1

Ai tìm ra vắc-xin bại liệt?

Vắc-xin bại liệt đầu tiên được tìm thấy bởi Jonas Salk nhưng nó không phải là loại thuốc cuối cùng. Vào năm 1960, Albert Bruce Sabin đã tìm ra loại vắc-xin uống và nó thay thế vắc-xin của Jonas Salk. Cả hai loại vắc-xin này đều góp phần vào việc kiểm soát bệnh bại liệt hiệu quả.

1. Bệnh bại liệt là gì?

Bệnh bại liệt là bệnh do virus polio (poliovirus) có khả năng lây nhiễm cao, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Virus lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường phân - miệng (nguồn nhiễm thông thường như nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm) và nhân lên trong ruột, từ đó nó có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh và gây ra tê liệt.

Triệu chứng ban đầu của bệnh bại liệt bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ và đau chân tay. Tuy nhiên, với những người bị nhiễm bệnh nặng sẽ phát triển thêm các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến nãotuỷ sống như: chứng dị cam (cảm giác kim đâm ở chân), viêm màng não (nhiễm trùng bao phủ tủ sống hoặc não). Những triệu chứng nghiêm trọng này chỉ xảy ra với tỷ lệ nhỏ, khoảng 1 trong số 25 người bị mắc nhiễm bệnh bại liệt. Tuy nhiên, triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh bại liệt là tê liệt, bởi vì nó có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn và tử vong.

Bệnh bại liệt mặc dù không có cách chữa nhưng nó có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng vắc-xin bại liệt.

Ai tìm ra vắc-xin bại liệt?
Virus bại liệt là virus chứa ARN một sợi, capsid được cấu tạo bởi 32 capsommer đối xứng hình khối 20 mặt

2. Vắc-xin bại liệt là gì?

Vào đầu những năm 1950, số người mắc bệnh bại liệt xảy ra càng tăng theo mỗi năm. Jonas Salk đã trở thành người anh hùng khi ông đã xoa dịu nỗi sợ hãi về căn bệnh đáng sợ bằng sử dụng vắc-xin do chính ông tìm ra.

Mặc dù đây là vắc-xin phòng bại liệt đầu tiên nhưng nó không phải là thuốc cuối cùng. Vào năm 1960, Albert Bruce Sabin đã tìm ra loại vắc-xin uống và nó thay thế vắc-xin của Jonas Salk. Cho dù, căn bệnh bại liệt cuối cùng cũng được kiểm soát bởi hai loại vắc-xin này, nhưng các vấn đề về khoa học đằng sau chúng đã nổ ra các cuộc tranh luận mà vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

2.1. Sự ra đời của vắc-xin bại liệt đầu tiên

Năm 1939, Jonas Salk đã giành được học bổng của hội đồng nghiên cứu quốc gia để làm việc tại đại học Michigan. Ở đó, ông đã dành sáu năm để nghiên cứu về nhiều loại thuốc gây bệnh cúm và phát triển vắc-xin cúm. Vắc-xin cuối cùng được ông và nhóm nghiên cứu phát triển vào năm 1943 là vắc-xin diệt virus, tức là nó chứa một chủng virus có tác dụng diệt virus không thể gây bệnh nhưng tạo ra các kháng thể có thể ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.

Ai tìm ra vắc-xin bại liệt?
Jonas Salk nghiên cứu vắc-xin bại liệt

 

Đến năm 1947, ông được đề bạt làm việc tại trường Y thuộc Đại học Pittsburg để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu virus. Công trình nghiên cứu của ông đã thu hút sự chú ý của Quỹ quốc gia về bại liệt trẻ sơ sinh.

Năm 1951, tổ chức quốc gia đã xác nhận có ba loại virus bại liệt. Vào thời điểm đó, Salk đã bị thuyết phục rằng có một nguyên tắc giết chết virus mà ông đã sử dụng để phát triển vắc-xin cúm sẽ có tác dụng đối với bệnh bại liệt. Đồng thời, ông tin rằng nó sẽ ít nguy hiểm hơn vắc-xin sống. Tuy nhiên, ông gặp khó khăn là phải cần một lượng lớn virus bại liệt để sản xuất vắc-xin diệt virus. Bởi vì, virus bị giết sẽ không phát triển trong cơ thể sau khi sử dụng virus sống.

Vào năm 1949, John Enders, Thomas Weller và Frederick Robbins đã phát hiện ra rằng virus bại liệt có thể được phát triển trong nuôi cấy mô mà không có dây thần kinh. Nhờ đó, Salk đã phát triển các phương pháp để tăng số lượng lớn của ba loại virus bại liệt trên môi trường nuôi cấy tế bào thận khỉ. Sau đó, ông đã giết virus bằng formaldehyde. Năm 1955, sau khi thử nghiệm vắc-xin thành công ông đã nhận được báo cáo rằng vắc-xin bại liệt do ông tạo ra là an toàn, mạnh mẽ và hiệu quả đạt tới 90% trong việc bảo vệ chống lại bệnh bại liệt.

 

2.2. Vắc-xin bại liệt sống

Albert Sabin khi giữ vị trí với tư cách là giáo sư nghiên cứu nhi khoa của đại học Y khoa Cincinnati, ông đã quay trở lại nghiên cứu bệnh bại liệt. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, ông và đồng nghiệp đã tiến hành khám nghiệm tử thi trên tất cả mọi người ở Cincinnati.

Kết quả thu được, ông đã chỉ ra rằng virus bại liệt ảnh hưởng đến cả đường ruột và hệ thần kinh trung ương. Từ kết quả này, ông có thể chứng minh rằng bệnh bại liệt trước tiên tấn công đường ruột và sau đó mới chuyển qua mô thần kinh. Sabin bắt đầu làm việc với vắc-xin virus sống giảm độc lực.

Đồng thời, ông nhận thấy vắc-xin bại liệt uống sẽ vượt trội hơn với vắc-xin bại liệt tiêm, vì sẽ dễ quản lý hơn. Ông bắt đầu phát triển và thử nghiệm nhiều chủng virus ở động vật và nuôi cấy mô. Cuối cùng, ông cũng tìm thấy ba chủng virus đột biến xuất hiện để kích thích sản xuất kháng thể mà không gây tê liệt.

Mặc dù vắc-xin bại liệt sống không được thử nghiệm ở Hoa Kỳ, nhưng Sabin đã thuyết phục Bộ Y tế Liên Xô và thử nghiệm thành công vắc-xin của mình ở đây. Đến năm 1961, Vụ Y tế công cộng Hoa Kỳ đã phê chuẩn vắc-xin bại liệt sống được sản xuất tại Hoa Kỳ đồng thời Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã bắt đầu sử dụng vắc-xin sống được sản xuất tại Liên Xô.

Ai tìm ra vắc-xin bại liệt?
Albert Sabin cho bệnh nhân uống vắc-xin bại liệt

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây