Khi các sản phẩm trị mụn phản tác dụng
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Bác sĩ Murad có nhiều sản phẩm rất tốt cho da nhưng bạn không nên mua các sản phẩm có chứa hydroquinone.
- Hydroquinone có thể gây khô da, bong da và một số hiện tượng kích ứng nhẹ.
- Kem có chứa hydroquinone cũng có thể khiến da bị mất đi màu tự nhiên hoặc gây rối loạn sắc tố da.
- Các sản phẩm có chứa arbutin hay kojic có thể sẽ phù hợp hơn cho bạn.
Giới thiệu
Ngay cả những công thức tốt nhất cũng có thể chứa những thành phần không có tác dụng hoặc gây các tổn thương không mong muốn cho da. Có thể 99.9% người dùng một sản phẩm nào đó đều nhận được kết quả tốt nhưng 0.1% còn lại lại không được may mắn như vậy. Và đó chính là vấn đề xảy đến với người dùng các sản phẩm trị mụn của hãng Murad.
Bác sĩ Howard Murad là một trong những chuyên gia da liễu được biết đến nhiều nhất hiện nay. Bác sĩ Murad là một giáo sư y khoa của trường Y Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles, ông nổi tiếng về các công trình nghiên cứu về những sản phẩm dưỡng da dành cho nhiều vấn đề da khác nhau.
Được tạp chí Elle mệnh danh là “thiên tài sắc đẹp”, bác sĩ Murad đã xuất hiện tại rất nhiều chương trình TV và là tác giả của bốn cuốn sách: The Murad Method (2003), Wrinkle-Free Forever: The 5-Minute 5-Week Dermatologist’s Program (2004), The Cellulite Solution (2005), và The Water Secret: the Cellular Breakthrough to Look and Feel 10 Years Younger (2010).
Cuốn sách “The Water Secret: the Cellular Breakthrough to Look and Feel 10 Years Younger” đã đứng nhất trong danh sách các sách bán chạy nhất tại Mỹ và được xuất bản tại Việt Nam với tựa đề “Bí mật của nước – Công nghệ đột phá tế bào giúp bạn trẻ hơn 10 tuổi”.
Các phương pháp chăm sóc da của bác sĩ Murad đều rất tuyệt vời tuy nhiên, có một vấn đề đó là những phương pháp này thường không phù hợp cho da châu Á. Nhiều sản phẩm của Murad có công dụng làm sáng da với hydroquinone.
Hydroquinone là gì và có công dụng như thế nào?
Hydroquinone là một axit hữu cơ rất nhẹ. Từ xa xưa, tại Trung Quốc, Hydroquinone đã được chế tạo bằng cách cho mangan vào phẩm màu aniline. Từ đó, hỗn hợp này đã làm nên cuộc cách mạng trong ngành nhuộm vải nhờ có công dụng nhuộm vải số lượng lớn với các màu như tím và màu cẩm quỳ.
Ở những quốc gia khác, hydroquinone được làm ra từ benzene, quá tình sản xuất cho ra thành phẩm là hydroquinone và aceton hay còn được biết đến là nước tẩy móng tay hiện nay.
Khi được bôi lên da, hydroquinone được hấp thụ vào các tế bào biểu bì tạo sắc tố (melanocytes). Trong những tế bào này, nó kết hợp với enzyme tyrosinase. Qua một loại các phản ứng hóa học, hỗn hợp hydroquinone và tyrosinase biến thành chất kích hoạt quá trình sản sinh ra các kháng nguyên phá hủy mô của hệ miễn dịch trên da. Những kháng nguyên này phá hủy tế bào biểu bì tạo sắc tố và khi các tế bào này không còn, da sẽ trở nên sáng hơn.
Sau khi mụn được chữa khỏi, hydroquinone có tác dụng làm mờ các đốm thâm để lại trên da. Các đốm thâm thường biến mất hoàn toàn sau 4 – 12 tháng. Giống như nhiều sản phẩm làm thay đổi sắc tố da, hydroquinone cũng có một số tác dụng phụ.
Xem thêm: cách trị mụn
Tác dụng của hydroquinone thường bị mất đi nếu dùng chung với các sản phẩm nhuộm da hay khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời quá lâu. Ánh nắng mặt trời cũng có thể làm các vùng da tối màu quay trở lại dù đã được chữa khỏi. Kem có chứa hydroquinone cũng có thể khiến da bị mất đi màu tự nhiên.
Hydroquinone có thể gây khô da, bong da, và một số hiện tượng kích ứng nhẹ. Ngoài ra, hydroquinone còn gây nổi mẩn trên màng kết - lớp màng bên trong mí mắt. Bên cạnh đó, đối với người Châu Á, hydroquinone còn có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
Hydroquinone và bệnh Ochronosis (rối loạn sắc tố da xám xanh)
Ở những người mắc bệnh rối loạn sắc tố da Ochronosis, hệ miễn dịch không chỉ tiêu diệt các tế bào biểu bì tạo sắc tố. Các tế bào này thường làm lây sắc tố xanh và đen sang các mô xung quanh. Ở người mắc ochronosis, collagen trong sụn cũng có thể bị phá vỡ và bị thay thể bởi hydroxyapatite, một hợp chất khoáng có trong xương. Hiện tượng chuyển màu da có thể là vĩnh viễn và nằm sâu dưới da.
Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do lỗi ở quá tình tạo ra enzyme tyrosinase trong di truyền. Rối loạn sắc tố da do di truyền được gọi là Rối loạn sắc tố da nội sinh.
