6 CĂN BỆNH VỀ THẬN PHỔ BIẾN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Các bạn thân mến! Dưới đây là 6 căn bệnh về thận phổ biến bạn cần biết để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu:
1. Suy thận: Là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein... qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Trong suy thận mạn tính, một số trường hợp bệnh nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đây cũng chính là suy thận giai đoạn cuối.
2. Bệnh sỏi thận: Khi bị bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, đặc biệt khi sỏi lớn, gây biến chứng, bệnh nhân sẽ thấy đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ...), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt...
3. Viêm thận: Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Viêm thận chia thành hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 - 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.
4. Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thuỷ ngân, sunfamit khiến người bệnh không đái được, urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.
5. Bệnh thận nhiễm mỡ: Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy tự nhiên bị phù rất đột ngột hoặc bị phù sau nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng. Để điều trị cần kết hợp chế độ ăn hạn chế muối, ít nước, nhiều vitamin và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
6. Hội chứng thận hư khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận. Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng. Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.
Những căn bệnh về thận đều gây nên những nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp họ kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời.
Ngoài ra, đừng quên uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn. Ăn nhiều rau củ quả, tập luyện thể dục thể thao và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
--------------
PHÁT HIỆN SỚM, SẠCH SỎI NHANH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có sự đầu tư máy móc, công nghệ cao và làm chủ tất cả phương pháp tán sỏi hiện đại nhất có thể xử trí tất cả các loại sỏi từ nhỏ đến to một cách êm ái, nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Ngoài ra, tại Thu Cúc còn có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, đặc biệt là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên - Phó giám đốc phụ trách Ngoại Thận tiết niệu với hơn 30 năm kinh nghiệm, nổi tiếng tán sỏi không đau. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm và thoải mái khi đến thăm khám và điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu tại Thu Cúc.
ĐẶC BIỆT: Tháng 4 này, mừng khánh thành Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc mở rộng gấp 3 quy mô, ưu đãi cực lớn: giảm tới 50% dịch vụ - hơn 30.000 suất quà đang chờ bạn.
Hãy inbox/comment ngay tại đây để đặt lịch khám và điều trị sỏi tiết niệu cùng chuyên gia hàng đầu tại Thu Cúc nhé!
Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.
Thận có chức năng chính là lọc chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi máu rồi bài tiết vào nước tiểu. Suy thận xảy ra khi thận giảm hoặc ngừng hoạt động và không thể thực hiện chức năng như bình thường.
Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như nước ngọt có ga, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và nhiễm trùng đường tiết
Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là một bệnh thận di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh thì con cái cũng có thể bị bệnh.