Yếu tố chủng tộc có ảnh hưởng đến việc trị mụn hay không?
Nội dung chính của bài viết
- Việc chọn sản phẩm chăm sóc da phụ thuộc vào từng tone màu da. Da tối màu thường sẽ bị tổn thương do viêm và kích ứng.
- Để điều trị cùng một vấn đề nhưng phụ nữ Châu Á, Châu Phi, Hispanic và Châu Âu lại cần những sản phẩm hoàn toàn khác nhau.
- Người có làn da hoàn hảo chưa hẳn đã là điều tốt, vì làn da này sẽ dễ bị mụn trứng cá khi hormone cơ thể thay đổi thất thường.
- Cuối cùng, khi chăm sóc da mụn, màu da không quan trọng bằng độ ẩm trong da.
Mỗi loại da thuộc chủng tộc khác nhau cần đến những phương pháp trị thâm khác nhau
Tất cả mọi loại da đều dùng hắc tố melanin để chống lại các phản ứng viêm nhưng vì người Châu Phi có một lượng rất lớn melanin trong da nên họ thường có nguy cơ bị thâm sau mụn cao hơn rất nhiều. Bất kì phương pháp nào làm tổn thương da khi trị thâm đều khiến các đốm thâm trên loại da này trở nên sẫm màu hơn, hoặc có thể gây ra bệnh bạch biến – căn bệnh phá hủy hết các sắc tố trong da.
Trái với da tối màu, vấn đề thâm trên da trắng lại rất dễ chữa trị. Vì da trắng có rất ít tế bào tạo hắc tố nên hiện tượng kích ứng thường rất ít khi để lại những đốm thâm vĩnh viên trên da.
Các loại sữa rửa mặt tẩy rửa mạnh có hại cho mọi loại da nhưng gây tổn thương đặc biệt cho da người Nhật Bản
Nhiều người Châu Á, đặc biệt là người Nhật Bản thường ưa chuộng việc tắm rửa và chăm sóc da với các sản phẩm gốc dầu. Họ thường tránh dùng những loại dầu gội, xà phòng tắm hay các sản phẩm trị mụn có bọt và thường dùng găng tay cao su khi làm việc nhà để tránh bị bệnh eczema ở tay.
Đa số người Nhật còn không dùng được benzoyl peroxide dạng bọt cho da mặt mà chỉ có thể dùng cho vùng lưng.
Sự thiếu hụt enzyme có thể làm cho việc trị thâm trở thành thảm họa
Nhiều người Châu Á và Châu Phi mắc phải một loại bệnh di truyền gây thiếu hụt enzyme gọi là bệnh ochronosis. Căn bệnh này gây ra các vùng sắc tố đen trên da, đặc biệt là vùng da quanh mắt và trên tai. Những người mắc bệnh này bị thiếu mất một loại enzyme mà cơ thể cần để có thể sử dụng hai loại axit amin là phenylalanine và tyrosine, ngoài ra còn gặp phải những tổn thương nghiêm trọng đến khớp và xương. Tuy nhiên, ở người mắc ochronosis, những biểu hiện ra bên ngoài như các vùng da màu xanh hoặc đen vẫn là vấn đề thường gặp nhất.
Ở những bệnh nhân mắc ochronosis, da thường bị chuyển màu xanh, đen sau khi tiếp xúc với benzene, một số chất dung môi công nghiệp và hydroquinone – một hợp chất thường có trong các sản phẩm làm trắng da. Nhiều người Mỹ gốc Phi và Châu Á khi sử dụng hydroquinone để trị thâm sau mụn đã gặp phải hiện tượng da chuyển màu nói trên. Cho đến nay đã có nhiều thí nghiệm y tế để tìm ra cách chữa trị ochronosis nhưng vẫn chưa có phương pháp nào điều trị được các vấn đề da chuyển màu do dùng sản phẩm dưỡng trắng không phù hợp nói trên.
Mỗi người dù thuộc nhóm chủng tộc nào đều có thể có làn da đẹp
Dù bạn có thuộc loại da, tone da nào thì việc có được một làn da đẹp không tì vết là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, một làn da “hoàn hảo” chưa chắc đã là một điều tốt. Một người dù có một làn da khô, chắc và không bao giờ bị viêm vẫn có thể bị mụn trứng cá như những người khác hơn nữa, một khi đã bị mụn thì thường gặp phải các mụn thể nặng như mụn bọc, mụn viêm.
Những người phụ nữ có làn da như vậy thường mắc phải bệnh gai đen - căn bệnh gây ra những đốm thâm đen trên da mà không có loại sản phẩm không kê đơn nào có thể chữa trị được. Cả nam và nữ có làn da hoàn hảo đều là những đối tượng đặc biệt dễ bị mụn trứng cá khi hormone cơ thể thay đổi thất thường, ví dụ như khi dùng thuốc tránh thai ở phụ nữ hay tiêm testosterone ở nam giới.
Trong chăm sóc da mụn, màu da không quan trọng bằng độ ẩm trong da
Những người da sáng màu thường dễ bị khô da trong khi những người da tối màu thường có da dầu tuy nhiên điều này không phải khi nào cũng đúng, một người có da sáng màu vẫn có thể gặp phải vấn đề với khuôn mặt luôn bóng dầu và một người da nâu đen vẫn có thể gặp vấn đề da khô nứt nẻ. Sự khác biệt giữa da khô và da dầu ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn lựa sản phẩm dưỡng da phù hợp.
Ví dụ, cùng là để tẩy da chết nhưng những người da khô nên dùng các sản phẩm AHA trong khi đó những người da dầu lại nên dùng các sản phẩm BHA.
Người có da khô thường dễ bị kích ứng da hơn nhưng sau khi kích ứng lại ít bị thâm vĩnh viễn hơn. Người da dầu thường ít khi bị kích ứng da nhưng lại có nguy cơ bị thâm sau kích ứng cao hơn.
Khi dùng các sản phẩm dạng bọt, người có da khô thường có phản ứng tích cực hơn trong khi người dầu lại thường bị viêm da, kích ứng.
Các loại sản phẩm tẩy rửa mạnh gây hại cho mọi loại da nhưng hậu quả mà chúng để lại cho từng loại da lại khác nhau: da khô thường bị mụn cám và mụn đầu đen trong khi da dầu thường bị các đốm thâm trong thời gian dài.
Trong nhiều trường hợp, những sản phẩm thảo dược có công dụng rất tối đối với việc dưỡng da, nhưng đôi khi lại có thể gây ra những tác động tiêu cực lên da. Tinh dầu hoa oải hương (lavender) là một ví dụ điển hình trong trường hợp này.
Việc súc ruột có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe nhưng đối với việc trị mụn thì sao? Thực tế là việc này thường khiến cho da bị nhiều mụn hơn là giảm mụn, hơn nữa việc súc ruột quá thường xuyên còn gây ra thêm một số vấn đề sức khỏe khác.
Một trong những vấn đề về da nghiêm trọng và khó chữa trị nhất là chứng dày sừng tiết bã. Vấn đề này gây ra những nốt mụn giống như mụn trứng cá và thường xuất hiện vào độ tuổi 60 và kéo dài trong nhiều năm.
Rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị mụn vào một thời điểm nhất định trong tháng theo sự tăng và giảm của lượng nội tiết estrogen trong cơ thể. Estrogen là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc trị mụn ở phụ nữ tuy nhiên việc trị mụn lại không chỉ đơn giản là làm tăng lượng estrogen.
Nếu bạn nhìn thấy dấu hiệu mụn trứng cá đang để lại một vết sẹo trên da bạn, bạn không phải cười gượng và chịu đựng nó. Có rất nhiều cách để khắc phục sẹo mụn của bạn và ngăn ngừa những vết sẹo mới.
- 3 trả lời
- 2531 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 7 trả lời
- 2018 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 3 trả lời
- 17465 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?
- 0 trả lời
- 1252 lượt xem
Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1165 lượt xem
Thưa bác sĩ, da em là da hỗn hợp thiên dầu, lỗ chân lông to, mụn nội tiết, mụn ẩn mức độ trung bình. Mỗi năm 1 mùa, đến hẹn lại lên da em lại biểu tình. Mụn lớn mụn bé thi nhau mọc đủ loại dai dẳng mãi không hết tầm 3-4 tháng thì nản quá nên em tìm tới Tretinon (em dùng loại như hình). Trộm vía sau khoảng 1 tháng dùng, sau thời gian đầu bong tróc kha khá thì em ổn dần. Tới giờ thì gần như hết 90% mụn, da tạm ổn, bong chút xíu nữa thôi. Tuy nhiên thì da vẫn không đều màu, thâm do mụn để lại khá nhiều + sần vỏ cam nhẹ + lcl to nên em có ý định đi lăm kim rồi dưỡng tiếp (em đã lăn 1 lần cách đây 1 năm và khá hợp, da cải thiện hẳn) Bác sĩ cho em hỏi đang dùng tretinon có đi lăn kim được không? Nếu có thì sau khi lăn chừng bao lâu thì có thể tiếp tục dùng tretinon lại? Vì em có ý định dùng tretinon chống lão hoá lâu dài. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!