Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng trị mụn không?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Tinh dầu oải hương có mùi thơm và rất hữu ích trong điều trị bỏng. Tuy nhiên, tinh dầu oải hương lại làm cho da mụn đỏ hơn.
- Bạn có thể vẫn thấy ổn khi chỉ dùng tinh dầu oải hương, nhưng sẽ gặp vấn đề khi kết hợp tinh dầu oải hương với các loại tinh dầu hoặc thảo dược khác.
- Các sản phẩm có chứa tinh dầu oải hương không nên được dùng cho trị mụn.
Xem thêm: cách trị mụn
Hoa oải hương là gì?
Hoa oải hương hay còn goi là lavender làmột loài cây mọc nhiều ở Châu Á, Châu Âu, và Châu Phi. Hoa oải hương được trồng ở khắp nơi trên thế giới, và được thu hoạch để sản xuất tinh dầu ở Pháp, Utah, và bang Texas – Mỹ.
Hoa oải hương là một loại thảo dược được dùng để trị căng thẳng, đau đầu và bỏng. Hoa oải hương đôi khi còn được dùng để trị mụn nhưng lại không phải là phương pháp nên áp dụng.
Tác động của hoa oải hương lên mụn
Tinh dầu oải hương có khả năng ngăn cản chất béo trên bề mặt da. Nếu lọt vào lỗ chân lông, tinh dầu oải hương sẽ bám trong đó ngay cả khi da được rửa sạch và chỉ bị đưa ra ngoài khi bạn rửa mặt bằng các loại sản phẩm có nền dầu.
Tinh dầu oải hương tương tác với hệ thần kinh tự chủ, đây là những dây thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động vô thức của cơ thể. Khi da bị tác động gây kích ứng, những dây thần kinh này sẽ bị kích thích, tiết ra một hợp chất gọi là hormone giải phóng corticotrophin (CRH), kích thích da tiết histamine, một tác nhân gây dị ứng.
Khi da bị bỏng, việc tiết ra histamine lại có tác dụng tốt vì histamine có thể khóa chặt những mô da bị bỏng. Hoa oải hương còn làm giãn các cơ quan mạch máu, do đó máu sẽ được đưa nhiều hơn lên vùng mặt, làm mặt bị đỏ.
Tuy nhiên, việc bôi tinh dầu oải hương lên vùng da bị mụn lại khiến cho tình trạng trở nên tệ hơn. Sự giãn ra của các cơ quanh mạch máu sẽ là tác nhân gây bộc phát bệnh trứng cá đỏ. Và đối với các thể mụn nhẹ và vừa, tinh dầu oải hương còn làm cho các nốt mụn trở nên đỏ và rõ hơn.
Trong khi bôi tinh dầu oải hương, nếu da tiếp xúc trực tiếp với tia UVA của ánh nắng sẽ khiến tinh dầu bám trên da lâu hơn. Nếu không tiếp xúc với nắng, những chất hoạt tính trong tinh dầu oải hương sẽ bắt đầu phân hủy sau khoảng 4 tiếng, mặc dù có thể phải mất vài ngày để tinh dầu oải hương biến mất hoàn toàn khỏi da.
Những sản phẩm có chứa tinh dầu oải hương
Hiện nay, có hàng trăm sản phẩm dưỡng da có thành phần tinh dầu oải hương.Những sản phẩm có gắn nhãn “linalool” hay “linalyl” thường là những sản phẩm có chứa cả các thành phần hoạt tính của hoa oải hương.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng tinh dầu oải hương. Nếu bạn có làn da dầu và khỏe, bạn có thể thi thoảng dùng tinh dầu oải hương mà không gặp phải vấn đề gì. Nhưng nếu bạn có làn da khô và dễ kích ứng, bạn nên tránh xa các sản phẩm có chứa tinh dầu oải hương, linalool hay linaalylacerate.
Đôi khi bạn vẫn có thể dùng được các sản phẩm có tinh dầu oải hương nếu như tinh dầu chỉ được thêm vào để tạo mùi thơm trừ trường hợp trong thành phần còn có thêm arnica, boldo, chamomile (cúc la mã), quế, eugenol, frankincense (hương trầm), bạc hà, tình dầu bạc hà, wintergreen (lộc đề xanh), hoa hồng, dầu tràm trà và vanilla. Và khi một trong các thành phần kể trên được kết hợp với bơ dừa hay isopropyl isostearate, isopropyl myristate, và sodium laurel sulfate cũng có thể gây mụn, đặc biệt là ở vùng da quanh mắt và miệng.
Nếu bạn từng bị kích ứng, viêm hay da nhạy cảm, tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu oải hương. Bạn vẫn có thể xoa một giọt tinh dầu oải hương lên trán để chữa đau đầu, thêm tinh dầu vào bánh hay uống các loại thuốc có tinh dầu oải hương để chữa dị ứng, miễn là đừng bôi lên da.
