Tổng hợp những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật hạ gò má
Chảy xệ mô mềm
Vì quá trình hạ gò má được thực hiện bằng cách cắt, di chuyển xương gò má nên hiện tượng chảy xệ mô mềm là điều không thể tránh khỏi sau phẫu thuật. Hai nguyên nhân chính gây chảy xệ mô mềm là do tổ hợp gò má bị di chuyển lệch xuống dưới hoặc phần xương được cắt không cố định.
Kỹ thuật của bác sĩ đóng một phần vai trò, nếu như phạm vi bóc tách rộng và thừa mô mềm, tình trạng chảy xệ có thể xảy ra. Ngoài ra, tính chất mô mềm hiện tại của bạn cũng là yếu tố góp phần dẫn đến chảy xệ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ này gồm có:
- Trên 40 tuổi
- Nhiều mỡ má
- Da mỏng và lỏng lẻo
- Bị hô hoặc góc cằm cổ không rõ nét
- Rãnh mũi má sâu hoặc má chảy xệ
Nếu bạn có các yếu tố này, có thể bác sĩ sẽ thông báo trước với bạn về nguy cơ chảy xệ má trong buổi tư vấn để bạn có kỳ vọng thực tế hơn về kết quả sau phẫu thuật.
Nếu tình trạng chảy xệ xảy ra, bạn có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục như: căng da vùng mặt giữa, căng da mặt bằng chỉ, bóc túi mỡ má và nâng cơ mặt. Các quy trình này có thể kết hợp thực hiện cùng lúc hoặc thực hiện sau khi phẫu thuật hạ gò má.
Tổn thương dây thần kinh dưới ổ mắt và dị cảm
Ổ mắt, các cấu trúc trong ổ mắt, dây thần kinh dưới ổ mắt và xương thái dương có thể bị tổn thương trong quá trình hạ gò má. Điều này liên quan đến kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật khi khoan cắt xương. Dị cảm là một hiện tượng có thể xảy ra sau phẫu thuật, nguyên nhân là do phẫu thuật viên kéo quá mạnh bằng banh phẫu thuật hoặc đặt nẹp, vít quá gần lỗ dưới ổ mắt.
Cứng hàm
Cơ thái dương bị chèn ép do di chuyển cung gò má vào bên trong có thể gây cứng hàm. Tình trạng này sẽ đỡ trong vòng 1-2 tháng sau phẫu thuật, trong thời gian này có thể tập há miệng thường xuyên để giảm các triệu chứng nhanh hơn.
Hai má không cân đối
Đa phần những trường hợp mà hai má không cân đối sau phẫu thuật thì đều đã có vấn đề này từ trước.
Nếu trước phẫu thuật, bạn có tình trạng bất cân đối này, có thể bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết về giới hạn nhất định của ca phẫu thuật và sự bất cân đối không được khắc phục hoàn toàn.
Gò má vẫn cao
Vấn đề được nhiều người phản ánh sau khi thu gọn gò má là gò má vẫn cao. Nguyên nhân bởi chưa giảm đủ thân xương gò má hoặc dịch chuyển điểm nhô cao nhất của gò má chưa thích hợp.
Xương không liền
Đây là nguyên nhân khiến cho gò má vẫn cao hoặc má chảy xệ và là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau kéo dài sau phẫu thuật. Mặc dù chụp X-quang giúp phát hiện những vị trí mà vật liệu cố định bị gãy hoặc các khối xương tách nhau nhưng đôi khi lại không thể xác định được các dấu hiệu sai lệch. Tách xương một phần, đặc biệt là ở vị trí bờ trên bên ngoài của ổ mắt, có thể xảy ra nhưng nếu 1/3 cấu trúc xương đã liền lại thì không được coi là xương không liền.
Nguyên nhân gây ra vấn đề xương không liền có thể là do quá trình cắt đi quá nhiều xương, cố định không chắc chắn, di chuyển quá mức (ví dụ khi nhai), lực kéo của cơ và chấn thương trong thời gian đầu hậu phẫu.
Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và che đi vị trí bị lõm. Với vấn đề lõm mô mềm thì có thể khắc phục bằng biện pháp cấy mỡ tự thân nhưng thường sẽ vẫn bị lõm trở lại. Lúc này có thể đặt mô cấy Medpor onlay để tạo sự liền mạch bên trên khoảng trống xương. Khi bị các cơn đau dữ dội và tái phát trong thời gian dài kèm theo các vấn đề về phẫu thuật thẩm mỹ như thấy rõ khoảng trống xương, không cân và chảy xệ má thì cần phẫu thuật chỉnh sửa: di chuyển lại tổ hợp gò má (mặc dù nếu đã tiêu xương nặng thì sẽ rất khó), ghép xương hoặc dùng vật liệu nhân tạo.
Bất kỳ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn rủi ro và biến chứng, điều quan trọng là bạn nên tìm kiếm cơ sở thẩm mỹ uy tín và bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn, kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Các biến chứng thường gặp có thể xảy ra trong phẫu thuật chỉnh hình hàm bao gồm các vấn đề về khớp thái dương hàm, suy giảm thị lực, các vấn đề về thần kinh, hoại tử xương, nhiễm trùng,...
Phẫu thuật tạo mặt V-line không chỉ tập trung phẫu thuật can thiệp xương hàm dưới mà còn cần kết hợp nhiều kỹ thuật thẩm mỹ khác nhau.
Phẫu thuật hàm hay không là một trong những lựa chọn khó khăn mà bạn cần thực hiện. Quyết định này có thể khiến bạn căng thẳng.
Độ tuổi từ 18 tuổi đến 45 tuổi là phù hợp nhất để phẫu thuật hàm. Tuy nhiên, tuổi tác không phải yếu tố quyết định.
Nắm được các mẹo dưới đây, bạn có thể trải qua quá trình hồi phục dễ dàng hơn.
- 6 trả lời
- 1545 lượt xem
Qua một vài bức ảnh tôi nhận thấy cằm tôi bị lẹm, vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm pp độn cằm. Càng nhìn vào cằm tôi càng nhận ra rằng đây có thể là kết quả của khớp thái dương hàm và có thể tôi sẽ cần phẫu thuật hàm. Khớp cắn của tôi ổn, tuy nhiên, nếu tôi trượt nhẹ hàm dưới về phía trước thì góc nghiêng trông đẹp hơn rất nhiều. Giả sử độn cằm thì kết quả sẽ tương tự như thế và có vẻ không phức tạp bằng phẫu thuật hàm. Làm sao để biết đâu là phương án tốt nhất?
- 6 trả lời
- 2704 lượt xem
Phẫu thuật hàm và nâng mũi cùng lúc có an toàn không?
- 2 trả lời
- 1439 lượt xem
Tôi chuẩn bị niềng răng, dự tính hàm trên niềng răng mặt trong còn hàm dưới niềng răng mắc cài truyền thống. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên phẫu thuật hàm nhưng cũng có 1 vài bác sĩ nói tôi chỉ cần nhổ 4 răng và cắm minivis là đủ để chữa hô vẩu, đồng thời giảm mức độ cười hở lợi. Dưới đây là hình ảnh phim X-quang của tôi. Tôi muốn hỏi thêm là nếu tôi nhổ 4 răng thì sau bao lâu đóng khoảng trống lại được vì tôi là diễn viên nên rất quan tâm điều này? Cảm ơn bác sĩ.
- 1 trả lời
- 858 lượt xem
răng em khá nhỏ. nếu bây giờ cắt lợi thì cười vẫn hở lợi ạ. e đang phân vân có nên phẫu thuật hay k vì em lo cho tương lai lâu dài nữa không biết phẫu thuật xong có để lại biến chứng hay không. bác sĩ cho e lời khuyên với ạ