1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Cách phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt đơn giản cho trẻ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chào Bác sĩ. Cho tôi hỏi nên phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em như thế nào ạ?

Trả lời:

Thiếu máu, thiếu sắt là sự thiếu giảm lượng Hemoglobin và tế bào hồng cầu lưu thông trong dòng máu do thiếu sắt. Cơ thể cần chất sắt để tạo Hemoglobin, và nếu không đủ chất sắt, việc sản xuất Hemoglobin bị hạn chế, lượng Hemoglobin bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, gây nên chứng thiếu máu. 

Chứng thiếu máu thiếu sắt không biểu hiện ngay. Giai đoạn đầu mặc dù đã có sự suy giảm của chất sắt trong cơ thể nhưng cơ thể vẫn bù trừ được nên lượng chất sắt trong tế bào hồng cầu vẫn không thay đổi. Nếu sự suy giảm chất sắt này vẫn tiếp tục không được điều chỉnh phù hợp, lúc đó sẽ phát triển thành bệnh lý thiếu máu thiếu sắt.

Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em thường do:

  • Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, ăn bột nhiều...
  • Do sinh non, cân nặng thấp lúc sinh.
  • Do trẻ bị tiêu chảy kéo dài, tuổi dậy thì mất máu qua kinh nguyệt…

Khi trẻ trên 4 tháng tuổi có biểu hiện thiếu máu, phụ huynh nên bổ sung sản phẩm có chứa sắt, acid folic, vitamin C (làm tăng hấp thu sắt), các vitamin nhóm B để kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa các chất, giúp bé khóe mạnh, mau lớn.

Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ để phòng chống thiếu sắt ở trẻ em theo các cách dưới đây:

  • Cho trẻ bú mẹ hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung sắt.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, hãy bổ sung thêm sắt vào bữa ăn của trẻ như là sử dụng các sản phẩm ngũ cốc tăng cường thêm sắt. Đối với trẻ lớn, nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm có thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu đỗ và các loại rau lá xanh sẫm.
  • Làm tăng hấp thu sắt: Vitamin C giúp làm tăng hấp thu sắt. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, cà chua và khoai tây.
  • Sử dụng những sản phẩm bổ sung sắt: Nếu trẻ bị sinh non hay nhẹ cân khi mới sinh hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn đang bú mẹ nhưng không ăn bổ sung thực phẩm giàu sắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về nguồn sắt bổ sung.

Ngoài ra cũng nên cho trẻ đi xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi trẻ da xanh, mệt mỏi, biếng ăn để được điều trị đúng cách.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Thiếu vitamin E: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu vitamin E: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Vitamin E là một chất dinh dưỡng có nhiều vai trò quan trọng, ví dụ như chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe não bộ, tim mạch, thị lực và da. Thiếu hụt vitamin E có thể gây ra nhiều vấn đề như đi lại, vận động khó khăn, suy giảm thị lực, sức đề kháng kém, dễ ốm và thiếu máu tán huyết.

Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu biotin: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu biotin là mệt mỏi, phát ban da, móng giòn và rụng tóc. Thiếu biotin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dấu hiệu thiếu folate và cách khắc phục
Dấu hiệu thiếu folate và cách khắc phục

Chế độ ăn không đủ folate có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chỉ trong vòng vài tuần. Sự thiếu hụt cũng có thể xảy ra ở những người đang mắc các bệnh hoặc đột biến gen ngăn cản cơ thể hấp thụ folate.

Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu axit folic: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu kẽm

Khi thiếu kẽm, cơ thể không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh và điều này dẫn đến nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây