1

Bà bầu ăn cá nục được không?

Bầu 3 tháng đầu có thể ăn cá nục không thường là câu hỏi của nhiều phụ nữ mang thai bởi sợ trong cá có thủy ngân ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì thai phụ ăn cá nục với lượng hợp lý thì rất có lợi cho cả mẹ lẫn con trong suốt quá trình mang thai.

1. Tìm hiểu về cá nục và giá trị dinh dưỡng của loại cá này

Cá nục là cá biển có giá trị dinh dưỡng cao và thường được khai thác làm thực phẩm hoặc làm mồi bắt cá. Ở Việt Nam mùa cá nục thường vào tháng 7 khi miền Trung bắt đầu có gió nam. Cá nục được chế biến thành rất nhiều món ngon như cá nục sốt, cá nục kho, cá nục chiên nước mắm, cá nục hấp, cá nục tươi sốt cà chua, cá nục cuốn bánh tráng,...

Trong 100g cá nục sẽ có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Canxi: 458 mg
  • Sắt: 3.9 mg
  • Magie: 70.3 mg
  • Phốt pho: 572 mg
  • Kali: 369 mg
  • Kẽm: 1.9 mg
  • Đồng: 0.3 mg
  • Omega 3: 2.616 mg
  • Omega 6: 188 mg
  • Protein: 44.1g
  • Chất béo tổng hợp: 14g
  • Chất béo bão hòa: 3.5g
  • Chất béo không bão hòa: 4.2g
  • Chất béo không bão hòa đa: 3.1g
  • Vitamin A: 823 IU
  • Vitamin C: 1.7 mg
  • Vitamin D: 479 IU
  • Florua: 71.6 mcg
  • Folate: 9.5 mcg
  • Calo: 266 kcal
Bà bầu ăn cá nục được không?
Cá nục là cá biển có giá trị dinh dưỡng cao và thường được khai thác làm thực phẩm hoặc làm mồi bắt cá

2. Những lợi ích mà món cá nục mang lại cho thai phụ

Cá là một trong những thực phẩm có lợi cho thai nhi và thường gặp trong thực đơn dành cho bà bầu hằng ngày. Cá nục là một trong những loại cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng bên trong cá có hàm lượng thủy ngân cao thì mẹ bầu có ăn được cá nục không? Câu trả lời là hoàn toàn được và nên ăn ở mức độ vừa phải từ 1-2 bữa/ tuần.

Ăn cá nục đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai:

  • Tăng cường khả năng phát triển não bộ của thai nhi

Quá trình hình thành não bộ và cơ quan nội tạng của thai nhi rất cần các dưỡng chất omega 3folate mà hai chất này có rất nhiều trong cá nục, vì vậy ăn cá nục thường được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong suốt thai kỳ.

  • Sức khỏe tim mạch tốt hơn

Trái tim của thai phụ sẽ mạnh khỏe hơn nhờ hàm lượng omega 3 và kali có trong cá nục, nhịp tim duy trì ổn định và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

  • Giảm lượng cholesterol

Nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể thai phụ sẽ thuyên giảm nhờ hàm lượng omega 3 và omega 6 có trong cá nục, giúp thai phụ hạn chế mắc cao huyết áp hoặc tiền sản giật.

  • Cải thiện xương và răng

Hàm lượng vitamin D và canxi trong cá nục khá cao, điều này sẽ giúp ích cho quá trình hình thành xương và răng cho thai nhi cũng như giúp thai phụ chắc khỏe xương hơn.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng kẽm và vitamin C có trong cá nục sẽ giúp thai phụ tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại những virus, vi khuẩn tấn công.

  • Không gây béo phì

Các loại thịt đỏ hoặc thị gia cầm thường có nhiều chất béo và cholesterol, nếu phụ nữ khi mang thai không kiểm soát được chế độ ăn nhiều thịt thì dễ bị thừa cân và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ. Trong khi đó cá nục chứa hàm lượng protein cao và có thể thay thế cho những loại thị trên mà không chứa nhiều chất béo, rất thích hợp cho thai phụ.

  • Giảm thiểu chứng trầm cảm thai kỳ

Trầm cảm thai kỳ là vấn đề ngày càng được nhiều thai phụ và xã hội quan tâm. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng để phát triển thai nhi, việc cân bằng tinh thần, cảm xúc cho phụ nữ mang thai cũng được trú trọng và quan tâm nhiều hơn. Một vài nghiên cứu chỉ ra phụ nữ mang thai thường xuyên ăn cá nục có tỷ lệ mắc trầm cảm thấp hơn so với người không ăn. Vậy hãy duy trì ít nhất một tuần ăn một bữa cá nục để có một thai kỳ khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần mẹ bầu nhé.

3. Bầu 3 tháng đầu ăn cá nục được không?

Như đã nói ở trên, cá nục có rất nhiều chất dinh dưỡng và hoàn toàn phù phù hợp với thai phụ. Ở ba tháng đầu thai kỳ, thai phụ cần rất cẩn thận trọng việc ăn uống và câu hỏi được đặt ra rằng bầu 3 tháng đầu ăn cá nục được không? Câu trả lời là hoàn toàn được nhé, mẹ bầu có thể ăn cá nục trong suốt thai kỳ mà không cần lo lắng phải kiêng ba tháng đầu.

Tuy nhiên thai phụ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều cá nục, trung bình một tuần nên ăn từ 1-2 bữa và nên đa dạng cách chế biến như cá nục sốt cà chua, cá nục chiên giòn, cá nục kho riềng... Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên đa dạng các loại thực phẩm khác nhau trong thai kỳ để thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất.

Một số thực phẩm tốt cho sự phát triển của thai nhi mà thai phụ nên biết như các món ăn ăn từ đậu, cá hồi, trứng, bông cải xanh,thịt nạc, dầu gan cá, quả mọng nước, ngũ cốc, hạt khô như óc chó, hạt điều, hạnh nhân, bơ, trái cây sấy khô, sữa chua,...

Bà bầu ăn cá nục được không?
Thai phụ không nên ăn quá nhiều cá nục, trung bình một tuần nên ăn từ 1-2 bữa
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  501 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Tin liên quan
Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?
Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?

Nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê vào buổi sáng và băn khoăn không biết có thể uống cà phê vào giai đoạn nhịn ăn hay không.

Có được uống cà phê khi bị ốm không?
Có được uống cà phê khi bị ốm không?

Mặc dù uống cà phê ở mức độ vừa phải thường vô hại và thậm chí có lợi đối với người khỏe mạnh nhưng có thể sẽ phải hạn chế hoặc tạm thời ngừng uống khi bị bệnh.

Quả cà phê có ăn được không và có những lợi ích gì?
Quả cà phê có ăn được không và có những lợi ích gì?

Các nghiên cứu cho thấy quả cà phê giàu chất chống oxy hóa và đem lại một số lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như cải thiện chức năng não bộ và giảm mỡ.

Hội chứng ruột kích thích có được ăn sữa chua không?
Hội chứng ruột kích thích có được ăn sữa chua không?

Tác động của sữa chua đến hội chứng ruột kích thích ở mỗi người là khác nhau. Không phải ai bị bệnh này cũng gặp phải các triệu chứng giống nhau nên có thể sữa chua sẽ giúp giảm các triệu chứng hoặc cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Vitamin C có thực sự phòng ngừa được cảm lạnh không?
Vitamin C có thực sự phòng ngừa được cảm lạnh không?

Bổ sung vitamin C được cho là một cách để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Điều này có đúng hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây