Trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm
Ngày nay, tiêu xương hàm không phải là một lý do cản trở việc tiến hành trồng răng Implant. Có một số kĩ thuật cấy ghép xương bao gồm Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu – sử dụng các yếu tố tăng trưởng lấy từ máu của chính bệnh nhân), rhBMP (protein tạo hình xương tái tổ hợp), lấy xương từ chính cơ thể bệnh nhân, từ tử thi và thay thế xương. Ngoài ra, trồng răng Implant cũng có nhiều kĩ thuật thực hiện khác nhau, ví dụ như All-on-Four, phương pháp này sẽ giúp tránh được việc phải ghép xương. Với kĩ thuật chụp Ct và lắp trụ Implant dưới sự chỉ dẫn trên máy tính, điều này là hoàn toàn khả thi. Do đó, chỉ trừ khi mắc phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe còn nếu không thì bạn hoàn toàn có thể trồng răng Implant.
Vấn đề ở đây là cần phải cấy ghép thêm bao nhiêu xương để có thể lắp trụ Implant. Tùy thuộc vào lượng xương cần bổ sung, nếu chỉ bị tiêu ít thì bạn có thể chỉ cần đến phương pháp cấy ghép xương đơn giản sử dụng xương “giả” để bù vào những xương bị tiêu hoặc cũng có thể bác sĩ sẽ cần lấy xương từ hàm và gắn vào vị trí xương bị thiếu. Dù là phương pháp nào thì cũng đêu có nguy cơ xảy ra biến chứng do đó, cần được tiến hành bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Một số phương pháp cấy ghép xương có thể được tiến hành cùng một ngày với nhổ răng nhưng còn tùy thuộc vào lượng xương ở ổ răng. Mẫu hướng dẫn phẫu thuật sẽ được làm sau 2 – 3 tháng của quá trình lành lại sau khi nhổ răng. Mẫu này là một loại khuôn hàm răng tự nhiên hay răng giả nguyên hàm, có thể tháo lắp và hiển thị trên hình ảnh CT scan (bạn sẽ cần đeo nó trong quá trình scan CT). Bác sĩ sẽ xác định số lượng và vị trí của vùng bị tiêu xương.
Thông thường ở cả hai hàm thì tình trạng tiêu xương sẽ có sự khác nhau, và trụ Implant có thể được lắp ở vị trí có đủ xương, tránh nhưng vùng bị tiêu xương quá nghiêm trọng (không cần thiết phải lắp trụ implant vào tất cả những vị trí răng bị mất. Trong trường hợp này thì việc sử dụng dẫn xuất từ khuôn men răng Emdogain sẽ không hợp lý.
Bác sĩ có thể đề xuất cho bạn phương pháp ghép xương khối nhưng kết quả của phương pháp này khó đoán hơn vì chúng có thể co lại theo thời gian và gây đau hơn rất nhiều. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một phần xương từ vị trí khác trong miệng của bạn (cằm hoặc hàm dưới).Đây là một lĩnh vực khá phức tạp của nha khoa nên cần được tiến hành bởi một chuyên gia có chuyên môn cao, hiểu biết đầy đủ về kết quả và các bước thực hiện.
Nếu bạn không có đủ xương để thay thế rất cả các răng bằng trụ Implant thì còn có nhiều lựa chọn khác. Bạn có thể chọn cách lắp 5 – 6 trụ Implant để hỗ trợ cho răng giả nguyên hàm cố định hoặc 2 – 6 trụ Implant hỗ trợ cho răng giả tháo lắp. Những phương pháp này đều đem lại sự vững chắc và thoải mái cho bạn, hạn chế tối đa số thủ thuật cần tiến hành để lắp trụ Implant.
1. Ghép xương trước, chờ 4 tháng, lắp trụ Implant, chờ 3 tháng sau đó lắp mão răng lên trên trụ.
2. Gắn luôn tụ Implant, chờ 3 tháng, sau đó lắp mão răng.
Dù chọn phương án nào thì việc trồng răng Implant là hoàn toàn khả thi và bạn không càn phải lo về việc phải đeo răng giả nguyên hàm.
Một lựa chọn khác là lắp trụ Implant vào vị trí có đủ xương (zygoma implant – gắn trụ Implant vào xương gò má hay pterygoid implant – lắp trụ Implant vào cánh lớn xương bướm). Đây đều là những vùng xương cứng và không bị tiêu.
Tuy nhiên có một yếu tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả và quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật cấy ghép là hút thuốc.Những người hút thuốc lá sẽ dễ có nguy cơ gặp phải các biến chứng hơn và tỉ lệ thành công sẽ thấp hơn so với người không hút thuốc.
Răng giả nguyên hàm là một lựa chọn rất tệ để thay thế cho những răng bị mất. Bởi hiệu quả nhai của răng giả nguyên hàm chỉ bằng 80% so với răng tự nhiên, hơn nữa còn khiến cho tình trạng tiêu xương tiếp diễn và tuổi thọ rất ngắn.
Thời gian hồi phục sau trồng răng implant?
Tôi đang tính trồng răng Implant và tôi muốn biết thời gian hồi phục của phương pháp này? Tôi cần nghỉ việc trong bao lâu và có đau lắm không? Bao lâu thì tôi có thể ăn uống bình thường?
- 25 trả lời
- 3265 lượt xem
Biến chứng thường gặp của trồng răng implant
Tôi đang cân nhắc việc trồng răng implant nhưng lại lo lắng về các vấn đề không mong muốn và biến chứng. Tôi nghe nói phương pháp này có thể làm tổn thương dây thần kinh và thậm chí là tiêu xương. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhiễm trùng. Phương pháp trồng răng implant có thật sự có những rủi ro này không?
- 20 trả lời
- 2252 lượt xem
Mất răng: lựa chọn trồng răng Implant hay làm cầu răng sứ?
Tôi đọc được một bài báo nói rằng: “Phương pháp trồng răng Implant để thay thế răng bị mất là giải pháp lâu dài tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, vì trụ Implant rất hiếm khi cần thay nên về lâu dài thì phương pháp trồng răng Implant sẽ kinh tế hơn so với cầu răng sứ.” Điều này có đúng không?
- 20 trả lời
- 2141 lượt xem
Cách hạn chế nguy cơ tiêu xương sau trồng răng Implant
Liệu Fosamax và các loại thuốc chống loãng xương khác có hạn chế được nguy cơ tiêu xương không?
- 11 trả lời
- 2012 lượt xem
Trồng răng implant được tối đa bao nhiêu răng?
Tôi bị mất một số răng và những răng còn lại không được tốt lắm. Tôi đang muốn thay thế răng và muốn biết là có thể thay thế tối đa là bao nhiêu răng với phương pháp trồng răng Implant?
- 13 trả lời
- 2844 lượt xem
Ghép xương ổ răng được thực hiện sau khi mất răng hoặc nhổ răng được gọi là sự bảo tồn ổ răng