Sinh con bao lâu có thể thực hiện tạo hình thành bụng kết hợp hút mỡ?
Căng da bụng hay phẫu thuật tạo hình thành bụng là một quy trình phẫu thuật có thể thắt chặt các khối cơ bụng, loại bỏ da thừa chảy xệ và mỡ bụng thừa. Sau khi mang thai phụ nữ có thể gặp phải một hoặc nhiều trong số những tình trạng này. Ví dụ, cân nặng và lượng mỡ cơ thể bạn có thể thấp, nhưng vì cơ bụng đã bị suy yếu và kéo giãn nên có thể gây ra tình trạng lỏng lẻo, nhô, phình ra ở vùng bụng dưới hoặc cả thành bụng. Tất cả những phụ nữ sau khi mang thai đều bị tách rời hai khối cơ thẳng bụng. Tình trạng cơ suy yếu này có thể làm mở rộng vòng eo hơn.
Thường thì khi cân nặng của bạn ổn định, thường 9-12 tháng sau khi mang thai là bạn có thể thực hiện tạo hình thành bụng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi nghĩ những giải đáp cho câu hỏi này cũng sẽ giúp rất nhiều người khác đang thắc mắc về điều này tìm ra câu trả lời cho mình.
Không có câu trả lời chính xác nào về thời điểm thực hiện tạo hình thành bụng sau khi sinh con. Theo nguyên tắc chung, tôi muốn thấy bệnh nhân của mình trở lại được mức cân nặng mà họ cảm thấy thoải mái nhất.
Tôi nghĩ tốt nhất là nên có mức cân nặng ổn định. Tốt nhất cũng không nên vội vàng can thiệp sửa đổi ngay sau khi mang thai vì cần vài tháng để tử cung co lại.
6 tháng có lẽ một khung thời gian hợp lý nhưng nếu bạn tiếp tục giảm cân thì tốt nhất không nên thực hiện phẫu thuật cho đến khi bạn đã giảm đến mức cân nặng bạn muốn và duy trì ổn định nó trong một thời gian. Chúc bạn may mắn với ca tạo hình bụng sắp tới.
Cơ thể bạn đã trải qua nhiều thay đổi sau khi mang thai. Việc giảm cân sẽ rất khó cho đến khi bạn không còn cho con bú nữa. Chế độ ăn kiêng và tập luyện sẽ phần nào giúp cải thiện nhưng lớp da bụng lỏng lẻo do bị kéo căng giãn trong quá trình mang thai bắt buộc phải phẫu thuật căng da bụng mới có thể cắt bỏ đi được để có thể mang lại một thành bụng phẳng đẹp như trước.
Thời gian thực hiện sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bụng bạn, nhưng nhìn chung các bác sĩ thường hướng dẫn nên chờ rồi mới thực hiện căng da bụng khi:
- Đã không còn cho con bú
- Giảm xuống gần với mức cân nặng như trước khi mang thai
- Có người phụ giúp chăm con trong quá trình thực hiện
- Vết sẹo sinh mổ đã lành hẳn và không còn đỏ hay lồi lên
- Bạn đang ở tình trạng sức khỏe thể chất tốt nhất
Tất nhiên bạn nên thăm khám một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm và thực hiện theo lời khuyên của ông/bà ấy.
Vùng bụng dường như là vị trí được quan tâm đặc biệt bởi hầu hết phụ nữ. Do đó, sau khi mang thai họ thường tích cực ăn kiêng và tập luyện để cải thiện phần cơ thể này. Mặc dù có nỗ lực đến mức nào, nhưng kết quả thường vẫn để lại vùng vùng chảy xệ, lỏng lẻo. Điều này thường ảnh hưởng xấu đến cảm giác tự tin cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của họ. Vì những lý do này, nhiều bệnh nhân cuối cùng đã quyết định tìm đến quy trình căng da bụng.
Xác định thời điểm thực hiện phẫu thuật sau khi mang thai là việc làm rất quan trọng và có một số vấn đề nhất định bệnh nhân cần cân nhắc trước khi thực hiện. Cụ thể, cần dành thời gian để cơ thể mới sau mang thai của bạn trở về hình dạng, cân nặng ổn định mới của nó. Trong giai đoạn này, da đã bị căng giãn trong quá trình mang thai có thể sẽ co lại, tử cung sưng phù cũng sẽ co lại và bạn có thể giảm được một số cân nặng đã tăng thêm trong khi mang thai. Những thay đổi này cần xảy ra trước khi thực hiện phẫu thuật căng da bụng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị bệnh nhân phải chắc chắn không còn sinh con nữa, ở trong tình trạng sức khỏe tốt và có người phụ giúp chăm sóc con trong quá trình thực hiện cũng như hồi phục, và đạt đến mức cân nặng chỉ nhiều hơn mức cân nặng lý tưởng 10%. Nếu đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn này thì bạn có thể là ứng viên tuyệt vời cho quy trình phẫu thuật thẩm mỹ này. Hãy tham vấn với bác sĩ để được kiểm tra đánh giá chi tiết và xác định những lựa chọn cho mình.
Không có khung thời gian chính xác nào được coi là tốt nhất để thực hiện một quy trình kết hợp căng da bụng và hút mỡ. Tuy nhiên, lý tưởng là bạn nên sinh con xong mới cân nhắc thực hiện các quy trình tạo hình thành bụng.
Căng da bụng (hay còn gọi là phẫu thuật tạo hình thành bụng, thu gọn bụng) là một quy trình tạo hình thẩm mỹ rất phổ biến. Một quy trình căng da bụng có thể là công cụ hiệu quả cho việc định hình và điêu khắc cơ thể để có được ngoại hình đẹp hơn đồng thời cải thiện cảm giác tự tin cho chính mình.
Đôi khi không một chế độ ăn uống và tập luyện nào có thể tạo ra một thành bụng phẳng mịn. Phẫu thuật căng da bụng thực sự sẽ giúp thắt chặt các cơ thành bụng và loại bỏ da, mỡ thừa khỏi vùng bùng để tạo ra một thành bụng săn chắc, thon gọn và mịn mượt hơn. Một quy trình căng da bụng có thể được kết hợp với các thủ tục khác như hút mỡ vùng eo hoặc hai bên sườn để điêu khắc cho kết quả đường nét hơn.
Các bệnh nhân thường chọn thực hiện căng da bụng vì một số lý do bao gồm:
Da bụng lỏng lẻo, dư thừa sau khi giảm cân; tăng cân (bụng bia, bụng phệ) do lối sống ít vận động; Mỡ bụng có khả năng tồn tại dai dẳng bất chấp cả chế độ ăn uống và tập luyện; Cơ bụng bị kéo căng giãn sau khi mang thai; mong muốn có vòng eo thon gọn hơn; mong muốn có một thân hình trẻ trung, cân đối hơn.
Hãy tham vấn với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm để tìm hiểu thêm về các lựa chọn phù hợp với mình và xem xem liệu bạn có phù hợp với quy trình này hay không.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ quy trình tạo hình thẩm mỹ nào bạn cần tham vấn trực tiếp với một bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm thực hiện loại quy trình này, đồng thời có thể cung cấp các bộ ảnh trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân cũ cho bạn tham khảo. Như vậy họ mới đủ điều kiện để tư vấn những gĩ tốt nhất và AN TOÀN nhất cho bạn.
Mỗi phụ nữ sẽ thay đổi đến một mức độ nào đó tùy vào kích thước, cân nặng của bạn và em bé trong bụng, tốc độ phát triển của em bé và tình trạng làn da của bạn. Như một quy luật, những thay đổi ngoại hình phổ biến nhất là chảy xệ ngực từ nhẹ đến nặng, cơ bụng 6 múi bị kéo giãn tách rời, da thừa có hoặc không có các vết rạn da, mất đi các đường cong ở vùng eo, mô chảy xệ, mỡ tích tụ ở lưng dưới, hông và đùi.
Tất cả những tình trạng này thường có thể được chỉnh sửa và cải thiện bằng một gói gói liệu trình Mommy makeover gồm nhiều quy trình tạo hình thẩm mỹ khác nhau được lựa chọn phù hợp cho từng người.
Tiếp theo, có thể bạn đã phát triển các vết rạn da hoặc các đường gợn xù xì trên da. Cuối cùng bạn có thể có một túi bụng phình ra và chảy dưới rốn hay thậm chí là các cuộn mỡ thừa nổi lên ở hai bên hông, hay một vùng mu phình lên thiếu tế nhị.
Tất cả những yếu tố này sẽ xác định xem bạn có phù hợp với một quy trình hút mỡ, căng da bụng hay cả hai. Tham khảo ý kiến với một bác sĩ tạo hình thẩm mỹ có đầy đủ trình độ chuyên môn để được giải thích rõ về tình trạng thực sự của bạn cũng như các biện pháp có thể khắc phục phù hợp.
Nói thì nói thế nhưng nếu đây là lần mang thai cuối cùng của bạn và bạn không hài lòng với vẻ ngoài thành bụng của mình thì tốt nhất hãy tham vấn với một bác sĩ tạo hình thẩm mỹ có đủ trình độ chuyên môn và cùng nhau đưa ra quyết định xem nên đợi sinh xong mới thực hiện hay thực hiện ngay bây giờ. Không nên cứ ngồi và cảm thấy chán ghét chiếc bụng của mình, hãy hẹn lịch tham vấn đề được đánh giá, kiểm tra và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Mọi người đều biết, mỗi phụ nữ, mỗi thai kỳ, mỗi phản ứng của làn da, cơ thể với thai kỳ đều khác nhau. Ngoài ra các dự định về kế hoạch sinh thêm con và tình trạng của từng thai nhi trong bụng cũng khác nhau ở mỗi người. Do đó, không thể có một câu trả lời cụ thể áp dụng chung cho tất cả phụ nữ. Nhưng cũng có những hướng dẫn cho từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ thường đưa ra trong quá trình tham vấn.
Tôi xin đưa ra những cân nhắc ở những phụ nữ biết chắc chắn mình không mang thai thêm nữa do đã thực hiện một quy trình triệt sản vĩnh viễn. Sau khi sinh xong, tùy vào độ tuổi của bệnh nhân, số lần mang thai, kích thước vong bụng tại thời điểm mang thai bệnh nhân sẽ cần dành thời gian để cơ thể cô ấy có thể ổn định, da có lại và hormone trở lại trạng thái bình thường. Việc cho con bú có thể làm trì hoãn việc trở lại bình thường của cơ thể người phụ nữ, do đó khi xem xét thực hiện một quy trình thường là bệnh nhân cũng nên đã ngừng hẳn việc cho con bú.
Những cân nhắc tiếp theo liên quan đến cơ thể người phụ nữ đạt đến trạng thái ổn định về cân nặng và vóc dáng, ngoại hình.
Bệnh nhân sẽ muốn cân nặng của mình giảm đến mức như mong muốn, da bụng co lại càng nhiều càng tốt để kết quả căng da bụng có thể tốt nhất và duy trì lâu dài.
Ngoài ra, quá trình hồi phục sau căng da bụng sẽ yêu cầu người phụ nữ tránh các hoạt đọng bế em bé, do đó cần có sự hỗ trợ của người khác. Các hoạt động như thay tã cho con, đặt con lên ghế cao, vào xe hơi hay nâng, bế đều cần tránh ít nhất 2 tuần sau khi thực hiện, trong một số trường hợp còn lâu hơn. Việc nhờ ai đó chăm sóc liên tục cho một đứa trẻ rõ ràng không phải là một việc dễ dàng đối với hầu hết các bà mẹ trẻ.
Cuối cùng là việc thực hiện căng da bụng ở những phụ nữ mà có thể sẽ mang thai sau khi đã thực hiện. Rõ ràng, điều này thường rất hay xảy ra trong quá khứ và là một vấn đề của thực tế. Mang thai ngoài ý muốn, những thay đổi vất ngờ về tình trạng hôn nhân, những tình huống này sẽ khiến thai kỳ xảy ra ngay cả khi người phụ nữ không có ý định sinh thêm con. Trong hầu hết các trường hợp, căng da bụng không hề ảnh hưởng đến quá trình mang thai tiếp theo. Nhưng nếu mang thai nữa, da sẽ lại bị kéo căng giãn và lớp cơ bụng đã được thắt chặt lại lại trước đó lại tiếp tục bị căng giãn ra. Tôi thậm chí thấy những phụ nữ mang thai sau khi căng da bụng nhưng không có bất kỳ thay đổi nào dễ dàng nhận thấy. Nhưng cũng có những trường hợp lại xuất hiện với những túi bụng chảy xệ mới và lại cần một ca căng da bụng lại.
Tóm lại, lý tưởng là nên thực hiện căng da bụng sau khi bạn đã sinh xong tất cả các con để không có nguy cơ phải thực hiện thêm một lần nữa. Nhưng nếu bạn không thích vùng bụng của mình và muốn chỉnh sửa lại thì hãy đợi đến khi cơ thể ổn đinh, thực hiện vào một thời điểm thích hợp và sẵn sàng chấp nhận rằng việc lỡ mang thai tiếp là điều không thể tránh khỏi.
Tôi cũng nghĩ, tốt nhất bạn nên giảm phần lớn cân nặng đã tăng trong khi mang thai và giảm xuống số cân nhiều hơn trước khi mang thai khoảng 5-7 kg. Bạn có thể giảm thêm sau khi thực hiện quy trình (mặc dù tốt nhất là nên giảm nhiều nhất có thể trước đó) miễn là mức giảm ít hơn 10% trọng lượng cơ thể bạn.
Có nên sinh thêm con sau combo ngực bụng Mommy makeover không?
Bác sĩ nói với tôi rằng tôi cần nâng ngực lên một chút và tốt nhất là nên dùng túi độn hình giọt nước đặt trên cơ. Nhưng tôi thường nghe thấy nhiều điều không hay về túi hình giọt nước và vị trí đặt trên cơ. Bác sĩ cũng nói rằng tôi bị tách cơ bụng và nên cân nhắc thực hiện căng da bụng mini, nhưng tôi không muốn có một vết sẹo rộng. Tôi đã có 3 đứa con và dự định sinh thêm 1 đứa nữa. Tôi có nên chờ sinh xong rồi mới thực hiện quy trình này không. Tôi 35 tuổi, nặng gần 66kg. Xin các bác sĩ cho ý kiến về trường hợp của tôi. Xin cảm ơn!
- 11 trả lời
- 1341 lượt xem
Uống kháng sinh trước phẫu thuật combo ngực bụng có gây hại gì không?
Tôi sẽ làm phẫu thuật trong 9 ngày tới. Tôi đã bị viêm xoang và bắt đầu dùng thuốc kháng sinh vào ngày hôm qua và sẽ phải dùng tiếp trong 8 ngày. Tôi sắp làm thu nhỏ ngực và tạo hình thành bụng. Tôi biết mình phải chữa xoang trước, nhưng làm phẫu thuật trong lúc amoxicillin vẫn còn trong cơ thể thì có làm sao không, vì trong quá trình phẫu thuật tôi biết là mình sẽ được cho dùng một loại kháng sinh nữa. Cảm ơn các bác sĩ.
- 6 trả lời
- 1117 lượt xem
Có nhất thiết phải đợi bảy ngày sau khi dùng kháng sinh rồi mới gây mê toàn thân không?
Có nhất thiết phải đợi bảy ngày sau khi dùng kháng sinh rồi mới gây mê toàn thân không?
- 10 trả lời
- 594 lượt xem
Vết rạch ở ngực của tôi liệu có cần kháng sinh không?
Tôi đã làm nâng ngực và tạo hình thành bụng được 10 ngày. Vết rạch bên ngực phải đã khiến tôi không yên ngay từ những ngày đầu. Hôm nay vết mổ đau hơn bình thường nên tôi mở ra xem. Mặc dù không bị nóng chút nào, nhưng màu sắc của vết mổ trên băng gạc hôm nay không làm tôi thấy an tâm cho lắm. Tôi cũng đã đính kèm các bức ảnh về các vết rạch ở ngực vào lần thay băng sau 1 tuần, khi đó tôi đã lo lắng về vị trí bất thường của vết mổ. Tôi cần làm gì? Đang là cuối tuần nên không gọi cho bác sĩ được.
- 6 trả lời
- 553 lượt xem