Có thể trồng răng Implant sau khi đã từng dùng răng giả nguyên hàm không?
Bạn hoàn toàn có thể thay thế răng giả nguyên hàm bằng trụ Implant.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành trồng răng Implant, bạn sẽ cần có một buổi tư vấn với bác sĩ, chụp X-quang hay CT cone beam để xác định xem liệu xương hàm có còn đủ để lắp trụ Implant không. Nếu xương đã bị tiêu và không còn đủ thì bạn sẽ cần phẫu thuật ghép xương để bổ sung thêm xương vào vị trí cần lắp trụ Implant.
Các lựa chọn để thay răng giả nguyên hàm gồm có hàm giả có thể tháo lắp phủ trên Implant, hàm giả hình chữ U không thể tháo lắp, mão răng sứ hay cầu răng sứ.
- Chụp cắt lớp vi tính,
- Chụp CT cone beam để xác định chất lượng và số lượng xương còn lại.
- Nhiều phương pháp khác có thể được tiến hành cùng với quá trình trồng răng Implant để cải thiện cấu trúc xương hiện có như nâng xoang, ghép xương.
Số trụ Implantsẽ quyết định phương pháp phục hình, bạn có thể chọn cách lắp mão răng cho toàn bộ các răng trên cung hàm hoặc chỉ lắp một vài trụ Implant và lắp hàm giả phủ trên Implant.
Đầu tiên, bạn nên có một buổi tư vấn với bác sĩ để bác sĩ đánh giá qua tình hình sức khỏe và chất lượng xương ở hàm trên và hàm dưới xem liệu bạn có phù hợp với phương pháp trồng răng Implant hay không.
Nếu bạn phù hợp thì bác sĩ sẽ đưa ra một số lựa chọn khác nhau gồm có hàm giả cố định hay tháo lắp được hỗ trợ bởi trụ Implant.
Với hàm giả tháo lắp, bác sĩ phẫu thuật sẽ lắp 4 – 6 trụ Implant ở hàm trên và 2 – 4 trụ Implant ở hàm dưới.Khi trụ Implant đã ổn định (sau 6 – 12 tuần), một khớp nối nhỏ sẽ được lắp lên trên trụ Implant để có thể lắp hàm giả. Hàm giả có thể được tháo lắp linh hoạt nhưng lúc này sẽ vững chắc hơn, bạn có thể nói chuyện, ăn uống một cách thoải mái. Bạn sẽ vẫn cần tháo hàm giả ra để vệ sinh vào ban đêm giống như khi dùng hàm giả thông thường và chăm sóc cho trụ Implant giống như răng thật.
Nếu như không muốn dùng hàm giả nữa thì bạn có thể cân nhắc đến lựa chọn lắp răng giả cố định. Tuy nhiên, với phương pháp này thì bạn sẽ cần lắp nhiều trụ Implant hơn cho mỗi cung hàm (khoảng 6 – 8 trụ) để lắp mão răng hoặc cầu răng sứ. Đây là một giải pháp cố định, có nghĩa là bạn sẽ không thể tự tháo lắp răng giả mà phải đến phòng khám nha khoa.
Bạn nên chuyển sang phương pháp trồng răng Implant không chỉ để thay thế răng mà còn để duy trì cấu trúc xương. Bạn có thể chọn tiến hành phương pháp trồng răng Implant từ đơn giản đến phức tạp. Bạn có thể lắp 2 – 4 trụ Implant cho mỗi cung hàm để giữ hàm giả tháp lắp hoặc lắp 6 – 10 trụ Implant cho mỗi cung hàm và sau đó, lắp mão răng hoặc cầu răng sứ cố định. Ngoài ra còn có một số lựa chọn khác tùy thuộc vào tình trạng xương, bạn muốn răng giả có thể tháo lắp hay cố định và điều kiện chi trả của bạn.
Hiện nay, phương pháp lắp hàm giả phủ trên hai trụ Implant là phương pháp có tính thẩm mỹ cao nhất. Việc này giúp làm tăng khả năng nhai, giúp hàm giả không bị trượt và giúp người dùng thoải mái hơn.
Ngoài ra, bạn có thể lắp nhiều hơn hai trụ Implant. Nếu bạn lắp 4 – 8 trụ thì bạn có thể bỏ hẳn hàm giả và chuyển sang lắp cầu răng sứ. Cầu răng không bám vào lợi mà được nâng đỡ hoàn toàn bằng trụ Implant nên lực nhai sẽ tương đương với răng thật.
Với phương pháp trồng răng Implant, chức năng nhai của răng sẽ được cải thiện và bạn sẽ không còn gặp phải những bất tiện khi dùng răng giả nguyên hàm nữa.
Sau khi lắp trụ Implant, hàm giả sẽ được điều chỉnh bỏ bớt phần nhựa bao lấy vòm họng và không còn lỏng lẻo như trước nữa.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số điểm hạn chế, nếu như cấu trúc xương còn lại trong hàm không đủ thì bạn sẽ cần trải qua quá trình phẫu thuật ghép xương, và nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng lành lại sau khi phẫu thuật thì sẽ không thể tiến hành trồng răng Implant.
Trồng răng Implant là một giải pháp tuyệt vời dành cho những người không còn răng mà không muốn chịu sự bất tiện khi dùng răng giả nguyên hàm. Chỉ cần lắp 2 trụ Implant thôi là đủ để tạo ra sự khác biệt lớn và 4 trụ Implant sẽ còn đem lại sự hỗ trợ ổn định hơn nữa. Dù 2 hay 4 trụ Implant thì hàm giả đều được giữ cố định và nếu lắp nhiều trụ Implant hơn thì còn có thể bỏ bớt phần vòm nhựa của hàm giả, giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái hơn.
Thời gian hồi phục sau trồng răng implant?
Tôi đang tính trồng răng Implant và tôi muốn biết thời gian hồi phục của phương pháp này? Tôi cần nghỉ việc trong bao lâu và có đau lắm không? Bao lâu thì tôi có thể ăn uống bình thường?
- 25 trả lời
- 3239 lượt xem
Biến chứng thường gặp của trồng răng implant
Tôi đang cân nhắc việc trồng răng implant nhưng lại lo lắng về các vấn đề không mong muốn và biến chứng. Tôi nghe nói phương pháp này có thể làm tổn thương dây thần kinh và thậm chí là tiêu xương. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhiễm trùng. Phương pháp trồng răng implant có thật sự có những rủi ro này không?
- 20 trả lời
- 2232 lượt xem
Mất răng: lựa chọn trồng răng Implant hay làm cầu răng sứ?
Tôi đọc được một bài báo nói rằng: “Phương pháp trồng răng Implant để thay thế răng bị mất là giải pháp lâu dài tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, vì trụ Implant rất hiếm khi cần thay nên về lâu dài thì phương pháp trồng răng Implant sẽ kinh tế hơn so với cầu răng sứ.” Điều này có đúng không?
- 20 trả lời
- 2117 lượt xem
Trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm
Hàm trên của tôi bị tiêu xương nghiêm trọng và bác sĩ nói cần phải nhổ răng và dùng răng giả nguyên hàm. Tôi muốn trồng răng Implant nhưng với lượng xương bị tiêu thì điều này là không thể. Liệu việc sử dụng Emdogain (dẫn xuất từ khuôn men răng), các kĩ thuật tái tạo xương hay ghép xương có thể giúp bổ sung thêm lượng xương cần thiết để tiến hành trồng răng Implant không? Tôi không muốn phải dùng răng giả nguyên hàm.
- 12 trả lời
- 1708 lượt xem
Cách hạn chế nguy cơ tiêu xương sau trồng răng Implant
Liệu Fosamax và các loại thuốc chống loãng xương khác có hạn chế được nguy cơ tiêu xương không?
- 11 trả lời
- 1992 lượt xem
Ghép xương ổ răng được thực hiện sau khi mất răng hoặc nhổ răng được gọi là sự bảo tồn ổ răng