Lý do có cục cứng dưới da sau khi tiêm Restylane?
Những cục nhỏ xuất hiện dưới da mà nhiều người cảm nhận thấy sau khi tiêm chất làm đầy như Restylane, Perlane hay Juvederm là chất làm đầy bị vón lại. Có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Thứ nhất có thể là do chất làm đầy được tiêm quá nông. Thứ hai là do người tiêm vừa rút kim và vừa tiếp tục tiêm, khiến cho một lượng nhỏ chất làm đầy nằm gần bề mặt da. Thứ ba, khi sử dụng kim tiêm đầu nhọn thông thường thay vì kim tiêm đầu tù canula thì sẽ tạo nên nhiều lỗ thủng trong da và chất làm đầy sẽ đi vào trong các lỗ này, tạo ra những cục nhỏ bên dưới da. Do đó, khi tiêm chất làm đầy thì nên sử dụng kim tiêm đầu tù.
Mặc dù hiện tượng nổi cục thường xảy ra do lỗi của người tiêm nhưng vẫn có một số cách mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt nguy cơ gặp phải hiện tượng này. Sau khi tiêm, nên chườm đá lên vị trí tiêm để giảm sưng và mát-xa nhẹ nhàng, liên tục để dàn đều chất làm đầy và giảm hình thành cục cứng. Tuy nhiên, cách này sẽ chỉ có hiệu quả nếu được thực hiện ngay trong 1 – 2 ngày đầu sau tiêm.
Nếu như các cục cứng dưới da không cải thiện sau khi mát-xa thì có nghĩa là chất làm đầy được tiêm quá cao, gần với bề mặt da. Lúc này, để khắc phục thì chỉ có thể tiêm tan filler bằng hyaluronidase (chỉ có tác dụng với chất làm đầy hyaluronic acid như Restylane, Juvederm) hoặc tạo một đường rạch nhỏ trên da để loại bỏ chất làm đầy. Còn nếu không muốn can thiệp thì bạn có thể đợi khoảng 8 tháng – 1 năm để chất làm đầy tự tan.
Restylane là một trong các chất làm đầy được sử dụng rất phổ biến để lấp đầy các nếp nhăn hoặc những vùng bị lõm trên mặt. Do đó, việc cảm nhận thấy chất làm đầy dưới da sau khi tiêm là điều hết sức bình thường. Bạn có thể sờ thấy từ bên ngoài da hoặc cảm nhận được từ bên trong miệng (khi tiêm vào má). Nếu như kết quả sau khi tiêm đúng như mong muốn thì không có vấn đề gì đáng lo ngại cả.
Tuy nhiên, đôi khi khách hàng lại bị nổi cục lên bề mặt da sau khi tiêm Restylane và vấn đề này có thể là do một vài nguyên nhân khác nhau gây nên. Có thể, đó chỉ đơn giản là nốt sần hình thành trong thời gian đầu và điều này là bình thường. Vì chất làm đầy là “vật thể lạ” nên khi được đưa vào da thì cơ thể sẽ có phản ứng, gây sưng và tạo nên một vùng cứng ở xung quanh chất làm đầy. Sau một thời gian, khi cơ thể bắt đầu “quen” với sự hiện diện của chất làm đầy – (vì thành phần hyaluronic acid trong chất làm đầy cũng là chất tự nhiên có trong cơ thể) thì vùng cứng sẽ mềm ra.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà vùng gồ cứng vẫn không hết thì đó có thể là do tiêm không đều hoặc tiêm quá nông. Nếu là do nguyên nhân này thì có thể khắc phục bằng cách dùng đầu tăm bông ấn lên vị trí bị gồ để làm phẳng chất làm đầy xuống nhưng phải cẩn thận để không làm tổn thương da.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, vùng cứng nổi trên bề mặt da còn là do tiêm quá nhiều chất làm đầy và sẽ cần chọc một lỗ nhỏ trên da và nặn chất làm đầy ra ngoài. Điều này phải được thực hiện bởi bác sĩ. Đôi khi không thể nặn chất làm đầy ra ngoài mà sẽ cần phải tiêm enzyme hyaluronidase để làm tan. Tuy nhiên, nếu cục cứng không nổi trên bề mặt da và không gây khó chịu thì cũng không cần lo lắng vì chất làm đầy sẽ tự tan dần theo thời gian và cục cứng cũng biến mất.
Sau khi tiêm filler Restylane, hiện tượng nổi cục dưới da có thể là do:
- Filler được tiêm quá nông
- Filler được tiêm không đều
- Phản ứng viêm kéo dài sau khi tiêm và tạo thành vùng cứng dưới da. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra.
Những vùng có da dày hơn, ví dụ như rãnh mũi – má thường ít bị nổi cục sau khi tiêm filler hơn so với các vùng có da mỏng, ví dụ như rãnh nước mắt.
Trong 3 ngày đầu sau khi tiêm, khách hàng chỉ nên nhẹ nhàng chườm đá lên vùng mới tiêm và không được tự ý làm bất cứ điều gì khác. Việc này sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng sưng và làm mềm vùng mới tiêm.
Sang đến ngày thứ 4 thì có thể bắt đầu mát-xa vị trí có cục cứng. Nên mát-xa liên tục nhiều lần trong ngày và thực hiện trong 3 – 4 ngày cho đến khi cục cứng mềm ra và đạt được kết quả như mong muốn. Có thể mát-xa bằng đầu ngón tay hoặc tăm bông đều được.
