Bà bầu nhờ bs tư vấn cho 1 số thuốc bổ sung vitamin cần thiết?
Trong thời gian mang bầu, nếu biết bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách, em bé sẽ phát triển khỏe mạnh và mẹ bầu sẽ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Sau đây là 4 loại vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho bà bầu:
- Sắt: Mẹ bầu thường tăng cao nhu cầu sắt để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và tránh nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu ở người mẹ tăng lên, cơ thể của người mẹ cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi như nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung hoặc con nhẹ cân. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau xanh. Bạn nên uống 30 - 60mg sắt/ngày đến tháng thứ 8 của thai kỳ.
- Can-xi: Đây là chất cần thiết cho xương và răng của mẹ bầu, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối. Không nên kết hợp can-xi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể. Nên uống vitamin trước, bốn giờ sau hãy dùng viên can-xi. Mỗi thai phụ cần 1.000 - 1.300mg/ngày.
- Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu cho thai phụ không quá 1mg/ngày. Vì thế, bạn nên dùng acid folic theo toa của bác sĩ
Acid folic có trong gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải … đặc biệt là rau có màu xanh đậm.
- Vitamin D: Việc bổ sung vitamin D cũng quan trọng chẳng kém gì canxi. Đây là chất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phosphor, góp phần vào cấu tạo xương. Thiếu vitamin D, canxi sẽ khó hấp thu, dẫn tới hậu quả như trẻ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ hoặc đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền, bào thai suy yếu. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương ở mẹ.
Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo, thực phẩm có tăng cường vitamin D (như sữa). Việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1,B2, B5, C, E, A, Iốt và kẽm cũng cần thiết. Riêng vitamin A liều cao trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hướng đến não, khung xương, mắt và sự phát triển trí não của bào thai. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi nào nên dùng vitamin A. Gan, sữa, trứng, cà-rốt, rau quả xanh và vàng, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh đều là những thứ có nhiều vitamin A.
Mặc dù vậy, khi mang bầu, nếu bác sĩ không cho dùng thuốc, bạn có thể tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày, không nên tự ý mua thuốc về uống. Nhớ đi khám thai định kỳ để được bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi, bạn nhé!
Có cần uống nhiều thuốc bổ sung Vitamin C không?
Em đang mang bầu 6 tuần. Trước đó, em có uống thực phẩm chức năng Super C , thuốc bổ sung Vitamin C của hãng ( Nature Made Super C Immune Complex ) và bổ sung rất nhiều chất như VTM A , C , D3 , E , Zinc Bây giờ, em có nên uống tiếp hay ngưng, không sử dụng thuốc bổ sung vitamin C nữa ạ?
- 1 trả lời
- 664 lượt xem
Cho e hỏi e đag mang thai đc 26 tuần, e đang bổ sung 3 loại thuốc là Calcium& vitamin d3 của Ostelin vào buổi sáng, Procare vào buổi trưa, và tối Prenatal multi + DHA. Bổ sung như vậy có bị nhiều quá không ạ
Cho e hỏi e đag mang thai đc 26 tuần, e đang bổ sung 3 loại thuốc là Calcium& vitamin d3 của Ostelin vào buổi sáng, Procare vào buổi trưa, và tối Prenatal multi + DHA. Bổ sung như vậy có bị nhiều quá không ạ
- 0 trả lời
- 410 lượt xem
Uống bổ sung vitamin với liều lượng 1600 mcg acid folic/ngày có gây hại gì không?
Vợ em hiện đang mang thai được 8 tuần và được kê đơn thuốc eagaliz để bổ sung vitamin, với liều lượng uống là 2 viên/ngày. Tuy nhiên, lại có thông tin cho rằng không nên bổ liều lượng acid folic cao hơn 1000 mcg/ngày, trong khi, nếu vợ em uống 2 viên/ngày thì lượng acid folic nạp vào cơ thể sẽ lên tới 1600 mcg. Như vậy, vợ em có nên giảm liều lượng uống xuống còn 1 viên/ngày không? Liệu nếu nạp 1600 mcg acid folic vào cơ thể thì có gây hại gì không?
- 1 trả lời
- 1781 lượt xem
Mẹ bầu bị mẩn ngứa khi uống thuốc bổ sung chất sắt?
Có thai được 7 tuần, bs kê đơn cho em 30 viên Saferon, uống mỗi ngày/1 viên. Uống được 1 tuần, em thấy mẩn ngứa, gãi thì bị mẩn đỏ khắp người. Em bị dị ứng như vậy, có phải là do tác dụng phụ của thuốc chăng? Giờ, em có nên uống tiếp nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 1859 lượt xem
Tìm mua thuốc bổ sung DHA cho bà bầu ở đâu?
Mang thai 5 tuần, em đã uống thuốc bổ sung thêm sắt và canxi theo chỉ định của bs. Giờ, em muốn dùng thêm DHA, nhưng đi tìm mua trong Bệnh viện không có mà chỉ thấy bán toàn vitamin tổng hợp thôi?
- 1 trả lời
- 745 lượt xem
Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết không? Khi nào nên bắt đầu bổ sung vitamin bà bầu? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1
Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được coi là an toàn cho bà bầu và một số thì không.
Có 6 loại thuốc ARV. Mỗi loại điều trị cho một giai đoạn khác nhau trong vòng đời của người nhiễm HIV, vì vậy việc kết hợp một số loại thuốc ARV vào một lần điều trị là cách hiệu quả nhất để điều trị HIV. Điều trị này được gọi là liệu pháp kháng retrovirus, hoặc điều trị ART.