1

Thải độc đường ruột có tác dụng trị mụn không?

Liệu làm sạch đại tràng có giúp làm sạch mụn? Trừ khi bằng cách nào đó có thể kiểm soát mụn trong đại tràng, thì còn lại câu trả lời là không, nhưng sức khỏe thực sự của ruột già là quan trọng đối với da của bạn.
suc ruot co tac dung tri mun khong Thải độc đường ruột có tác dụng trị mụn không?

Tóm tắt bài viết:

  • Lời khẳng định của những sản phẩm rửa ruột hay thủy liệu pháp đại tràng đã được chứng minh là vô căn cứ.
  • Các sản phẩm làm sạch ruột không hề có bất kì công dụng thải độc nào nhưng lại khiến người dùng phải tiếp tục mua.
  • Tốc độ tiêu hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe và cách để chống táo bón là giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn.
  • Lợi khuẩn trong sữa chua (hay sữa và sữa đậu nành) có thể rèn cho hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn với ít phản ứng viêm hơn.
  • Vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp hạn chế mụn trên da – khi bạn làm sạch ruột, những vi khuẩn này cũng sẽ bị đẩy ra ngoài.

Việc làm sạch ruột có thực sự cần thiết?

Trong vòng hơn 50 năm gần đây, giới trị liệu bằng các phương pháp thay thế tại  Đức và Mỹ đã không ngừng ca ngợi lợi ích của việc làm sạch đường ruột. Trước khi thuật nội soi được ra đời, từng có thông tin cho rằng, khi ăn, vụ thức ăn có kích cỡ nhỏ và vừa sẽ không bị tiêu hóa hết mà mắc lại trên thành ruột. Những thức ăn này sẽ tích tụ lại dần dần, hình thành nên mỡ bụng và tiết ra “chất độc”, tấn công các cơ quan trong cơ thể.

Sau đó, sự ra đời của thuật nội soi đại tràng đã chứng minh thông tin trên là hoàn toàn vô căn cứ. Trong số hàng triệu ca nội soi, chưa từng có trường hợp nào được phát hiện là có thức ăn còn sót lại. Tuy nhiên, điều này cũng ngăn được những thông tin quảng cáo sai lệch tiếp tục được tungra.

Khi mọi người đều công nhận rằng những thông tin đó là sai, các công ty sản xuất sản phẩm làm sạch ruột lại bắt đầu chuyển hướng sang nói về “độc tố”. Theo họ, quá trình tiêu hóa chậm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men thức ăn, tiết ra độc tố gây hại cho toàn cơ thể và gây tích tụ mỡ thừa. Do đó, họ cho rằng nếu đường ruột được làm sạch mỗi ngày thì cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm thải độc ruột đều chỉ cung cấp được khoảng 1g chất xơ trong liều dùng mỗi ngày. Nếu như không hay ăn hoa quả hay rau xanh, lượng chất xơ này chỉ có thể tạo ra sự khác biệt không đáng kể trong chất thải của cơ thể (và đa số chúng ta chẳng ai muốn ăn rau xanh cả). Các sản phẩm này còn chứa một lượng rất nhỏ senna (thảo dược có tác dụng nhuận tràng), rễ đại hoàng, lô hội đăng svà một số chất nhuận tràng khác.Thế nhưng, những thành phần này lại không nhằm mục đích giúp đường ruột cơ bóp dễ dàng hơn mà chỉ làm cho đường ruột co rút và xì hơi, làm bạn lầm tưởng rằng đường ruột của mình đã được làm sạch.Và vì thế, người dùng sẽ tiếp tục mua và dùng những sản phẩm này.

Tốc độ tiêu hóa có quan trọng không?

Trên thực tế, tốc độ mà đồ ăn được tiêu hóa đúng là có ảnh hưởng đối với sức khỏe. Thức ăn được đẩy qua phần ruột dưới càng nhanh thì lượng calo được hấp thụ lại càng giảm, tuyến tụy sẽ sản sinh ra ít insulin hơn, do đó, lượng insulin trong máu cũng giảm và hạn chế được sự tích mỡ quanh vùng bụng.

Tuy vậy, để làm thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn thì việc dùng các sản phẩm làm sạch ruột hay các chất nhuận tràng lại không phải là giải pháp. Cách để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn là ăn ít đi.

Có một số loại thực phẩm có thể vừa giúp duy trì sức khoẻ đường ruột lại vừa giúp hạn chế mụn trên da.

Tác dụng của lợi khuẩn đối với đường ruột và làn da

Các vi khuẩn có lợi, đặc biệt là Lactobaccillusacidophhilous, có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh và khiến cho hệ miễn dịch tạo ra ít phản ứng viêm nhất có thể khi chống lại sự nhiễm khuẩn. Sự tác động này của lợi khuẩn lên hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một làn da sạch mụn.

Ngay cả khi lỗ chân lông không có vi khuẩn thừa, các phản ứng viêm vẫn có thể gây mụn. Lỗ chân lông khi viêm nhẹ hình thành nên mụn cám và mụn đầu đen.Các phản ứng viêm nặng hơn có thể dẫn đến mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm. Các phản ứng viêm không phải là do vi khuẩn gây ra mà là do hệ miễn dịch tạo ra khi nhận được tín hiệu hormone “báo động” từ làn da và những tín hiệu vẫn được tạo ra ngay cả khi tác nhân gây hại không phải là vi khuẩn. Loại hormone này được gọi là hormone kích thích corticotrophin và gây ra sự giải phóng interleukin-8 và histamin – tác nhân khiến da bị viêm. Do đó, hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá hủy luôn các tế bào da xung quanh.

Khi vi khuẩn Lactobacillus acidophilous được đưa vào đường ruột, hệ miễn dịch cũng sẽ bắt đầu chế độ tấn công. Tuy nhiên, do các dây thần kinh trên thành ruột không thể gửi đi “tín hiệu báo động” nên hệ miễn dịch sẽ không tiết ra các chất gây viêm. Sự tương tác này giữa hệ miễn dịch với lợi khuẩn trong đường ruột khiến cho hệ miễn dịch không phản ứng quá mức khi có sự tồn tại của vi khuẩn mụn trong lỗ chân lông. Kể cả khi bị căng thẳng, cơ thể cũng sẽ tạo ra ít chất gây viêm hơn và nhờ đó, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.Điều này có lợi cho cả cơ thểvà cả các lợi khuẩn Lactobacillus acidophilous trong đường ruột.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với các lợi khuẩn này khi đường ruột bị làm sạch?Khi đó, những lợi khuẩn này cũng sẽ bị đẩy hết ra ngoài.Chính vì vậy, việc làm sạch ruột hay tiến hành thủy liệu pháp đại tràng sẽ chỉ khiến cho tình trạng da trở nên xấu đi.

Vậy thì cần phải làm gì?

Nếu bạn đang bị táo bón, hãy cố gắng uống nhiều nước. Ngoài ra, cần dùng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn hoặc ăn sữa chua, sữa đậu nành có chứa lợi khuẩn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm đã qua tiệt trùng thì các vi khuẩn cả có hại và có lợi đều sẽ bị tiêu diệt và sẽ không còn có ích nữa. Bên cạnh đó, bạn nên ăn sữa chua cùng với bữa chính để axit trong dạ dày không thể tiêu diệt được lợi khuẩn. Đừng nên ăn sữa chua khi bữa ăn có súp, bởi món ăn thường có thời gian tiêu hóa khá lâu và do đó, lượng vi khuẩn còn sống sẽ giảm đi.

Ngoài ra, mặt nạ sữa chua cũng có ích cho da. Việc đắp mặt nạ sữa chua có chứa lợi khuẩn trong ít nhất là 30 phút có thể làm lỏng lớp tế bào chết tích tụ quanh chân lông nhờ tác dụng của acid lactic trong sữa chua. Tuy nhiên, khoảng thời gian 30 phút vẫn chưa đủ để các lợi khuẩn trong mặt nạ tác động lên hệ miễn dịch trên da mặt, vì thế bạn vẫn cần bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể để giảm thiểu các phản ứng viêm.

