Mặt lợi của vi khuẩn gây mụn p.acnes
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra biện pháp ngăn chặn sự phát triển của ung thư hắc tố bằng cách tiêm vi khuẩn gây mụn p.acnes vào cơ thể.
- Ngoài ra, khi tồn tại với số lượng nhỏ, vi khuẩn p.acnes còn có tác dụng bảo vệ cho da.
- Khi bôi kem chống nắng để ngăn ngừa ung thư hắc tố, bạn cần bổ sung thêm vitamin D, đặc biệt vào mùa đông.
Thách thức trong việc điều trị ung thư hắc tố
Hiện nay, tại Mỹ, Israel, và Úc, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh ung thư da. Hầu hết các thể ung thư da đều không phải bệnh ác tính, có nghĩa là chúng thường không di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, ung thư hắc tố có thể đi qua lớp da bên dưới, lan đến hạch bạch huyết và phổi. Một khi ung thư hắc tố gây loét da và lan đến bộ phận khác, nó sẽ trở nên rất khó chữa trị, và 30% bệnh nhân ở giai đoạn này thường được chẩn đoán chỉ có thể sống thêm 5 năm.
Trước đây, ung thư hắc tố là một thể hiếm xảy ra của ung thư, tuy nhiên hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc phải bệnh này. Bất cứ người nào cũng có nguy cơ mắc ung thư hắc tố nhưng người da trắng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 20 lần so với người có màu da khác. Ung thư hắc tố thường xảy ra trước 55 tuổi.
Xem thêm: cách trị mụn
Vi khuẩn gây mụn và ung thư hắc tố
Nhờ theo dõi phản ứng của vi khuẩn đối với tình trạng viêm mụn, các nhà khoa học Nhật Bản đã khám phá ra phương pháp trị ung thư hắc tố bằng cách tiêm vi khuẩn gây mụn p.acnes vào trong cơ thể người bệnh. Hiện tượng sưng đỏ, ngứa, chảy mủ hay đau đớn khi bị mụn thường không phải do vi khuẩn p.acnes gây ra. Vi khuẩn p.acnes tiết ra các chất hóa ứng động để chuyển hướng tấn công của hệ miễn dịch từ vi khuẩn lên những mô da xung quanh. Vì thế, chính hệ miễn dịch là nguyên nhân gây tổn thương da.
Việc tiêm phòng để ngăn ngừa ung thư hắc tố đã được áp dụng từ rất lâu. Từ hàng trăm năm trước, các bác sĩ đã điều trị ung thư hắc tố bằng một loại chất độc có tên là chất độc Coley. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu về ung thư đã phát triển một loại vắc-xin dành cho ung thư hắc tố với tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch chiến đấu chống lại ung thư. Những loại vắc-xin này đã thành công giảm được số bệnh nhân mắc ung thư hắc tố giai đoạn cuối từ 95% xuống còn 70%.
Các nhà khoa học Nhật Bản hi vọng rằng loại vắc-xin sử dụng vi khuẩn mụn p.acnes sẽ có tác dụng chuyển hướng tấn công của hệ miến dịch trực tiếp lên khối u, thay vì tạo ra các kháng thể và đưa chúng đi khắp cơ thể qua đường máu.
Kết quả của loại vắc-xin mới
Để kiểm nghiệm phương pháp này, các nhà khoa học tiêm các mô ung thư hắc tố vào vùng bụng của chuột bạch. Các tế bào ung thư sinh sôi rất nhanh và tạo nên khối u. Sau đó các nhà khoa học tiến hành tiêm vi khuẩn gây mụn p.acnes vào khối u để xem liệu chúng có thể gây ra các phản ứng viêm không.
Khi phát hiện vi khuẩn, hệ miễn dịch của chuột gửi đi các tế bào tua (dendritic cell) để tiêu diệt vi khuẩn. Lúc này, tế bào tua - những tế bào bạch cầu có hình dạng giống nhánh cây, sẽ vươn các nhánh ra xung quanh và bao lấy vi khuẩn gây mụn sau đó ăn những vi khuẩn này.
Trong quá trình ăn vi khuẩn, những tế bào bạch cầu này còn tiết ra các chất xâm nhập vào khối u hắc tố. Tế bào tua lúc này coi khối u như lớp da bị nhiễm khuẩn mụn và bắt tấn công khối u. Có cơ chế hoạt động giống với hệ miễn dịch ở người, chỉ khác là thay vì tấn công da, hệ miễn dịch ở chuột tấn công khối u hắc tố.
Kết quả đạt được cuối cùng rất đáng kinh ngạc. Không cần đến xạ trị hay hóa trị hay bất kì phương pháp nào khác, kích thước khối u giảm được đến 70 – 90%. Điều này cho thấy, với sự tham gia của vi khuẩn p.acnes, hệ miễn dịch có thể tự tiêu diệt khối u mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
Vi khuẩn gây mụn không hoàn toàn có hại
Một nghiên cứu tiến hành tại Tây Ban Nha đã khám phá ra rằng những người di cư từ Mỹ Latin thường có nguy cơ bị mụn cao hơn và nguy cơ bị ung thư hắc tố thấp hơn. Kết quả của nghiên cứu này không chứng minh được rằng mụn trứng cá có khả năng tạo ra đề kháng đối với ung thư hắc tố nhưng rõ ràng là vi khuẩn gây mụn p.acnes có thể có ích chứ không chỉ gây mụn.
Khi tồn tại với số lượng nhỏ, vi khuẩn p.acnes có thể giúp cho da hồi phục khỏi các tác động từ bên ngoài. Khi da bị kích ứng, vi khuẩn p.acnes sản sinh ra một loại nội tiết có tên là Yếu tố giải phóng corticotrophin. Đây cũng là loại nội tiết khiến cho tuyến thượng thận tiết ra hormone gây stress. Ở trên da, corticotrophin sản sinh ra các yếu tố kích thích da tiết nhiều dầu hơn. Lượng dầu này có tác dụng bôi trơn cho da, giúp da không dễ bị xước hay đứt và làm cho da đàn hồi hơn. Tuy nhiên, lượng dầu thừa lại cần phải được làm sạch khỏi da.
Vi khuẩn gây mụn p.acnes sống nhờ vào việc ăn lượng dầu trên da và tiết ra các axit béo kháng viêm. Do đó, khi tồn tại với số lượng nhỏ, vi khuẩn p.acnes còn có tác dụng bảo vệ cho da.
Chỉ khi da phát triển quá nhanh đến mức làm bít lỗ chân lông, giữ lại cả vi khuẩn và dầu thừa, hệ miễn dịch mới phản ứng lại và gây ra mụn. Bên cạnh đó, các vi khuẩn gây mụn kháng kháng sinh cũng là tác nhân gây hại cho da.
Vitamin D
Hầu hết những người có nguy cơ mắc ung thư hắc tố cao – thường là những người da trắng, mắt xanh và tóc đỏ - đều nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ da khi đi dưới nắng để ngăn ngừa các phản ứng viêm trên da - tác nhân gây ung thư hắc tố. Nếu bạn đang trong quá trình trị mụn, đây cũng là việc bạn nên làm để ngăn các vết thâm xuất hiện trên da sau khi hết mụn.
Mặc dù có thể giúp ngăn ngừa ung thư hắc tố và ngăn chặn sự xuất hiện của các vết thâm sau mụn nhưng việc bôi kem chống nắng lại giảm khả năng hấp thu vitamin D của da. Do đó, nếu bạn đang dùng các loại kem chống nắng để bảo vệ da, bạn nên bổ sung thêm vitamin D, khoảng 1000 IU đến 5000 Iu mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa đông.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da mụn được quảng cáo có thể diệt toàn bộ mầm mống vi khuẩn gây mụn P.acnes chỉ sau vài lần sử dụng.
Có đến gần một nửa số bệnh nhân trứng cá đỏ (roacea) gặp phải một vấn đề về sức khỏe liên quan đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non, gọi tắt là SIBO.
Rất nhiều sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mụn p. acnes nhưng một số trong đó lại hủy diệt cả các tế bào da.
Vi khuẩn Proprionibacterium, hay p. acnes là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra mụn trứng cá. Mỗi người chúng ta đều có đến hàng tỉ vi khuẩn p. acnes trên da.