Khi việc diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes phản tác dụng
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Nếu mụn có khả năng kháng thuốc thì rất có thể đó không phải là mụn trứng cá mụn, mà đó là mụn do nấm men.
- Các loại kháng sinh trị mụn như clindamycin, tetracycline, minocycline, doxycycline,... sẽ không có tác dụng trong trường hợp này.
- Nếu bạn trên 30 tuổi mà vẫn chưa trị được mụn, hãy đến khám bác sĩ để kiểm tra liệu có phải da đã bị nhiễm nấm men hay không.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Y Konkuk, Hàn Quốc gần đây đưa ra một thông tin rằng việc diệt trừ toàn bộ vi khuẩn trên da chưa chắc đã là điều tốt.
Mối liên hệ thực sự giữa vi khuẩn gây mụn P.acnes và mụn trứng cá
Các vi sinh vật được tìm thấy phổ biến nhất trong các nốt mụn mủ là vi khuẩn gây mụn Propionibacterium. Các loại mụn do viêm như mụn mủ, mụn viêm hay mụn bọc đều được gây ra bởi vi khuẩn Propionibacterium. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại không phải thủ phạm gây viêm và kích ứng ở mụn. Hiện tượng sưng đỏ, ngứa và đau là do phản ứng của hệ miễn dịch với các vi khuẩn này. Tuy nhiên, vi khuẩn lại có khả năng tiết ra các chất có tên là chemotaxin để đẩy các phản ứng viêm quay ngược lại tác động lên làn da.
Xem thêm: cách trị mụn
Vi khuẩn mụn Propionibacterium chỉ là một trong số 2000 loài vi khuẩn sống trên da. Vi khuẩn mụn chỉ thực sự gây ra vấn đề khi nó bị mắc kẹt lai trong lỗ chân lông. Sự xâm nhập của vi khuẩn chỉ là bước đầu của quá trình hình thành mụn. Trước khi có vi khuẩn xâm nhập, trên da xảy ra một hiện tượng gọi là quá trình tích tụ sừng. Ở quá trình này, các tế bào da trên thành lỗ chân lông phát triển với một tốc độ rất nhanh làm lỗ chân lông thu hẹp, giữ lại dầu thừa và vi khuẩn mụn bên trong. Nếu quá trình này không diễn ra thì cũng sẽ không có sự nhiễm khuẩn.
Việc chống lại sự nhiễm khuẩn chỉ có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch đối với vi khuẩn. Vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều nếu loài vi sinh vật phát triển trong da là nấm men Malassezia.
Nấm men và mụn trứng cá
Malassezia là tên của một nhóm nấm men có thể phát triển ở trên da. Thông thường, vi sinh vật thuộc nhóm này không gây ra các vấn đề về da nếu chỉ tồn tại với số lượng nhỏ ở sâu trong lỗ chân lông và bình thường chúng cũng không hay xâm nhập vào lỗ chân lông. Nếu ở trong lỗ chân lông, chúng sẽ ăn dầu thừa. Dầu thừa do da tiết ra có chứa axit béo giúp bôi trơn cho da. Vi khuẩn nấm men phân hủy những axit béo này thành các loại axit béo khác có thể gây hại cho da.
Malassezia có thể phát triển ở bất kì đâu trên cơ thể nhưng thường ở vùng trán và ngực hơn là ở vùng mặt, chúng không bao giờ phát triển ở vùng má. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, mụn lại thường hay mọc ở má hơn là ở trán hay ngực.
Cũng theo nghiên cứu tại Hàn Quốc nói trên, vi khuẩn mụn thường không cùng tồn tại trong một lỗ chân lông. Malassezia thường chiếm chỗ propionibacterium do đó mụn mủ sẽ không được hình thành. Việc tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trên mặt có thể diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi giúp ngăn chặn vi khuẩn mụn xâm nhập lỗ chân lông.
Malassezia cũng có thể gây ra các vấn đề cho da mà thường là viêm nang lông. Malassezia thường xuất hiện ở những lỗ chân lông có lông mọc. Viêm nag lông thường không xảy ra trên mặt, đặc biệt là vùng trán.
Các loại mụn do vi khuẩn mụn gây ra thường xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên, trong khi mụn do sự xâm nhập của nấm men thường xảy ra ở người lớn hoặc trẻ nhỏ.
Không phải mụn mà là nấm men
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tin rằng nếu mụn có khả năng kháng thuốc thì đó không phải là mụn trứng cá. Đôi khi, nếu mụn không phản ứng với các phương pháp trị mụn thì đó có thể là mụn do nấm men. Điều này có nghĩa là để trị được các loại mụn này, chúng ta sẽ cần đến các loại thuốc diệt nấm thay vì thuốc kháng sinh.
Các loại kháng sinh trị mụn như clindamycin, tetracycline, minocycline, doxycycline,... thường không có tác dụng trị mụn trong những trường hợp này. Ngược lại, việc dùng các loại kháng sinh này để trị mụn sẽ tiêu diệt các đối thủ của nấm men, giúp chúng có thêm nhiều thức ăn hơn và phát triển càng nhanh khiến tình trạng da trở nên xấu đi.
