Từ hình ảnh có vẻ như đó là một loại u nang. Rất khó có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên đó cũng có thể là hiện tượng phản ứng với chỉ khâu được dùng trong quá trình phẫu thuật. Hoặc nếu bạn cấy mỡ cùng lúc với quy trình cắt mí thì đó có thể là một nốt mỡ tích tụ hay tình trạng lắng đọng chất béo. Không biết rõ quy trình trước đó thì rất khó có thể đưa ra lời khuyên cụ thể. Tốt nhất nên theo dõi chặt chẽ với bác sĩ của mình.
Đọc thêm: Cắt mí dưới
Trường hợp của bạn cục cứng xuất hiện quá sớm sau phẫu thuật nên rất có thể đây là tình trạng u hạt hoặc phản ứng dị vật. Nếu bác sĩ có đặt các mũi khâu ở bên dưới mí dưới trong quá trình phẫu thuật thì chỉ khâu có thể đã gây ra một dạng mô sẹo được gọi là u hạt. Đồng ý là điều đầu tiên cần làm là matxa, xoa bóp. Tuy nhiên nếu cục cứng này vẫn tồn tại sau 6 tháng thì có thể sẽ cần phẫu thuật lại, rạch da để loại bỏ nó. Qua hình ảnh tôi cũng thấy mí mắt dưới của bạn có vẻ bị co lại hoặc bị kéo xuống dưới, điều này thường là do dùng đường rạch ngoài da trong quá trình phẫu thuật. Điều này có thể phát sinh thêm một nguy cơ nữa trong quy trình chỉnh sửa sau này đó là có thể làm mí dưới bị kéo xuống nhiều hơn nữa gây tình trạng lật mí. Do đó, bạn cần thảo luận kỹ với bác sĩ về nguy cơ này, nếu ông/bà ấy không thoải mái, tự tin với quy trình chỉnh sửa thì tốt nhất nên tìm một bác sĩ khác, chuyên về phẫu thuật mí mắt.
Nhìn rõ một khối lớn, rõ rệt như vậy sau phẫu thuật mí mắt rõ ràng là điều không hề bình thường. Nếu nó mềm, thì đó có thể là u nang chứa dịch lỏng hoặc khối tụ máu nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật có thể dễ dàng hút hoặc loại bỏ nó bằng kim. Tuy nhiên, nếu nó cứng thì sẽ cần phẫu thuật mở ra và cắt bỏ. Mặc dù cục cứng xuất hiện vào thời điểm như bạn nói là quá sớm và hơi bất thường nhưng một cục cứng xuất hiện từ phần phụ của da hoặc từ sụn mi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thông thường đây đều là những vấn đề lành tính. Nếu các biện pháp hiện tại không cải thiện, bạn nên đến gặp một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín khác, họ có thể đưa ra các ý kiến cũng như giải pháp hiệu quả hơn.
Đây dường như là một loại u nang hoặc phản ứng với dị vật. Nếu bạn cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc nằm ở phía trong mí mắt thì đây có thể là do phản ứng với thuốc mỡ được bôi vào mặt trong quá trình phẫu thuật. Thuốc mỡ có thể gây phản ứng dị vật. Để xử lý bạn sẽ cần phẫu thuật lại để cắt bỏ.
Hình ảnh cho thấy bạn có thể bị một số loại tổn thương dạng nang, tình trạng này có thể xảy ra sau phẫu thuật mí mắt. Những tổn thương này bao gồm: tổn thương dạng nang, phản ứng với dị vật, tích tụ mỡ và mô sẹo. Trong giai đoạn đầu xử lý bằng các biện pháp bảo tồn như matxa, chườm ấm là hoàn toàn thích hợp, nếu sau một thời gian không cải thiện thì có thể cần chỉ định cắt bỏ.
Vết sưng/cục cứng trong hình ảnh trông giống như tình trạng phản ứng với chỉ khâu hoặc có thể là mô sẹo. Matxa nhẹ nhàng hoặc đôi khi tiêm steroid có thể giúp ích. Tốt nhất nên theo dõi chặt chẽ với bác sĩ và thử hỏi ý kiến ông/bà ấy về việc tiêm steroid.
Đôi khi sau khi thao tác trên mí mắt có thể xuất hiện tình trạng chắp hoặc lẹo. Vấn đề này cũng có thể tự phát triển mà không cần phẫu thuật. Ngoài ra, đó cũng có thể là u hạt hoặc hiện tượng phản ứng dị vật xảy ra gần vết rạch xuyên kết mạc. Nếu các biện pháp bảo tồn không thể loại bỏ nó thì có thể cần rạch da để cắt bỏ.
Có thể phẫu thuật cho cả mí trên và dưới cùng một lúc không?
Tôi đã phẫu thuật tạo hình mí trên và mí dưới, đồng thời chỉnh sửa sụp mí ở mắt phải. Nhưng bên mắt phải sau phẫu thuật không thể mở được hoàn toàn mà còn bị song thị nữa. Liệu tình trạng này có tự cải thiện không, tôi có cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa không?
Tôi bẩm sinh đã có nhiều nếp nhăn bên dưới mắt và mắt còn bị trũng nữa. Tôi mới 21 tuổi thôi và điều này khiến tôi cảm thấy rất tự ti về vẻ ngoài của mình nên tôi đang muốn tìm một phương pháp để khắc phục. Tôi có nên phẫu thuật tạo hình mí mắt dưới không? Ngoài ra thì còn những lựa chọn nào khác để khắc phục các vấn đề của tôi?
Tôi đã giảm được gần một nửa cân nặng trong 18 tháng nên bây giờ muốn căng da vùng thân dưới, căng da đùi, nâng ngực chảy xệ và căng da cánh tay để loại bỏ da thừa. Nếu thực hiện hết tất cả cùng một lúc thì có an toàn không?
Tôi cao 1m67, nặng 79 kg. Ba tuần rưỡi trước tôi đã phẫu thuật ở bụng để cắt bỏ u xơ tử cung. Trước khi phẫu thuật tôi vẫn cần giảm thêm 6,8 kg nữa và ở bụng có một lượng mỡ vừa phải, nhưng khi đó tôi vẫn có thể hóp bụng vào. Còn bây giờ tôi đã dính phải tình trạng lòi mỡ ở eo, có lớp da và mỡ thừa chảy xệ bên trên vết mổ đẻ, như một cái “kệ” tầm 2,5 cm ngay bên trên vết mổ. Tôi có quá hấp tấp khi mong chuyện này biến mất khi mới chỉ 3 tuần rưỡi không? Có phương pháp không xâm lấn nào mà tôi có thể thực hiện không? Tôi có cần làm thủ thuật xâm lấn trong tương lai, như hút mỡ Vaser hoặc Smartlipo, hay là cần làm tạo hình thành bụng? Tôi có hứng thú với hút mỡ nhưng lại sợ da chảy xệ.
Co rút mí mắt là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất sau phẫu thuật cắt mí dưới, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của đôi mắt.
Có rất nhiều yếu tố thay đổi khi nói đến nâng ngực. Kích cỡ túi độn sẽ thay đổi từ phụ nữ này đến phụ nữ khác. Hình dáng túi độn cũng thay đổi. Và đừng quên rằng bạn cũng có hai lựa chọn chính khi chọn vật liệu túi độn đó là bằng gel silicon hoặc nước muối.
Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.
Cơ thể bạn thay đổi từng ngày như một kết quả của sự lão hóa tự nhiên hoặc sau các sự kiện lớn như mang thai hoặc sinh con. Mặc dù có những thay đổi khiến bạn và người khác có thể nhìn thấy ngay lập tức nhưng cũng có những thay đổi mà chỉ mình bạn mới nhận ra.
Qua nhiều năm, quá trình mang thai và những thay đổi về cân nặng có thể để lại cho bạn một thành bụng mỡ, chùng nhão, lỏng lẻo. Nếu bỗng dưng bạn thấy mất tự tin với vòng hai của mình thì một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng có thể cải thiện được đáng kể.
Tìm chúng tôi trên:-
-