Phẫu thuật hàm và nâng mũi cùng lúc có an toàn không?
Cả phẫu thuật hàm và nâng mũi đều làm thay đổi cấu trúc xương trên khuôn mặt, do đó không nên thực hiện 2 quy trình này cùng lúc. Diện mạo và cấu trúc của 1 trong 2 bộ phận (mũi hoặc hàm) thay đổi sẽ ảnh hưởng tới bộ phận còn lại cũng như ảnh hưởng tới thẩm mỹ toàn gương mặt. Nếu bạn đang muốn nâng mũi và cải thiện hàm thì nên phẫu thuật hàm trước, sau đó chờ ít nhất 6 tháng sau hãy nâng mũi.
Chúc bạn may mắn!
Tình trạng sưng nề xảy ra phổ biến sau khi phẫu thuật hàm và nâng mũi. Điều này có thể gây ra các biến chứng về đường thở.
Sau khi nâng mũi, mũi bị sưng, bệnh nhân thở bằng mũi rất khó khăn và buộc phải thở bằng miệng. Nếu như phẫu thuật hàm được thực hiện cùng lúc với nâng mũi, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc thở bằng miệng, do miệng và mặt đều bị sưng sau khi phẫu thuật hàm.
Để tránh các biến chứng đường thở có thể xảy ra, tốt nhất là không nên thực hiện cùng lúc, để đảm bảo bệnh nhân có thể thở được qua mũi hoặc miệng.
Phụ thuộc vào thời gian thực hiện phẫu thuật và mức độ xâm lấn, thì việc thực hiện cùng lúc 2 quy trình này được coi là an toàn. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên phẫu thuật hàm trước và cách ít nhất 3-6 tháng mới nâng mũi. Độ nhô của mũi và cằm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thẩm mỹ góc nghiêng của gương mặt. Vì vậy nên thực hiện riêng rẽ từng quy trình.
Tốt nhất nên thực hiện từng quy trình riêng lẻ, vì chỉnh sửa khớp cắn và nâng mũi có thể đều là các phẫu thuật phức tạp phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của từng người. Nên chỉnh sửa sai lệch khớp cắn trước sẽ tốt hơn bởi vì phẫu thuật hàm có thể làm mũi di lệch trong khi thực hiện quy trình. Hi vọng câu trả lời này giúp ích được cho bạn. Cảm ơn và chúc bạn may mắn.
Như các bác sĩ khác đã lưu ý ở trên, quy trình phẫu thuật Le Fort 1 cùng lúc với nâng mũi có lẽ không được khuyến khích. Lý do chính là gián đoạn cung cấp máu và mất khả năng nâng đỡ cho mũi.
Cằm lẹm nên độn cằm hay phẫu thuật hàm?
Qua một vài bức ảnh tôi nhận thấy cằm tôi bị lẹm, vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm pp độn cằm. Càng nhìn vào cằm tôi càng nhận ra rằng đây có thể là kết quả của khớp thái dương hàm và có thể tôi sẽ cần phẫu thuật hàm. Khớp cắn của tôi ổn, tuy nhiên, nếu tôi trượt nhẹ hàm dưới về phía trước thì góc nghiêng trông đẹp hơn rất nhiều. Giả sử độn cằm thì kết quả sẽ tương tự như thế và có vẻ không phức tạp bằng phẫu thuật hàm. Làm sao để biết đâu là phương án tốt nhất?
- 6 trả lời
- 1574 lượt xem
Nên phẫu thuật hàm hay niềng răng cho trường hợp hô vẩu, cười hở lợi
Tôi chuẩn bị niềng răng, dự tính hàm trên niềng răng mặt trong còn hàm dưới niềng răng mắc cài truyền thống. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên phẫu thuật hàm nhưng cũng có 1 vài bác sĩ nói tôi chỉ cần nhổ 4 răng và cắm minivis là đủ để chữa hô vẩu, đồng thời giảm mức độ cười hở lợi. Dưới đây là hình ảnh phim X-quang của tôi. Tôi muốn hỏi thêm là nếu tôi nhổ 4 răng thì sau bao lâu đóng khoảng trống lại được vì tôi là diễn viên nên rất quan tâm điều này? Cảm ơn bác sĩ.
- 2 trả lời
- 1472 lượt xem
Nên phẫu thuật hàm hay chỉ cắt lợi
răng em khá nhỏ. nếu bây giờ cắt lợi thì cười vẫn hở lợi ạ. e đang phân vân có nên phẫu thuật hay k vì em lo cho tương lai lâu dài nữa không biết phẫu thuật xong có để lại biến chứng hay không. bác sĩ cho e lời khuyên với ạ
- 1 trả lời
- 889 lượt xem
Các biến chứng thường gặp có thể xảy ra trong phẫu thuật chỉnh hình hàm bao gồm các vấn đề về khớp thái dương hàm, suy giảm thị lực, các vấn đề về thần kinh, hoại tử xương, nhiễm trùng,...
Phẫu thuật tạo mặt V-line không chỉ tập trung phẫu thuật can thiệp xương hàm dưới mà còn cần kết hợp nhiều kỹ thuật thẩm mỹ khác nhau.
Phẫu thuật hàm hay không là một trong những lựa chọn khó khăn mà bạn cần thực hiện. Quyết định này có thể khiến bạn căng thẳng.
Các biến chứng có thể xảy ra như chảy xệ mô mềm, cứng hàm, tổn thương dây thần kinh,... và cách khắc phục.
Độ tuổi từ 18 tuổi đến 45 tuổi là phù hợp nhất để phẫu thuật hàm. Tuy nhiên, tuổi tác không phải yếu tố quyết định.