Việc cảm nhận thấy filler sau khi tiêm là rất bình thường, chỉ khi nào nổi cục lên trên bề mặt da và nhìn thấy rõ thì mới đáng lo và cần xử lý.
Nếu như đã mát-xa nhưng cục cứng vẫn không hết thì có thể dễ dàng tiêm tan bằng hyaluronidase (Amphadase hoặc Vitrase). Đây là một ưu điểm lớn của các filler hyaluronic acid.
Tuy nhiên, nếu tiêm các loại filler khác, như Radiesse hoặc Artefill và bị nổi cục thì sẽ khó khắc phục hơn. Thường sẽ phải tiêm steroid và massage mạnh để cục cứng mau mềm và đôi khi sẽ phải tiến hành một thủ thuật tiểu phẫu để loại bỏ.
Nhưng nếu thấy có nốt sần hay gờ cứng trên bề mặt da thì nguyên nhân thường là do lực tiêm filler không đều, tạo nên những vùng mà filler tụ lại thành cục trong khi vùng xung quanh lại có rất ít hoặc không có filler.
Một nguyên nhân khác cũng gây nổi cục là do filler được tiêm quá gần bề mặt da.
Nếu xảy ra vấn đề này thì bác sĩ có thể mát-xa vị trí mới tiêm để làm mềm vùng cứng nhưng tránh mát-xa quá nhiều vì điều này sẽ làm giảm độ bền của filler.
Dù tiêm bất kỳ loại filler nào cũng đều có nguy cơ hình thành nên các vùng cứng có thể cảm nhận được bên dưới da, đó có thể là những nốt sần, u hạt hay chỉ đơn giản là filler bị vón lại tại một vị trí. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên điều này là do kỹ thuật tiêm không chính xác.
Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng đều có thể cảm nhận thấy filler ngay sau khi tiêm và bác sĩ sẽ tiến hành mát-xa nhẹ nhàng để dàn đều filler và làm mềm vị trí tiêm. Sau khi về nhà, bạn cũng có thể tự mát-xa để vùng cứng nhanh biến mất. Nếu vài tuần sau khi tiêm mà vẫn còn tình trạng này thì có thể tiêm tan filler bằng hyaluronidase nhưng cách này chỉ có tác dụng với các filler hyaluronic acid như Restylane hay Juvederm. Nếu là các filler khác như Radiesse hay Sculptra thì sẽ không thể tiêm tan được.
Tiêm Restylane có thể sẽ làm xuất hiện những cục nhỏ ở bên dưới da. Điều này cũng có thể xảy ra khi tiêm các chất làm đầy khác như Juvederm. Một số lý do gây nên hiện tượng này gồm có:
- Tiêm chất làm đầy quá nông
- Da quá mỏng và chất làm đầy không được tiêm đủ sâu
- Rút kim tiêm trong khi vẫn bơm chất làm đầy vào da nên để lại một lượng nhỏ chất làm đầy ở gần bề mặt da.
- Không dùng kim tiêm đầu tù mà dùng kim tiêm đầu nhọn thông thường. Việc dùng kim tiêm đầu nhọn sẽ tạo nhiều lỗ thủng trong da và khiến chất làm đầy có thể lọt vào trong, làm hình thành nên các cục cứng. Trong khi đó, kim tiêm đầu tù không tạo ra nhiều lỗ nên có thể ngăn ngừa được vấn đề này.
Những cục nhỏ xuất hiện bên dưới da sau khi tiêm Restylane có thể sẽ tự biến mất sau một vài ngày nhưng nếu sau một thời gian dài mà vẫn còn thì có thể loại bỏ bằng cách tiêm enzyme hyaluronidase.
Cứng dưới da sau khi tiêm filler Juvederm
Tôi mới tiêm filler Juvederm vào các nếp nhăn hai bên mũi và ở cằm. Tôi biết là sẽ bị sưng nhưng tại sao lại có cảm giác cứng dưới da? Tôi sờ thấy có hai đường cứng chạy dọc theo các nếp nhăn. Điều này có bình thường không và sẽ kéo dài bao lâu?
- 6 trả lời
- 10788 lượt xem
Nếu tiêm Restylane và Dysport cùng một lúc thì có bị bầm tím/sưng nặng hơn không?
Tôi đang định tiêm filler Restylane và Dysport vào bên dưới mắt (do bị trũng). Nếu tiêm cùng lúc như thế thì có làm tăng sưng/bầm tím sau khi tiêm không?
- 6 trả lời
- 1144 lượt xem
Đường viền môi bị cứng sau khi tiêm filler
Tôi mới tiêm filler hai tuần trước và đường viền môi trên của tôi vẫn bị cứng. Tôi có nên đi tiêm tan không hay nó sẽ tự mềm ra?
- 5 trả lời
- 4336 lượt xem
Bao lâu thì cục cứng ở rãnh nước mắt do tiêm Restylane mới biến mất?
9 tháng trước tôi có tiêm Restylane vào rãnh nước mắt. Sau khi tiêm xong thì tôi thấy vùng dưới mắt hơi xanh và bị gồ lên. Sờ lên thì thấy dưới mỗi bên mắt đều có cục cứng. Tôi có mát-xa và chườm nóng theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đấy một thời gian thì có thấy cục cứng biến mất nhưng gần đây tôi lại sờ thấy. Tôi nên làm gì bây giờ?
- 7 trả lời
- 2288 lượt xem