Tỷ lệ vàng của khuôn mặt Á Đông
Ngày nay, các loại phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ gương mặt như “biến mặt to thành mặt nhỏ”, “độn cằm V-line” đang trở nên phổ biến hơn, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó và không phải ai cũng có thể áp dụng được. Bởi vì cái đẹp không thể được đánh giá một cách chủ quan, mà cái đẹp cần được đặt lên “bàn cân” với các chỉ số, tiêu chuẩn cụ thể - được gọi là tỷ lệ vàng của khuôn mặt. Bạn biết được bao nhiêu tiêu chuẩn thẩm mỹ của một gương mặt phương Đông? Giống như xu hướng “má hồng” từng là tiêu chuẩn nét đẹp một thời thì nay đã được thay thế bằng những gương mặt châu Á với làn da trắng thanh tú, bóng mượt và xinh đẹp.
Một khuôn mặt cân đối, gần với tỷ lệ vàng khi đáp ứng đủ các thông số như 1/5 dọc, 1/3 ngang, “4 cao 3 thấp” và các bộ phận trên gương mặt (mắt, mũi, miệng,…) phải có sự kết hợp hài hòa.
Tỷ lệ 1/5 dọc
Chia chiều ngang của khuôn mặt thành 5 phần bằng nhau, bắt đầu từ mép chân tóc mai tới đuôi mắt ngoài, từ đuôi mắt ngoài đến khóe mắt trong. Tương tự với bên mặt còn lại. Chúng ta sẽ thấy các phần đó bằng nhau (tỉ lệ 1:1:1:1:1)
Ngày nay, có thêm một tiêu chuẩn nữa là 0,8:1:1,2:1:0,8.
Tỷ lệ 1/3 ngang
Chia chiều dọc của khuôn mặt thành 3 phần bằng nhau, bắt đầu từ rìa chân tóc trán đến đường chân mày, từ đường chân mày đến đầu nhân trung, và từ nhân trung đến cằm. Chúng ta sẽ thu được tỉ lệ 1:1:1.
Gần đây tỉ lệ ngang này có sự thay đổi ở tiêu chuẩn thẩm mỹ gương mặt nữ tại Hàn Quốc là 1:1:0,9~0,8, vì họ cho rằng tỷ lệ này giúp gương mặt trông trẻ hơn.
Tiêu chuẩn “4 cao 3 thấp”
Bốn cao: trán - chóp mũi - mấu lồi môi - cằm cao.
Ba thấp: điểm gốc mũi thấp (giữa 2 mắt giao với đường thẳng mũi trán) , rãnh nhân trung thấp, khu vực nhỏ bên dưới môi dưới thấp.
Mở rộng ngón trỏ và đặt ngón trỏ như trong hình. Chóp mũi, môi và cằm có thể chạm ngón tay, nghĩa là ngón tay chạm tới 3 trong 4 điểm cao của gương mặt. Nếu điểm gốc mũi thấp, rãnh nhân trung và vùng lõm dưới môi dưới không chạm vào ngón trỏ, thì được coi là 3 điểm thấp. Các đặc điểm như vậy được coi là tỉ lệ vàng.
Mắt – được ví như cửa sổ tâm hồn, vẻ đẹp nằm ở thần khí của đôi mắt
Tiêu chuẩn mắt đẹp:
- Khoảng cách giữa 2 mắt góc trong = ⅓ khoảng cách giữa 2 mắt góc ngoài = chiều dài 1 mắt.
- Khoảng cách giữa mí mắt trên với lông mày là 10mm.
- Khoảng cách khe mắt trên dưới khoảng 10 ~ 12,5 mm, khoảng cách khe mắt trái phải khoảng 30~34 mm.
- Đường kính giác mạc khoảng 12-13,6 mm, tỷ lệ để lộ giác mạc khoảng 60-80%.
- Góc mắt trong khoảng 48o-55o, góc mắt ngoài khoảng 60o-70o
Những loại mắt được coi là không hoàn hảo: mắt một mí, mắt phượng hoàng (ở phụ nữ, đôi mắt hơi xếch lên 1 chút – được coi là đẹp theo quan điểm thẩm mỹ truyền thống của Trung Quốc), mắt có đuôi mắt cụp xuống, khoảng cách giữa 2 mắt quá rộng hoặc quá hẹp.
Các phương án thẩm mỹ được khuyến nghị: cắt mí đôi, mở rộng góc mắt, loại bỏ bọng mắt, loại bỏ quầng thâm mắt, làm đầy mí mắt trên bị trũng, xóa nếp nhăn mí dưới.
Mũi – được ví như ông vua của khuôn mặt, vẻ đẹp nằm ở sự ngay thẳng
Tiêu chuẩn mũi đẹp:
- Chiều dài mũi bằng ⅓ chiều dài khuôn mặt
- Chiều cao của sống mũi (chỗ gần gốc mũi) không nhỏ hơn 9mm, ở nữ thường là 11mm.
- Chiều cao của chóp mũi tương đương với ½ chiều dài mũi
- Góc mũi môi: 90o-120o
- Góc mũi trán thường là 120o
Các loại mũi được coi là không hoàn hảo: mũi ngắn, mũi dài, mũi to, mũi gồ, mũi thấp, mũi hếch nhiều (lộ nhiều lỗ mũi), mũi đại bàng.
Các phương pháp thẩm mỹ khuyến nghị: nâng mũi, chỉnh sửa mũi gồ, chỉnh sửa mũi khiếm khuyết, tạo hình cánh mũi, cắt bỏ sụn mũi,..
Môi – được ví như chiếc cung của thần tình yêu, vẻ đẹp nằm ở sự căng mọng
Tiêu chuẩn môi đẹp:
- Độ dày môi trên khoảng 5-8 mm, môi dưới khoảng 10-13 mm, tỷ lệ độ dày môi trên bằng ⅔ môi dưới.
- Chiều rộng của miệng bằng khoảng cách giữa 2 đồng tử, đường thẳng đứng đi qua khóe miệng sẽ đi qua tâm đồng tử.
- Khoảng cách giữa 2 khóe miệng = 3/2 khoảng cách giữa 2 góc mắt trong.
- Môi – chóp mũi – cằm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
Các loại môi không đẹp: bệnh miệng khổng lồ, khẩu hình quá nhỏ, môi trên quá rộng, đôi môi quá dày, môi xếp lớp, đường viền môi không rõ.
Các phương án thẩm mỹ khuyến nghị: làm đầy môi, cải thiện môi dày thành môi mỏng hơn, tạo hình mấu lồi môi, làm mờ/ xóa nếp nhăn môi.
Cằm – được ví như bộ phận vàng của gương mặt, vẻ đẹp nằm ở độ nhô và độ dài
Tiêu chuẩn chiếc cằm đẹp:
- Tỷ lệ chiều dài từ mũi đến môi trên so với chiều dài từ mũi đến đáy cằm là 1:1,618
- Rãnh môi-cằm sâu khoảng 4mm
Các loại cằm không đẹp: cằm quá dài, cằm quá ngắn, cằm quá vênh, cằm lẹm, cằm bất đối xứng.
ĐỌC THÊM: Top các bác sĩ thẩm mỹ uy tín tại Hà Nội, TP.HCM
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Mũi là nhân tố nằm ở vị trí trung tâm của khuôn mặt, góp phần tạo nên thần thái và đường nét thanh thoát trên gương mặt mỗi người.
Trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi, chắc hẳn chị em nào cũng băn khoăn trăn trở về những bí kíp để có được kết quả thật đẹp.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Hoạt động thể thao mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp chúng ta có được thân hình cân đối, tăng cường sức khỏe mà còn giúp thư giãn, cải thiện về mặt tinh thần.
Mỗi sắc tộc lại có những đặc điểm cấu trúc giải phẫu và hình dạng mũi riêng.
- 3 trả lời
- 1562 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật nâng mũi được 3 ngày nhưng rất mệt mỏi với tình trạng rỉ dịch ghê gớm này, bây giờ không còn chảy máu nữa mà là chảy dịch nhầy nhầy, và trán thì có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu.
- 2 trả lời
- 3703 lượt xem
Tôi nâng mũi đã được 25 ngày (cắt bướu gồ, nâng đầu mũi quặp, chỉnh sửa đuôi vách ngăn lệch và chỉnh hình lỗ mũi). Từ khoảng 2 tuần sau phẫu thuật tôi bắt đầu bị chảy dịch nhầy có màu vàng, hơi xanh xanh, có vẻ như từ đầu mũi. Mũi tôi vẫn sưng, hơi đỏ, nhưng không đau gì cả, tôi cũng không bị sốt. Phải 10 ngày nữa tôi mới gặp được bác sĩ. Có thể làm gì để cải thiện được không?
- 3 trả lời
- 7216 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi thấy có dịch lỏng màu vàng chảy ra ở chỗ vết khâu vì thế tôi thử matxa mũi vì biết điều đó sẽ giúp dịch lỏng chảy ra dễ hơn, nhưng sau đó khi thức dậy mũi lại bị sưng to lên. Tình trạng này có nguy hiểm không và có cách nào chữa khỏi được không?
- 3 trả lời
- 1857 lượt xem
Tôi đã nâng mũi đặt silicone được 10 năm nhưng từ 2 tháng trước đến giờ tôi bị mọc một cục mụn to có chảy dịch vàng ở trên sống mũi, trông như bị áp xe. Không thấy đau mà chỉ ngứa. Bác sĩ nói đó không phải là silicone đùn lòi ra, ông ấy cho tôi uống và bôi kháng sinh trong suốt 2 tháng qua nhưng không đỡ. Vậy liệu có phải silicone tôi đặt bị nhiễm trùng không? Nếu tháo nó ra thì bao lâu tôi có thể đặt sụn mới?
- 4 trả lời
- 1052 lượt xem
Chiếc mũi to quá nổi bật khiến tôi cảm thấy rất phiền phức, mỗi khi cười nó gần như lấn át mọi đặc điểm khác trên mặt. Chỉnh sửa cằm liệu có giúp cải thiện khuôn mặt tôi không, không biết hàm có liên quan gì không. Sống mũi của tôi đã khá cao, liệu có cần phải nâng thêm nữa không? Liệu tôi có cần cả nâng mũi và độn cằm không, một chiếc mũi thanh tú hơn và cằm dài hơn có giúp khuôn mặt mềm mại và nữ tính hơn không? Tôi đang ở giữa độ tuổi 20 và có công việc liên quan đến làm đẹp nên có lẽ chỉnh sửa một chút sẽ giúp tôi tự tin và chuyên nghiệp hơn.