Nếu bạn trên 30 tuổi mà vẫn chưa trị được mụn, hãy đến khám bác sĩ để kiểm tra liệu có phải da đã bị nhiễm nấm men hay không. Khi bị nhiễm Malassezia, da thường bị ngứa. Khả năng Malassezia xâm nhập ở vùng ngực, cánh tay, lưng, vai và cổ thường cao hơn so với vùng mặt.
Mụn gây ra bởi Malassezia thường có chứa mủ trắng hoặc vàng bên trong và thường mọc ở các nang lông. Loại mụn này thường có màu xanh hoặc trắng khi được soi dưới máy soi da.
Nếu bạn dùng sai phương pháp trị mụn, bạn sẽ có nguy cơ gặp các phản ứng không mong muốn. Nhiều người trưởng thành có mụn trên cơ thể hoặc trên mặt thường thực hiện những phương pháp không hiệu quả đối với họ. Nếu bạn chưa thể kiếm soát được mụn, đừng cố diệt trừ toàn bộ những vi khuẩn có trên da, mà chỉ diệt trừ những vi khuẩn có hại.
Các câu hỏi thường gặp về nhiễm nấm men
Câu hỏi 1: Những người nào thường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm men gây ra triệu chứng giống mụn trứng cá?
Đáp: Những bệnh nhân tiểu đường và những người tiếp nhận xạ trị hoặc hóa trị là những người dễ bị nhiễm nấm men. Các phương pháp điều trị Hội chứng Cushing, hội chứng Hodgkin, HIV hay việc dùng thuốc infliximab để trị hội chứng Brohn, suy giảm miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng cũng gây nguy cơ cao bị nhiễm nấm men. Việc dùng mỹ phẩm trang điểm, thuốc chống côn trùng hay kem chống nắng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men sinh trưởng.
Câu hỏi 2: Tôi có thể bị cả mụn trứng cá và nấm men không?
Đáp: Có, nhưng mỗi loại sẽ xảy ra ở những vị trí khác nhau trên cơ thể.
Câu hỏi 3: Có loại sản phẩm trị mụn nào làm tình trạng nhiễm nấm trở nên nặng hơn không?
Đáp: Có. Tetracycline sẽ làm tình trạng nhiễm nấm men nặng hơn.
Câu hỏi 4: Có phương pháp nào có thể trị nấm men tại nhà không?
Đáp: Các phương pháp siêu mài mòn da (Microdermabrasion) hay các sản phẩm tẩy da chết có chứa BHA (axit salicylic) sẽ giúp lỗ chân lông bị nhiễm nấm mở ra. Nếu bạn dùng vải tẩy da chết, bạn nên tiệt trùng sau mỗi lần dùng để không khiến da nhiễm khuẩn trở lại.
Có đến gần một nửa số bệnh nhân trứng cá đỏ (roacea) gặp phải một vấn đề về sức khỏe liên quan đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non, gọi tắt là SIBO.
Đôi khi, ngay cả những sản phẩm trị mụn tuyệt vời nhất cũng có thể có tác dụng phụ gây hại cho da.
Phân tử hạt nano là một khái niệm mới trong điều trị mụn và đang dần trở thành công cụ thu hút người mua của các hãng mỹ phẩm.
Chắc hẳn đa số chúng ta không ai lại nghĩ vi khuẩn gây mụn có lợi cả.
Rất nhiều sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mụn p. acnes nhưng một số trong đó lại hủy diệt cả các tế bào da.
- 4 trả lời
- 36466 lượt xem
Tôi vừa bắt đầu uống Isotretinoin và muốn biết là uống mấy tuần thì bắt đầu có hiệu quả, vì tôi đọc nhiều thông tin nói thời gian đầu thậm chí mụn còn nặng hơn. Và tôi có phải kiêng gì không trong thời gian uống Iso?
- 3 trả lời
- 17459 lượt xem
Tôi sắp kết thúc liệu trình uống Isotretinoin, nhưng tôi lo rằng mình đã quá phụ thuộc vào nó và tôi sợ mụn của tôi sẽ quay trở lại. Liệu mụn có tái phát sau đó không?
- 4 trả lời
- 20082 lượt xem
Tôi nghe các bác sĩ nói cần uống Isotretinoin 5 - 6 tháng mới đủ liệu trình, vậy sau khi dừng uống bao lâu thì tôi có thể làm các kỹ thuật thẩm mỹ khác trên mặt như laser hoặc trị sẹo lõm. Và cần phải uống đủ liệu trình 5-6 tháng mới đạt hiệu quả trị mụn hay sao?
- 0 trả lời
- 925 lượt xem
Bác sĩ tưa vấn giúp tôi với ạ! Đợt trước tôi bị mụn có đi bác sĩ da liễu uống thuốc 5 tháng cũng đỡ nhưng ko hết với chi phí gần 5tr/tháng uống thuốc(ko kê mỹ phẩm gì hết). Tôi không đủ tiền điều trị nữa nên dừng.Gần đây do uống thuốc bệnh khác nên mặt tôi lại nổi lên lại và nhiều nhất là 2 bên hàm lan xuống cổ ạ, ngứa lắm mà ko dám đụng vào. Tôi đang dùng srm kiehl's buổi tối và sáng là srm eucerin .Ngoài ra,da quá nhạy cảm chưa dám và biết phải dùng gì thêm cho đỡ nữa ạ. Mông bác sĩ chỉ giúp tôi, cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1250 lượt xem
Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!