1

Ba loại mạch máu chính trong cơ thể là gì?

Hệ thống tim mạch trong cơ thể bao gồm cơ tim và hệ thống mạch máu. Mỗi ngày, tim hoạt động liên tục, bơm một lượng máu tương đương khoảng 14.000 lít máu mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể thông qua ba loại mạch máu chính: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

1. Mạch máu trong cơ thể là gì?

Hệ thống mạch máu của cơ thể là một hệ thống ống dẫn mang máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể để trao đổi chất. Tất cả những tế bào trong cơ thể đều cần oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong máu. Nếu không có oxy và những chất dinh dưỡng này, tất cả các tế bào sẽ chết. Chính nhờ vào những hoạt động co bóp của tim, oxy và chất dinh dưỡng đến được các mô và cơ quan của cơ thể thông qua hệ thống mạch máu giúp duy trì hoạt động hàng ngày.

Không chỉ mang oxy và các chất dinh dưỡng đến mô cơ quan, mạch máu cũng là nơi vận chuyển carbon dioxide (CO2) và các sản phẩm dư thừa ra khỏi mô. CO2 sẽ được thải ra khỏi cơ thể thông qua phổi và hầu hết những sản phẩm dư thừa sẽ được đào thải qua thận. Chính nhờ hệ thống mạch máu này mà máu được lưu thông khắp cơ thể giúp duy trì các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

2. Tuần hoàn mạch máu diễn ra trong cơ thể như thế nào?

Ba loại mạch máu chính trong cơ thể là gì?
Động mạch chủ

 

Tim phải là nơi nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan trong cơ thể đổ về theo tĩnh mạch chủ trêntĩnh mạch chủ dưới vào tâm nhĩ phải. Máu được vận chuyển xuống tâm thất phải và được bơm lên phổi. Tại các mao mạch phổi, oxy được trao đổi và thải carbon dioxide. Sau đó, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Vào lúc này, máu giàu oxy sẽ được đổ xuống tâm thất trái và được vận chuyển đến các mô cơ quan thông qua hệ thống mạch máu của cơ thể. Máu được vận chuyển từ động mạch mang oxy và các chất dinh dưỡng đến trao đổi tại mao mạch và theo các tĩnh mạch trở về tim.

3. Có những loại mạch máu nào trong cơ thể?

ba loại mạch máu chính của cơ thể bao gồm động mạch, mao mạchtĩnh mạch. Bên cạnh đó, động mạch được chia thành mạng lưới những mạch máu nhỏ gọi là tiểu động mạch và tương tự có các tiểu tĩnh mạch hợp lại thành tĩnh mạch.

  • Động mạch là những mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến tất cả các mô trong cơ thể. Chúng chia thành nhiều nhánh nhỏ và những nhánh này có thể được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn còn gọi là tiểu động mạch giúp mang máu đi được xa hơn vào đến tận cùng của mô cơ quan.
  • Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxy, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu sẽ diễn ra tại những mao mạch này.
  • Tĩnh mạch là những mạch máu có nhiệm vụ mang máu trở về tim. Kích thước của tĩnh mạch càng lớn khi vị trí càng nằm gần tim. Tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch lớn nhất mang máu từ phần đầu và hai tay trở về tim; trong khi tĩnh mạch chủ dưới mang máu từ bụng và hai chi dưới.

4. Cấu tạo mạch máu

Ba loại mạch máu chính trong cơ thể là gì?
Cấu tạo của động mạch

 

4.1 Cấu tạo động mạch

Thành động mạch bao gồm ba lớp, lớp áo trong (lớp nội mạc) nằm trong cùng được cấu tạo từ các tế bào nội mạc mạch máu, lớp áo giữa (lớp đàn hồi) có các sợi cơ trơn và sợi chun co giãn và cuối cùng là lớp áo ngoài chứa chủ yếu là mô liên kết.

4.2. Cấu tạo tĩnh mạch

Tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự động mạch với ba lớp. Tuy nhiên, thành của tĩnh mạch mỏng hơn, lớp áo trong của hệ tĩnh mạch có những van tĩnh mạch có nhiệm vụ giúp máu chảy theo một chiều nhất định.

4.3. Cấu tạo mao mạch

Thành mao mạch được cấu tạo bởi một lớp tế bào nội mạc. Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ giúp tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.

5. Mạch máu có chức năng gì?

Ba loại mạch máu chính trong cơ thể là gì?
Mạch máu giúp vận chuyển oxy

 

Ngoài chức năng chính vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến mô cơ quan và vận chuyển CO2, các chất thải đến các cơ quan như phổi và thận để loại bỏ khỏi cơ thể. Mạch máu còn đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp của cơ thể.

Động mạch có nhiều kích thước khác nhau. Đối với những động mạch lớn, thành mạch có các sợi đàn hồi đặc biệt có thể co giãn và góp một phần vào chức năng co bóp tống máu của tim (máu vẫn tiếp tục được đẩy tới mặc dù tim ở trong trạng thái nghỉ ngơi).

Động mạch cũng có thể đáp lại tín hiệu từ hệ thống thần kinh để co hoặc giãn giúp điều hòa huyết áp của cơ thể. Những thụ thể cảm nhận áp lực và hóa học tại các mạch máu giúp thu nhận thông tin tình trạng huyết động của cơ thể và truyền những tín hiệu này đến não bộ. Khi đó, não bộ sẽ phát ra những tín hiệu đến hệ thống mạch máu làm thay đổi kích thước của mạch máu (co mạch hoặc giãn mạch). Có thể hiểu một cách đơn giản, co mạch sẽ giúp tăng huyết áp và ngược lại giãn mạch sẽ làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, hệ thống mạch máu không chỉ là cơ quan duy nhất góp phần vào việc điều hòa huyết áp mà còn có sự tham gia của nhiều hệ thống phức tạp.

Tiểu động mạch là những động mạch nhỏ nhất của cơ thể. Chúng vận chuyển máu đến mao mạch và cũng có chức năng co giãn tương tự động mạch góp phần kiểm soát lượng máu đến mao mạch.

Các mao mạch tại mô cơ quan sẽ hợp nhất lại tạo nên các tiểu tĩnh mạch. Những tiểu tĩnh mạch sẽ tập hợp lại tạo nên những tĩnh mạch lớn hơn. Tĩnh mạch có nhiệm vụ chính là vận chuyển máu trở về tim. Bên trong những tĩnh mạch ở các chi dưới của cơ thể có chứa các van tĩnh mạch giúp máu đi về tim dễ dàng hơn mà không chảy ngược lại.

6. Một số bệnh lý tại mạch máu

Ba loại mạch máu chính trong cơ thể là gì?
Bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng

 

Một số rối loạn liên quan đến mạch máu bao gồm

  • Động mạch: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ bụng, xơ vữa động mạch, hội chứng Raynaud
  • Mao mạch: Viêm mao mạch dị ứng (bệnh Schonlein Henoch), hội chứng rò mao mạch hệ thống,
  • Tĩnh mạch: huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ

Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Bạn Có Biết: Các Loại Thảo Dược Trị Cảm Cúm
Bạn Có Biết: Các Loại Thảo Dược Trị Cảm Cúm

Thời tiết chuyển mùa khiến chúng ta dễ bị cảm cúm kèm theo các triệu chứng sổ mũi, đau đầu. Có nhiều loại thuốc tây có thể hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng đây không phải sự lựa chọn của nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Do đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn thảo dược trị cảm cúm và giảm các triệu chứng khó chịu mà không gây nguy hại cho sức khỏe.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây