1

Việc súc ruột có tác dụng trị mụn không?

Việc súc ruột có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe nhưng đối với việc trị mụn thì sao? Thực tế là việc này thường khiến cho da bị nhiều mụn hơn là giảm mụn, hơn nữa việc súc ruột quá thường xuyên còn gây ra thêm một số vấn đề sức khỏe khác.
Việc súc ruột có tác dụng trị mụn không? Việc súc ruột có tác dụng trị mụn không?

Tóm tắt:

  • Việc súc ruột giúp điều trị táo bón nhưng lại có thể làm cho mụn nặng hơn.
  • Lý do mà việc súc ruột từng được áp dụng để trị mụn là do có lời đồn rằng thức ăn có thể sót lại trong ruột và gây mụn.
  • Trong số hàng trăm ca nội soi đại tràng, bác sĩ không hề tìm thấy bằng chứng nào cho lời đồn trên.
  • Tuy nhiên, sức khỏe đường ruột đúng là có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da.
  • Việc bổ sung lợi khuẩn giúp rèn cho hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn bằng ít phản ứng viêm hơn.
  • Sau khi dùng thuốc lợi khuẩn hay ăn sữa chua trong hai tuần, sự thay đổi diễn ra đầu tiên là da sạch mụn.

Súc ruột là gì?

Súc ruột là quá trình dùng nước bơm vào cơ thể để loại bỏ phân cứng. Dụng cụ được dùng để súc ruột thường là một quả bóp hoặc một túi bóp chứa nước được gắn với một đoạn vòi liên kết với một ống tiêm. Ống tiêm được đưa vào hậu môn để súc ruột và nước được bơm vào từ quả bóp hoặc túi bóp đến thẳng trực tràng. Khi súc ruột, người dùng cần ngồi xổm, siết chặt mông. Khi hậu môn thả lỏng, nước sẽ chảy ra và đưa cả phân ra ngoài.

Có một số lí do khiến việc súc ruột được ứng dụng trong thủ thuật y khoa. Thứ nhất, súc ruột giúp làm lỏng phân cứng để giúp cho ruột co bóp dễ dàng hơn. Điều này đòi hỏi nước phải được giữ trong cơ thể lâu hơn, mông cần phải thít chặt trong khoảng 1 gờ đồng hồ để làm loãng phân. Việc này cũng giống như khi dùng các loại thuốc kích thích nhuận tràng. Lí do thứ hai là việc súc ruột có tác dụng kích thích chuyển động của ruột. Trước kia, việc súc ruột còn được tiến hành bằng cách cho thêm xà phòng castile vào nước nhưng điều này mặc dù kích thích sự co bóp của ruột nhưng lạigây viêm ruột. Việc thêm dầu khoáng vào nước cũng có tác dụng kích thích ruột co bóp nhưng lại gây ra tình trạng phân bị rỉ ra ngoài trong suốt 36 – 48 tiếng sau khi súc ruột.

Súc ruột cũng từng được tiến hành trước khi nội soi đại tràng hay phẫu thuật ruột tuy nhiên hiện nay phương pháp này đã không còn được dùng nữa. Lí do cho việc này có liên quan đến giải phẫu ruột.

Khi càng xuống gần hậu môn, ruột càng vặn xoắn và gấp khúc. Vì kết cấu này của ruột nên việc súc ruột thường loại bỏ được nhiều phân ở thành bên phải của ruột hơn là thành bên trái. Khi cần nội soi ruột để tìm ra vấn đề ở thành bên trái hay khi cần tiến hành phẫu thuật cho thành bên trái ruột thì các bác sĩ thường loại bỏ phân từ bên trên bằng cách cho bệnh nhân uống một lượng lớn dung dịch nhuận tràng ( khỏng 10 – 12 lít) trong vòng 48 giờ trước khi nội soi hoặc phẫu thuật. Do đó, hiện nay việc súc ruột trước khi nội soi hay phẫu thuật đã không còn được áp dụng nữa.

Súc ruột có lợi ích gì đối với việc trị mụn?

Sở dĩ việc súc ruột được áp dụng như một biện pháp trị mụn là do có thông tin rằng mụn trứng cá là do độc tố trong ruột gây ra do đó cần súc ruột để loại bỏ độc tố. Tuy nhiên, một sốbiện pháp đ thải độc ruột ví dụ như dùng hydrogen peroxide lại gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng trên da mặt và phương pháp rửa ruột bằng coffee thậm chí còn có thể gây tử vong.

Ngoài ra, vào thế kỉ 19, có một giả thuyết khác về nguyên nhân gây hiện tượng mụn trứng cá gọi là sự tự nhiễm độc. Vào thời gian này, khi chưa có thuật nội soi, mộtbác sĩ trị liệu người Nga tên là IlyaIllichMechnikov đã công bố giả thuyết nói trên, cho rằng đồ ăn có thể thối rữa trong đường ruột và tiết ra các chất độc gây mụn trên da. Do đó, việc rửa ruột đã trở nên phổ biến như một phương pháp đơn giản để điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng. Tuy nhiên, vào năm 1919, các bác sĩ đã thấy rằng đồ ăn không thể thối rữa trong ruột, kể cả khi bị táo bón nghiêm trọng.

Sau đó, giả thuyết của vị bác sĩ người Nga nói trên đã được chứng minh là sai nhưng điều này không có nghĩa là sức khỏe đường ruột không có liên quan đến sức khỏe của da. Trên thực tế, tác dụng trị viêm đến từnhững thứ mà bạn bổ sung vào đường ruột chứ không phải những thứ mà bạn loại bỏ đi.

Lợi khuẩn và mụn

Từ những năm 20 của thế kỉ 20, các bác sĩMỹ đã nhận thấy rằng mụn thường xuất hiện cùng lúc với sự căng thẳng thần kinh. Sau đó, vào thập niên 30, hai bác sĩ người Mỹ là John H. Stokes và Donald M. Pillsbury đã khám phá ra mối liên hệ giữa lợi khuẩn trong đường ruột đối với da và sự căng thằng thần kinh.

Hai bác sĩ trên cho biết rằng loại lợi khuẩn mà họ dùng để điều trị căng thẳng cũng có tác dụng trị mụn. Vào thời đó, men bia đã trở thành một phương pháp trị mụn phổ biến và thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, ở thời nay, các loại sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Phải đến 70 năm sau, vị bác sĩ trị liệu người Mỹ Whitney P. Bowe và bác sĩ da liễu người Canada Alan C. Logan mới lí giải được tại sao lợi khuẩn trong đường ruột lại có ích đối với da. Hóa ra, ở mụn trứng cá, các phản ứng viêm không phải do vi khuẩn mụn p. acnes gây ra. Hiện tượng sưng đỏ, ngứa thực chất là do hoạt động của hệ miễn dịch trong da gây ra để tiêu diệt vi khuẩn.

Khi lợi khuẩn được bổ sung vào cơ thể, hệ miễn dịch cũng tạo ra các phản ứng viêm để tấn công nhưng lại nhanh chóng nhận ra rằng những loại vi khuẩn này không gây hại cho đường ruột và không cần thiết phải tạo ra phản ứng viêm. Điều này cũng được áp dụng cho hệ miễn dịch trong da, do đó, mụn sẽ không còn viêm, ngứa hay sưng đỏ nữa và lượng bã nhờn gây bít lỗ chân lông cùng giảm đi.

Từ đó có thể kết luận rằng việc duy trì lợi khuẩn trong đường ruột giúp da sạch mụn và trái lại việc rửa ruột sẽ loại bỏ hết lợi khuẩn và gây hại cho da.

Cách dùng lợi khuẩn để trị mụn

Cách đơn giản và tiện lợi nhất để bổ sung lợi khuẩn là ăn sữa chua có chứa men sống hoặc uống các loại thuốc bổ sung lợi khuẩn dạng viên nang. Loại thuốc này có chứa một lượng lớn lợi khuẩn và lớp vỏ thuốc sẽ bảo vệ cho lợi khuẩn khi đi qua axit trong dạ dày, do đó sẽ có nhiều lợi khuẩn tới được đường ruột hơn so với khi ăn sữa chua. Nhưng nếu bạn thích ăn sữa chua hơn thì cần nhớ không được ăn sữa chua khi bữa ăn có súp vì loại thức ăn này thường ở trong dạ dày lâu hơn hoặc khi ăn đồ đắng vì khi dó dạ dày sẽ tạo ra nhiều axit hơn. Ngoài ra, việc chia nhỏ lượng sữa chua để ăn nhiều lần trong ngày sẽ có hiệu quả hơn là ăn hết trong một lần.

Lợi khuẩn không có khả năng làm mụn biến mất sau một đêm nhưng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt sau 2 tuần.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thải độc đường ruột có tác dụng trị mụn không?
Thải độc đường ruột có tác dụng trị mụn không?

Liệu làm sạch đại tràng có giúp làm sạch mụn? Trừ khi bằng cách nào đó có thể kiểm soát mụn trong đại tràng, thì còn lại câu trả lời là không, nhưng sức khỏe thực sự của ruột già là quan trọng đối với da của bạn.

Có ứng dụng trên điện thoại nào giúp chữa trị mụn không?
Có ứng dụng trên điện thoại nào giúp chữa trị mụn không?

Liệu có những phần mềm nào sử dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng ánh sáng xanh, đỏ để trị mụn không?

Thuốc kháng sinh có tác dụng trị mụn không?
Thuốc kháng sinh có tác dụng trị mụn không?

Hiện nay, do hiện tượng kháng kháng sinh mà nhiều loại kháng sinh vốn từng được dùng để trị mụn đã không còn tác dụng nữa.

Thuốc tránh thai có tác dụng trị mụn không?
Thuốc tránh thai có tác dụng trị mụn không?

Thuốc tránh thai có công dụng phổ biến là kiếm soát việc mang thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại thấy rằng khi dùng thuốc tránh thai, làn da của họ cũng có biến chuyển rõ rệt và việc dùng thuốc tránh thai đúng cách còn có thể trị được mụn tiền kinh nguyệt.

Khi việc diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes phản tác dụng
Khi việc diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes phản tác dụng

Nhiều sản phẩm chăm sóc da mụn được quảng cáo có thể diệt toàn bộ mầm mống vi khuẩn gây mụn P.acnes chỉ sau vài lần sử dụng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mụn có tái phát trở lại sau khi dừng uống Isotretinoin không?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  16531 lượt xem

Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?

Dùng aha crosrx có đẩy mụn được không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1133 lượt xem

Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Dùng tretinon có đi lăn kim được không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1012 lượt xem

Thưa bác sĩ, da em là da hỗn hợp thiên dầu, lỗ chân lông to, mụn nội tiết, mụn ẩn mức độ trung bình. Mỗi năm 1 mùa, đến hẹn lại lên da em lại biểu tình. Mụn lớn mụn bé thi nhau mọc đủ loại dai dẳng mãi không hết tầm 3-4 tháng thì nản quá nên em tìm tới Tretinon (em dùng loại như hình). Trộm vía sau khoảng 1 tháng dùng, sau thời gian đầu bong tróc kha khá thì em ổn dần. Tới giờ thì gần như hết 90% mụn, da tạm ổn, bong chút xíu nữa thôi. Tuy nhiên thì da vẫn không đều màu, thâm do mụn để lại khá nhiều + sần vỏ cam nhẹ + lcl to nên em có ý định đi lăm kim rồi dưỡng tiếp (em đã lăn 1 lần cách đây 1 năm và khá hợp, da cải thiện hẳn) Bác sĩ cho em hỏi đang dùng tretinon có đi lăn kim được không? Nếu có thì sau khi lăn chừng bao lâu thì có thể tiếp tục dùng tretinon lại? Vì em có ý định dùng tretinon chống lão hoá lâu dài. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Đang dùng sản phẩm trị mụn có nên uống thêm viên mát gan không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2336 lượt xem

Bác sĩ ơi, da em có mụn ẩn 2 bên má và các chú mụn khá to kia. Em đang dự định uống viên mát gan cho đời thêm tươi :) Edit : em đang trị mụn với các sp BHA, re rồi ạ, tình trạng mụn ẩn tiến triển khá tốt dưng mà e đang phân vân nên uống thêm cho da dẻ người ngợm mát mẻ không thôi ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em nhé. Em cảm ơn bác sĩ ạ!

Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  8 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2364 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2114 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1837 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 3 năm trước
 1504 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1271 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây