Mất răng: lựa chọn trồng răng Implant hay làm cầu răng sứ?
Khi có một răng bị mất, hai phương pháp khắc phục phổ biến là:
- Làm cầu răng sứ truyền thống (làm cầu cho 3 răng)
- Lắp trụ implant và mão răng sứ.
Khi cầu răng sứ được sử dụng để thay thế cho một chiếc răng bị mất, các răng bên cạnh sẽ được mài đi để hỗ trợ cầu răng. Việc này sẽ phá hủy men răng và cấu trúc răng tự nhiên, nhưng là điều bắt buộc để có thể lắp cầu răng vào vị trí. Mặc dù cầu răng có thể thực hiện vài trò của răng trong nhiều năm nhưng những răng bị mài đi sẽ có nguy cơ bị sâu, tiêu xương hoặc cần rút tủy răng. Điều này thường dẫn đến các vấn đề trong tương lai và các phương pháp khắc phục lúc này sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Do đó, dù vấn đề hiện tại của chiếc răng bị mất được giải quyết vời cầu răng sứ thì những răng xung quanh lại phát sinh thêm vấn đề.
Do đó, việc lắp trụ Implant và mão răng sứ sẽ có ưu thế hơn so với cầu răng sứ:
- Những răng xung quanh được giữ nguyên vẹn.
- Có vẻ ngoài, cảm giảm và thực hiện chức năng y như răng thật.
- Có độ bền suốt đời
- Hỗ trợ xương, tránh tiêu xương.
- Trụ implant không bị sâu và không bao giờ cần rút tủy răng
Việc lắp trụ Implant vào ổ răng ngay sau khi nhổ răng được chứng minh là có tỉ lệ thành công cao hơn nếu được thực hiện đúng quy trình. Ngoài ra, trụ Implant còn có thể được lắp vào những vị trí bị nhiễm trùng nhưng vùng đó sẽ cần được làm sạch trước khi lắp trụ hoặc tiến hành cấy ghép xương để bù vào khoảng trống ở ổ răng nếu thiếu xương.
Phương pháp trồng răng Implant còn hỗ trợ cả xương trong khi phương pháp làm cầu răng sứ thì không. Theo thời gian, tình trạng tiêu xương sẽ tiếp diễn bên dưới cầu răng.
Ngoài ra, trụ Implant có thể tự đứng vững nên không sự hỗ trợ từ những răng bên cạnh còn cầu răng sứ cần phải dựa vào những răng bên cạnh và đôi khi còn cần phải mài men răng của những răng này, dẫn đến nguy cơ sâu răng và vấn đề về tủy răng.
Việc lắp trụ Implant sẽ thuận tiện hơn cho việc vệ sinh. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa, đánh răng như bình thường. Với cầu răng sứ, bạn sẽ cần đưa chỉ nha khoa xuống bên dưới cầu răng, khiến cho việc vệ sinh răng hàng ngày trở nên phức tạp.
Tuy nhiên, có một số trường hợp mà việc lắp cầu răng sẽ chiếm ưu thế hơn so với trồng răng Implant. Chi phí khi lắp một trụ Implant thường cao hơn so với khi lắp cầu răng sứ cho 3 răng, đây là lý do lớn nhất mà nhiều khách hàng chọn làm cầu răng thay cho trồng răng Implant. Lí do thứ hai mà nhiều người không muốn trồng răng Implant là vì phương pháp phải phẫu thuật. Lí do thứ ba là do các chế độ bả hiểm không chi trả cho phương pháp trồng răng Implant nhưng làm cầu răng sứ thì lại được hỗ trợ.
Hơn nữa, nếu như một người đã có mão răng ở hai bên vị trí răng bị mất thì việc lắp cầu cho ba răng sẽ phù hợp hơn vì có thể tránh được việc phải phẫu thuật và kết quả là ba răng sẽ trùng khớp nhau.
Một vấn đề nữa của phương phá trồng răng Implant là khi được tiến hành cho răng cửa. Đôi khi, một phần mô lợi sẽ bị mất sau khi nhổ răng và việc lắp trụ Implant sẽ để lại một khoảng trống hoặc lỗ hổng ở giữa các răng, khiến cho hàm răng kém hấp dẫn và làm cho thức ăn dễ mắc lại hơn. Nếu dùng cầu răng sứ thì bác sĩ có thể kiểm soát tốt hơn việc loại bỏ những lỗ hổng này.
Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng trụ Implant hiếm khi cần thay thế còn cầu răng sứ thì cần thay thế thường xuyên hơn. Sau khi lắp trụ Implant, bác sĩ sẽ cần lắp tiếp một khớp nối Abutment rồi tiếp đến là mão răng sứ. Và do đó, nên mão răng sứ này có độ bền tương đương với cầu răng sứ.
Điều quan trọng là trước khi đưa ra quyết định, bạn cần tìm hiểu kĩ về sự khác nhau giữa hai phương pháp này về ưu, nhược điểm, chi phí, các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.
Trong trường hợp khách hàng là người hút thuốc lá, không có khả năng chi trả cho phương pháp trồng răng Implant hoặc không thể quay lại phòng khám để lắp mão răng thì làm cầu răng sứ sẽ là một lựa chọn thay thế hợp lý.
Phương pháp làm cầu răng sứ sẽ gồm có bước mài đi men răng của những răng bên cạnh vị trí răng bị mất. Nếu những răng này còn chắc khỏe thì việc này sẽ làm hỏng cấu trúc răng tự nhiên. Nếu răng đã được trám thì cầu răng sẽ khiến cho mảng trám bị bong ra.Do đó, tốt hơn hết bạn nên thay thế chiếc răng bị mất bằng một trụ Implant và lắp mão răng sứ thay vì phải can thiệp đến cả hai răng hai bên. Bằng cách này, chiếc răng mới sẽ có hình dạng tự nhiên và thực hiện chức năng giống như răng thật.
- Tình trạng của những răng kế cận
- Lượng xương có ở vị trí răng bị mất
- Khớp cắn và những răng còn lại
- Mục tiêu và tình trạng sức khỏe của khách hàng
Nói chung, nếu như có đủ xương để lắp trụ Implant và những răng kế cận vẫn còn chắc khỏe thì trồng răng Implant sẽ là lựa chọn tốt hơn về mặt lâu dài. Còn trong trường hợp chiếc răng bị mất nằm ở hàm dưới và thiếu xương, cần phải tiến hành ghép xương khối thì có thể chọn làm cầu răng sứ.
Trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ hiện nay, trồng răng Implant đã trở thành một lựa chọn tiêu chuẩn để thay thế răng. Trước kia, làm cầu răng sứ là một phương pháp tốt nhất. tuy nhiên hiện nay phương pháp dần không còn được ưa chuộng nữa, nếu có thì cũng chỉ là lựa chọn thay thế trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, làm cầu răng sứ có nhược điểm là ba chiếc răng trở lên sẽ được liên kết với nhau, do đó sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh. Nhược điểm thứ hai, những răng kế cận chiếc răng bị mất sẽ được mài đi để tiếp nhận cầu răng. Về chi phí thì nếu làm cầu răng sứ thì khách hàng sẽ phải trả tiền cho 3 hoặc nhiều răng hơn chỉ để thay thế cho một răng. Phương pháp cấy ghép Implant có thể sẽ có chi phí cao hơn nhưng lại ít xâm lấn hơn và bền lâu hơn.
Trong khi đó, cầu răng sứ thì lại cần phải thay mới sau 15 – 20 năm (trung bình). Thậm chí, cầu răng sứ có thể bị hỏng sớm hơn do cấu trúc răng bên dưới bị sâu, bệnh về lợi, răng cần tiến hành rút tủy,… Dù chỉ có một răng có vấn đề, cấu trúc răng của những răng kế cận cũng bị ảnh hưởng và cần thay cầu răng mới. Lấy ví dụ trong 30 năm, cầu răng sứ sẽ cần thay mới 2 – 3 lần trong khi trụ Implant chỉ cần thay một lân. Do đó, dù có chi phí ban đầu cao hơn nhưng trồng răng Implant lại là lựa chọn tiết kiệm hơn về lâu dài.
1. Bằng cách lắp trụ Implant, bạn sẽ bảo vệ được những răng kế cận.
2. Trụ Implant có thể hỗ trợ cấu trúc xương và làm chậm quá trình tiêu xương tự nhiên, nếu bạn chọn làm cầu răng sứ thì cấu trúc xương ở vị trí không còn răng sẽ bị tiêu đi rất nhanh.
3. Trụ Implant đem lại cảm giác giống như chiếc răng tự nhiên.
4. Bạn có thể dễ dàng làm sạch vùng xung quanh trụ Implant và mão răng sứ, trong khi việc vệ sinh xung quanh cầu răng sứ sẽ khá khó khăn, đó là lý do tại sao việc lắp cầu răng sứ thường gây sâu răng thứ phát).
5. Trụ Implant và mão răng sứ không bị sâu.
6. Tuổi thọ của việc trụ Implant cao hơn rất nhiều so với cầu răng sứ.
- Những răng kế cận sẽ phải bị mài đi để lắp cầu răng trong khi trụ Implant có thể tự hỗ trợ.
- Những răng được nâng đỡ bởi cầu răng sứ sẽ có nguy cơ bị sâu khá cao và cần rút tủy.
- Nếu cấu trúc răng bên dưới cầu răng bị sâu thì toàn bộ cầu răng sẽ cần được làm lại.
- Chi phí của phương pháp trồng răng Implant mặc dù cao hơn một chút so với làm cầu răng sứ nhưng về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí do không cần thay mới.
Nếu răng bạn dễ bị sâu thì nên chọn trồng răng Implant vì trụ Implant sẽ không bao giờ bị sâu. Hơn nữa, nếu như những răng xung quanh chiếc răng bị mất vẫn còn chắc khỏe thi bạn không nên mài chúng để lắp cầu răng sứ. Một yếu tố nữa cần cân nhắc đó là khi làm cầu răng, nguy cơ sâu răng sẽ tăng lên bởi bạn sẽ rất khó có thể vệ sinh cho vùng xung quanh có cầu răng.
Trường hợp duy nhất bạn nên làm cầu răng sứ để thay thế chiếc răng bị mất là khi những răng xung quanh đã bị mài và có thể đảm bảo chăm sóc răng miệng và kiểm soát sâu răng thật cẩn thận.
Cầu răng sứ gồm có một răng giả hay còn gọi là nhịp cầu nằm trên lợi. Đây là điều khiến cho răng trông không thật. Trụ Implant được lắp ở bên dưới bề mặt lợi và mão răng được lắp ở bên trên, mô phỏng y hệt răng thật. Thêm nữa, cầu răng ôm lấy những răng bên cạnh nên sẽ khó vệ sinh hơn.
Việc lựa chọn còn tùy thuộc vào bạn muốn thực hiện theo cách nào. Mặc dù là một phương pháp không xâm lấn nhưng trồng răng Implant vẫn là một phương pháp cần đến việc phẫu thuật. Mặt khác, cầu răng sứ lại đòi hỏi hai răng ở hai bên phải được mài đi để hỗ trợ cho chiếc răng giả.
Ngoài ra, trồng răng Implant còn một lợi ích quan trọng nhất mà nhiều người chưa biết đến. Khi một răng bị mất, xương sẽ không còn giữ được chức năng ban đầu nữa. Vì điều này nên cấu trúc xương này sẽ dần biến mất. Trụ Implant có vai trò giống như răng thật trong việc kích thích xương hoạt động như bình thường. Do đó, bằng cách lắp trụ Implant, bạn không chỉ thay thế chiếc răng bị mất mà còn duy trì cấu trúc xương bên dưới.
Thời gian hồi phục sau trồng răng implant?
Tôi đang tính trồng răng Implant và tôi muốn biết thời gian hồi phục của phương pháp này? Tôi cần nghỉ việc trong bao lâu và có đau lắm không? Bao lâu thì tôi có thể ăn uống bình thường?
- 25 trả lời
- 3239 lượt xem
Biến chứng thường gặp của trồng răng implant
Tôi đang cân nhắc việc trồng răng implant nhưng lại lo lắng về các vấn đề không mong muốn và biến chứng. Tôi nghe nói phương pháp này có thể làm tổn thương dây thần kinh và thậm chí là tiêu xương. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhiễm trùng. Phương pháp trồng răng implant có thật sự có những rủi ro này không?
- 20 trả lời
- 2232 lượt xem
Trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm
Hàm trên của tôi bị tiêu xương nghiêm trọng và bác sĩ nói cần phải nhổ răng và dùng răng giả nguyên hàm. Tôi muốn trồng răng Implant nhưng với lượng xương bị tiêu thì điều này là không thể. Liệu việc sử dụng Emdogain (dẫn xuất từ khuôn men răng), các kĩ thuật tái tạo xương hay ghép xương có thể giúp bổ sung thêm lượng xương cần thiết để tiến hành trồng răng Implant không? Tôi không muốn phải dùng răng giả nguyên hàm.
- 12 trả lời
- 1708 lượt xem
Cách hạn chế nguy cơ tiêu xương sau trồng răng Implant
Liệu Fosamax và các loại thuốc chống loãng xương khác có hạn chế được nguy cơ tiêu xương không?
- 11 trả lời
- 1992 lượt xem
Trồng răng implant được tối đa bao nhiêu răng?
Tôi bị mất một số răng và những răng còn lại không được tốt lắm. Tôi đang muốn thay thế răng và muốn biết là có thể thay thế tối đa là bao nhiêu răng với phương pháp trồng răng Implant?
- 13 trả lời
- 2816 lượt xem
Ghép xương ổ răng được thực hiện sau khi mất răng hoặc nhổ răng được gọi là sự bảo tồn ổ răng