Người Châu Á, đặc biệt là người Nhật Bản, bệnh rối loạn sắc tố da nội sinh thể nhẹ có thể trở nên nặng hơn khi kết hợp với Rối loạn sắc tố da ngoại sinh do dùng hydroquinone. Ngay cả khi sản phẩm chỉ chứa 2% hydroquinone cũng có thể làm hay đổi màu da vĩnh viễn. Tỉ lệ người gặp phải hiện tượng này là 1/25000.
Hỏi ý kiến bác sĩ về rối loạn sắc tố da
Trong một bài viết về điều trị tăng sắc tố da sau viêm bằng hydroquinone không kê đơn của nhóm các bác sĩ da liệu tại bệnh viện Sinai, New York có đoạn: “Vì steroid không nên được trong thời gian dài, nên trong nhiều trường hợp, bạn nên cẩn thận khi dùng một loại kem hydroquinone có chứa steroid.
Nếu hiện tượng tăng sắc tố da sau viêm chỉ gây ra một vài vấn đề, trị liệu theo vùng có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, khi hiện tượng tăng sắc tố da sau viêm gây ra nhiều vấn đề cùng lúc, trị liệu toàn diện sẽ phù hợp hơn. Các vấn đề cần lưu ý về hydroquinone chỉ bào gồm hiện tượng kích ứng không thường xuyên, hiện này này có thể được chữa khỏi bằng các loại kem có chứa steroid. “
Chỉ có khoảng 25 ca mắc rối loạn sắc tố ngoại sinh hàng năm ở Mĩ,
Vậy có nên dùng các sản phẩm trị mụn của Murad không?
Các sản phẩm Murad được sản xuất với công thức cho phép người dùng có thể sử dụng thoải mái mà không cần có sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị dùng một sản phẩm có chứa hydroquinone của Murad, bạn nên tự tìm hiểu về một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải.
Murad có nhiều sản phẩm rất tốt nhưng bạn không nên mua các sản phẩm có chứa hydroquinone. Các sản phẩm có chứa arbutin hay kojic có thể sẽ phù hợp hơn cho bạn.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da mụn được quảng cáo có thể diệt toàn bộ mầm mống vi khuẩn gây mụn P.acnes chỉ sau vài lần sử dụng.
Phân tử hạt nano là một khái niệm mới trong điều trị mụn và đang dần trở thành công cụ thu hút người mua của các hãng mỹ phẩm.
Bài viết này tổng hợp những câu được hỏi nhiều nhất xung quanh vấn đề đàn ông và mụn.
Nếu như benzoyl peroxide được coi là chất trị mụn được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới thì isopropyl alcohol là chất đứng ở vị trí thứ hai.
Sử dụng virus để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn là một hướng đi thú vị trong điều trị mụn trứng cá.
- 0 trả lời
- 937 lượt xem
Bác sĩ tưa vấn giúp tôi với ạ! Đợt trước tôi bị mụn có đi bác sĩ da liễu uống thuốc 5 tháng cũng đỡ nhưng ko hết với chi phí gần 5tr/tháng uống thuốc(ko kê mỹ phẩm gì hết). Tôi không đủ tiền điều trị nữa nên dừng.Gần đây do uống thuốc bệnh khác nên mặt tôi lại nổi lên lại và nhiều nhất là 2 bên hàm lan xuống cổ ạ, ngứa lắm mà ko dám đụng vào. Tôi đang dùng srm kiehl's buổi tối và sáng là srm eucerin .Ngoài ra,da quá nhạy cảm chưa dám và biết phải dùng gì thêm cho đỡ nữa ạ. Mông bác sĩ chỉ giúp tôi, cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1121 lượt xem
Thưa bác sĩ, hiện cháu đang là học sinh không đủ điều kiện để đi da liễu ạ. Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ! Da cháu là da dầu và nhảy cảm ạ. Vì chưa tìm hiểu kĩ nên hơn 1 năm trước cháu có dùng rượu thuốc, sau đấy da đẹp được 6 tháng thì bắt đầu nổi mụn lại. Cháu có đi spa nặn mụn được 2 tuần mụn lại lên tiếp và tiếp theo cháu có dính tới ĐỒ TRỘN, khi biết thì cháu ngưng liền 2 tháng nay chỉ dùng srm Simple và không dùng thêm gì nữa ạ. Cháu có tìm hiểu thì thấy mọi người review khá tốt về 2sp dưới, hiện da cháu có thể dùng 2sp dưới không ạ? Bác sĩ có thể chỉ giúp cháu cách dùng hiệu quả nhất và cháu có nên dùng kem dưỡng ẩm đi kèm không ạ? Da cháu hiện có nhiều mụn nhưng lại không có nhân ạ.
- 0 trả lời
- 741 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi, em vừa mới đi nặn mụn về thì nên dùng sản phẩm gì điều trị ạ? Da em là da hỗn hợp thiên dầu. Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1374 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi, không hiểu em bị thâm mụn với lại ở mũi có nổi mụn đầu đen hay sợi bã nhờn j em cũng ko biết nữa. Hiện em đang xài srm floslek vào mỗi tối. Differin để chấm mụn ẩn, với lại megaduo để trị thâm mụn. Bác sĩ thấy em dùng các sp trên có ổn không ạ? Và bác sĩ có biết sản phẩm gì tốt phù hợp với da dầu cực kì nhạy cảm của em thì chỉ cho em với ạ!
- 0 trả lời
- 916 lượt xem
Thưa bác sĩ, da tôi hiện tại như hình. Tôi đang tính dùng tretinion 0,1% hoặc vitamin c 20% của obagi thì có được không ạ? Mong bác sĩ chỉ giúp tôi cách dùng hoặc một sản phẩm nào để khắc phục làn da này của tôi ạ! Cảm ơn bác sĩ!