Tinh dầu oải hương có gây ảnh hưởng đến sự cân bằng estrogen và testosterone không?
Một báo cáo lâm sàng trên tờ New England Journal of Medicine đã làm dấy lên những tin đồn cho rằng tinh dầu oải hương có chứa estrogen, khiến đàn ông có những biểu hiện của nữ giới và gây căng thẳng vào thời kì tiền kinh nguyệt ở phụ nữ. Điều này là không đúng. Tờ báo này đã đăng bài báo cáo trong đó phân tích trường hợp của ba bé trai chưa dậy thì gặp phải hiện tượng Gynecomastia (nữ hóa tuyến vú), làm cho vú to ra.
Hiện tượng Gynecomastia khá phổ biến ở con trai đã qua dậy thì nhưng lại rất hiếm gặp ở những người chưa đến tuổi dậy thì. Ba cậu bé trong nghiên cứu trên được kiểm tra kĩ càng để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng kì lạ đó. Kết quả cho thấy rằng 2 trong số 3 người đã từng dùng xà phòng tắm có chứa tinh dầu oải hương, và người còn lại thì đã từng dùng xà phòng có chứa tinh dầu oải hương và dầu tràm trà. Ở cả ba, hiện tượng nữ hóa tuyến vú đều khỏi ngay cả khi vẫn dùng những loại xà phòng đó.
Vậy, có phải là hoa oải hương chứa những hợp chất có tác dụng giống estrogen và gây cản trở hoạt động của testosterone không? Nhiều nghiên cứu sau này đã chỉ ra điều này là có khả năng, nhưng nếu bạn không phải là con trai và đã qua dậy thì, điều này cũng không quan trọng lắm.
Tuy nhiên, dù sao các sản phẩm có chứa tinh dầu oải hương cũng không nên được dùng cho trị mụn.
Liệu có những phần mềm nào sử dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng ánh sáng xanh, đỏ để trị mụn không?
Hiện nay, do hiện tượng kháng kháng sinh mà nhiều loại kháng sinh vốn từng được dùng để trị mụn đã không còn tác dụng nữa.
Thuốc tránh thai có công dụng phổ biến là kiếm soát việc mang thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại thấy rằng khi dùng thuốc tránh thai, làn da của họ cũng có biến chuyển rõ rệt và việc dùng thuốc tránh thai đúng cách còn có thể trị được mụn tiền kinh nguyệt.
Bài viết này tổng hợp những câu được hỏi nhiều nhất xung quanh vấn đề đàn ông và mụn.
Tất cả mọi loại da đều dùng hắc tố melanin để chống lại các phản ứng viêm nhưng vì người Châu Phi có một lượng rất lớn melanin trong da nên họ thường có nguy cơ bị thâm sau mụn cao hơn rất nhiều.
- 3 trả lời
- 17537 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?
- 0 trả lời
- 1276 lượt xem
Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1184 lượt xem
Thưa bác sĩ, da em là da hỗn hợp thiên dầu, lỗ chân lông to, mụn nội tiết, mụn ẩn mức độ trung bình. Mỗi năm 1 mùa, đến hẹn lại lên da em lại biểu tình. Mụn lớn mụn bé thi nhau mọc đủ loại dai dẳng mãi không hết tầm 3-4 tháng thì nản quá nên em tìm tới Tretinon (em dùng loại như hình). Trộm vía sau khoảng 1 tháng dùng, sau thời gian đầu bong tróc kha khá thì em ổn dần. Tới giờ thì gần như hết 90% mụn, da tạm ổn, bong chút xíu nữa thôi. Tuy nhiên thì da vẫn không đều màu, thâm do mụn để lại khá nhiều + sần vỏ cam nhẹ + lcl to nên em có ý định đi lăm kim rồi dưỡng tiếp (em đã lăn 1 lần cách đây 1 năm và khá hợp, da cải thiện hẳn) Bác sĩ cho em hỏi đang dùng tretinon có đi lăn kim được không? Nếu có thì sau khi lăn chừng bao lâu thì có thể tiếp tục dùng tretinon lại? Vì em có ý định dùng tretinon chống lão hoá lâu dài. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
- 0 trả lời
- 988 lượt xem
Thưa bác sĩ, da em có rất nhiều mụn ẩn ạ. Bác sĩ cho em xin ít lời khuyên về skincare với ạ. Nên dùng toner, tinh chất trị mụn nào để trị hết mụn ẩn ạ ?. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1594 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang có ý định uống tinh bột nghệ với mật ong để chữa dạ dày. Nhưng em lại đọc một số thông tin là nghệ mật ong có thể gây nóng và lên mụn. Mặt em hiện tại đang có mụn sẵn rồi. Em sợ uống vào lại thêm mụn. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ! Cảm ơn bác sĩ!