đã khá hơn, vẫn cần duy trì chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng, giúp vết thương mau lành. Không kiêng cử quá mức như không ăn tôm hay thịt bò, vì sẹo là cơ địa của mỗi người không liên quan đến chế độ ăn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường và vitamin B12
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường và vitamin B12

Bệnh thần kinh do tiểu đường cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 (tê bì, yếu cơ, đau đớn và dị cảm ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân).

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây