Những nốt ruồi màu nâu, sần sùi trên da là gì?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Dày sừng tiết bã là một loại tăng sinh da lành tính (không phải do ung thư), với biểu hiện có thể giống như mụn cóc.
- Dày sừng tiết bã không gây nguy hiểm và chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khi to, chúng có thể gây ngứa và vướng.
- Tự trang bị kiến thức và đi khám da liễu là cách tốt nhất để phân biệt dày sừng tiết bã, nốt ruồi hay ung thư da.
- Việc phát hiện dày sừng tiết bã từ sớm sẽ giúp cho việc loại bỏ trở nên dễ dàng hơn nhiều đồng thời làm giảm nguy cơ thay đổi sắc tố và để lại sẹo.
Dưới đây là một vài điểm khác biệt giữa nốt ruồi, ung thư da và dày sừng tiết bã, kèm theo những cách để loại bỏ các vùng tổn thương này.
Làm sao để nhận biết nốt ruồi nào là ung thư da?
Có 3 loại ung thư da chính. Ung thư hắc tố là loại ung thư da nguy hiểm nhất và thường hay bị nhầm lẫn với bệnh dày sừng tiết bã. Cách tốt nhất để biết nốt ruồi có phải là ung thư da hay không là đi khám da liễu nhưng bạn cũng nên biết một số dấu hiệu của ung thư hắc tố. Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì khả năng cao vùng tổn thương đó là ung thư hắc tố và cần được loại bỏ ngay lập tức.
- Sự bất đối xứng: Hai nửa của nốt ruồi không cân xứng nhau
- Biên giới: Đường viền không rõ ràng và rất khó phân biệt vùng tổn thương với vùng da bình thường
- Màu sắc: Da bị ung thư hắc tố thường có các vùng màu nâu, đen sẫm hoặc trắng, xám và xanh
- Đường kính: Các vùng tổn thương thường lớn hơn một cm nhưng có nhiều trường hợp bị ung thư hắc tố, các vùng tổn thương chỉ có kích thước như đầu kim vì vậy yếu tố kích thước còn tùy thuộc vào từng trường hợp
Dày sừng tiết bã là gì?
Dày sừng tiết bã là một loại tăng sinh da lành tính (không phải do ung thư), với biểu hiện có thể giống như mụn cóc. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng tăng sinh da này sẽ bắt đầu bằng một vùng tổn thương nhỏ và có thể gây cảm giác ngứa, thô ráp. Dày sừng tiết bã không phải là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng khi những vùng tổn thương này phát triển lớn hơn, chúng sẽ gây ngứa nhiều hơn và khó coi hơn nên nhiều người chọn cách loại bỏ chúng.
Dày sừng tiết bã thường xảy ra trên các vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như mặt, ngực và vai, mặc dù chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Gen di truyền cũng có ảnh hưởng sự phát triển của chứng dày sừng tiết bã, vì vậy nếu cha mẹ bạn bị bệnh này thì khả năng là bạn cũng sẽ bị. Bạn nên bảo vệ da chống lại ánh nắng hàng ngày để ngăn ngừa sự phát triển của căn bệnh này.
Sự khác biệt giữa dày sừng tiết bã và nốt ruồi
Dày sừng tiết bã thường trông giống như các tổn thương da thông thường khác, chẳng hạn như nốt ruồi, dày sừng quang hay ung thư hắc tố. Mặc dù vậy nhưng chứng dày sừng tiết bã có điểm khác biệt là thường hình dạng giống như mụn cóc với bề mặt thô ráp trong khi các tổn thương da khác thường có bề mặt mịn và đồng đều hơn. Các khối u dày sừng tiết bã thường phát triển trên bề mặt da và có thể được cậy hoặc cào ra. Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng mọc lại nếu không được loại bỏ hoàn toàn.
Cách để điều trị bệnh dày sừng tiết bã
Mặc dù bệnh dày sừng tiết bã không gây nguy hiểm và chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên loại bỏ các vùng tổn thương này khi chúng còn nhỏ bởi kích thước càng lớn thì nguy cơ hình thành sẹo sau khi loại bỏ sẽ càng cao. Khi to ra, các vùng dày sừng tiết bã có thể gây ngứa hơn và nhô ra khỏi bề mặt da, gây vướng. Càng để lâu, chúng sẽ càng to hơn và khó coi hơn. Có hai cách chính mà bác sĩ thường sử dụng để loại bỏ các vùng dày sừng tiết bã.
- Cryotherapy (áp lạnh). Đây là phương pháp làm lạnh vùng dày sừng bằng nitơ lỏng. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích da trong quá trình này, nhưng vùng tổn thương sẽ ngay lập tức bị đóng băng. Vào ngày hôm sau vùng được điều trị sẽ phồng rộp và trong 2-3 ngày, vùng da đó sẽ đóng vảy. Sau khoảng 3 - 6 tuần, vảy sẽ tự bong ra, và loại bỏ luôn khối u. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ phải mất 3 - 5 lần điều trị để loại bỏ hoàn toàn những tổn thương cứng đầu này. Việc làm lạnh quá mức có thể dẫn đến các vùng da bị mất sắc tố, biến thành màu trắng và hình thành sẹo. Do đó, để ngăn ngừa điều này, bác sĩ có thể sẽ điều trị từ từ làm nhiều lần.
- Lột da hóa học. Trichloroacetic acid (TCA) có thể được sử dụng để điêu trị dày sừng tiết bã. Phương pháp này cũng sẽ để lại một vảy trong một vài tuần và có thể mất 3 - 6 lần điều trị. Sẹo cũng có thể sẽ hình thành nhưng nếu TCA được dùng đúng cách thì khả năng để lại sẹo là rất thấp.
- Laser. Tia laser loại bỏ vùng dày sừng và để lại một lớp vảy. Phương pháp này thường chỉ cần tiến hành một lần nhưng có thể sẽ tốn kém hơn hai phương pháp trên và cũng để lại sẹo.
- Phương pháp dùng kim điện để đốt khối u dày sừng tiết bã. Phương pháp này sẽ gây đau nhưng chỉ cần đến một lần điều trị duy nhất và cũng có thể để lại sẹo.
Trước khi tiến hành loại bỏ vùng dày sừng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ngay cả sau khi dùng dày sừng được loại bỏ. Sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến vùng đực điều trị bị chuyển màu.
- Có thể phải mất hai hoặc ba lần điều trị để loại bỏ hoàn toàn vùng tổn thương.
- Khi bạn có một vùng dày sừng tiết bã, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiều hơn.
- Hãy kiểm tra lại sau sáu tháng để phát hiện sớm và đảm bảo chúng không phải là ung thư da.
Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy được mọi thứ sống trên da nhưng trên thực tế, có một nhóm vi sinh vật với chủng loại rất đa dạng sinh sống trên làn da và trong cơ thể của chúng ta. Những vi sinh vật này hoàn toàn vô hại và đôi khi còn có lợi trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể và làn da.
Mụn nước ở trên môi có phải là rộp miệng do herpes không?
Bạn đã bao giờ gặp những vùng thô ráp, có màu nâu hoặc đen trên da trông giống như nốt ruồi hay mụn cóc chưa? Nếu đã từng bị thì có thể bạn đã bị bệnh dày sừng tiết bã (seborrheic keratosis).
Bài viết sau sẽ tiếp tục giải đáp những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm.
Bôi kem dưỡng ẩm vào thời gian nào? Cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!