Xem thêm: cách trị mụn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thuốc tránh thai có tác dụng trị mụn không?
Thuốc tránh thai có tác dụng trị mụn không?

Thuốc tránh thai có công dụng phổ biến là kiếm soát việc mang thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại thấy rằng khi dùng thuốc tránh thai, làn da của họ cũng có biến chuyển rõ rệt và việc dùng thuốc tránh thai đúng cách còn có thể trị được mụn tiền kinh nguyệt.

Việc súc ruột có tác dụng trị mụn không?
Việc súc ruột có tác dụng trị mụn không?

Việc súc ruột có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe nhưng đối với việc trị mụn thì sao? Thực tế là việc này thường khiến cho da bị nhiều mụn hơn là giảm mụn, hơn nữa việc súc ruột quá thường xuyên còn gây ra thêm một số vấn đề sức khỏe khác.

Có ứng dụng trên điện thoại nào giúp chữa trị mụn không?
Có ứng dụng trên điện thoại nào giúp chữa trị mụn không?

Liệu có những phần mềm nào sử dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng ánh sáng xanh, đỏ để trị mụn không?

Thuốc kháng sinh có tác dụng trị mụn không?
Thuốc kháng sinh có tác dụng trị mụn không?

Hiện nay, do hiện tượng kháng kháng sinh mà nhiều loại kháng sinh vốn từng được dùng để trị mụn đã không còn tác dụng nữa.

Tác dụng trị mụn của thuốc tránh thai
Tác dụng trị mụn của thuốc tránh thai

Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng khi họ dùng thuốc tránh thai, da cũng đỡ mụn hơn. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ khác, thuốc tránh thai lại chỉ có tác dụng rất nhỏ lên làn da mụn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mụn có tái phát trở lại sau khi dừng uống Isotretinoin không?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  16531 lượt xem

Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?

Dùng aha crosrx có đẩy mụn được không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1133 lượt xem

Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Dùng tretinon có đi lăn kim được không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1012 lượt xem

Thưa bác sĩ, da em là da hỗn hợp thiên dầu, lỗ chân lông to, mụn nội tiết, mụn ẩn mức độ trung bình. Mỗi năm 1 mùa, đến hẹn lại lên da em lại biểu tình. Mụn lớn mụn bé thi nhau mọc đủ loại dai dẳng mãi không hết tầm 3-4 tháng thì nản quá nên em tìm tới Tretinon (em dùng loại như hình). Trộm vía sau khoảng 1 tháng dùng, sau thời gian đầu bong tróc kha khá thì em ổn dần. Tới giờ thì gần như hết 90% mụn, da tạm ổn, bong chút xíu nữa thôi. Tuy nhiên thì da vẫn không đều màu, thâm do mụn để lại khá nhiều + sần vỏ cam nhẹ + lcl to nên em có ý định đi lăm kim rồi dưỡng tiếp (em đã lăn 1 lần cách đây 1 năm và khá hợp, da cải thiện hẳn) Bác sĩ cho em hỏi đang dùng tretinon có đi lăn kim được không? Nếu có thì sau khi lăn chừng bao lâu thì có thể tiếp tục dùng tretinon lại? Vì em có ý định dùng tretinon chống lão hoá lâu dài. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Đang dùng sản phẩm trị mụn có nên uống thêm viên mát gan không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2336 lượt xem

Bác sĩ ơi, da em có mụn ẩn 2 bên má và các chú mụn khá to kia. Em đang dự định uống viên mát gan cho đời thêm tươi :) Edit : em đang trị mụn với các sp BHA, re rồi ạ, tình trạng mụn ẩn tiến triển khá tốt dưng mà e đang phân vân nên uống thêm cho da dẻ người ngợm mát mẻ không thôi ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em nhé. Em cảm ơn bác sĩ ạ!

Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  8 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2365 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2118 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1838 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 3 năm trước
 1505 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1272 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây