1

Loại bỏ mụn trứng cá ngay từ hôm nay

Nhiều người khi có mụn thường cố nặn, cậy hoặc kì cọ mạnh để mụn biến mất nhưng đây là những cách tuyệt đối không nên thực hiện. Việc nặn mụn chỉ làm cho mụn nặng thêm, đặc biệt là khi nốt mụn đó không phải mụn trứng cá.
Loại bỏ mụn trứng cá ngay từ hôm nay Loại bỏ mụn trứng cá ngay từ hôm nay

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Nội dung chính của bài viết

  • Không bao giờ được nặn, cậy hay chọc vào mụn mủ. Hành động này sẽ đẩy vi khuẩn vào sâu hơn dưới da.
  • Không phải loại mụn nào nhìn giống mụn mủ cũng là do vi khuẩn p.acnes gây ra, mà có thể là do tụ cầu khuẩn. Loại mụn này cần cách điều trị riêng biệt.
  • Việc loại bỏ mụn đúng cách thường mất thời gian, thông thường là 2 tuần, nhưng việc làm giảm sưng đỏ có thể nhanh hơn.

Tại sao không nên nặn mụn?

Mụn mủ là loại mụn gây ngứa, đỏ và đôi khi còn rất nhạy cảm. Sự viêm da ở mụn mủ thực chất chỉ là một phần trong những gì mà vi khuẩn mụn p.acnes gây ra. Tuy nhiên, nếu tồn tại với số lượng nhỏ, vi khuẩn mụn lại có lợi cho da. Vi khuẩn mụn ăn lượng dầu thừa trên da, giữ cho da không bị quá nhờn. Thời xưa, con người không dùng bất cứ loại sản phẩm dưỡng da nào mà chỉ dựa vào những vi khuẩn cộng sinh trên da để giữ cho da luôn khỏe mạnh.

Vấn đề thực sự bắt đầu khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông. Khi bị mắc lại bên dưới lớp bã nhờn, vi khuẩn sẽ tiết ra một lượng nhỏ hydrogen peroxide sau quá trình hấp thụ dầu trên da.

Tuy nhiên, hiện tượng viêm mụn thực chất lại do hệ miễn dịch gây ra. Để thoát ra ngoài, vi khuẩn gây mụn tiết ra các chất làm cho tế bào da xung quanh trở nên nhạy cảm với hệ miễn dịch. Do đó, thay vì tiêu diệt vi khuẩn, hệ miễn dịch lại gây viêm cho da. Khi các tế bào da đã chết, vi khuẩn sẽ trở nên vô hại với da, nhưng nếu bị nặn, vi khuẩn mụn sẽ xuống sâu hơn dưới da.

Khi bị nặn, làn da ở vùng mụn sẽ có cơ chế tự chữa lành tuy nhiên, vi khuẩn thì vẫn còn lại bên dưới da. Sau đó, vi khuẩn sẽ lại sản sinh ra các chất khiến hệ miễn dịch tiếp tục gây viêm cho da, nhưng lúc này vi khuẩn đã không còn ở bên trong lỗ chân lông nữa. Do đó, thay vì được đẩy ra ngoài bởi lớp da mới, vi khuẩn mụn sẽ bị mắc kẹt lại bên dưới da.

Sau đó, nốt mụn ban đầu sẽ trở thành mụn viêm hoặc mụn bọc, và chỉ có thể chữa trị bằng cách can thiệp làm mở phần da bên trên hoặc dùng các loại thuốc như Accutane, Retin-A, Differin, hay Tazarac để kích thích da phát triển nhanh hơn và làm mở lỗ chân lông có mụn. Việc nặn mụn có thể gây ra mụn bọc nhưng đây cũng chưa phải điều tệ nhất có thể xảy ra.

Không phải loại mụn mủ nào cũng do vi khuẩn mụn p.acnes gây ra, mà có thể là do tụ cầu khuẩn

Giống như vi khuẩn gây mụn p.acnes, tụ cầu khuẩn cũng thường chỉ tồn tại với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, trong khi vi khuẩn mụn ăn dầu thừa thì tụ cầu khuẩn lại ăn tế bào da chết. Do đó, lúc bình thường, tụ cầu khuẩn cũng có lợi cho da.

Tụ cầu khuẩn thường không ở trong lỗ chân lông vì lỗ chân lông đã bị vi khuẩn mụn p.acnes xâm chiếm.Tụ cầu khuẩn thường xâm nhập vào da thông qua các vết nứt nhỏ li ti hoặc các vết thương hở trên da. Ở bên dưới da, nơi không có không khí và ánh nắng hay các chất tẩy rửa cũng không tiếp cận được, tụ cầu khuẩn này có thể sinh sôi nhanh chóng và tiết ra các chất độc gây ra những nốt mụn mủ có nhân vàng trên da.

Trẻ con thường bị nhiễm tụ cầu khuẩn ở vùng mông trong khi người lớn lại thường bị ở trên mặt. Khác với vi khuẩn gây mụn p.acnes, tụ cầu khuẩn có thể xâm nhập vào bất cứ đâu trên cơ thể và cần được điều trị bằng những phương pháp riêng biệt.

Cả tụ cầu khuẩn và vi khuẩn mụn p.acnes đều có thể lây lan từ tay lên mặt nhưng tụ cầu khuẩn còn có thể di chuyển từ các dụng cụ bếp, ghế công cộng, bồn cầu, quần áo ẩm ướt và xâm nhập vào da. Vi khuẩn mụn thường không lây từ người sang người nhưng nếu một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị nhiễm tụ cầu khuẩn thì nguy cơ bạn bị lây bệnh là rất cao – đặc biệt là khi bị dính chất dịch chảy ra từ nốt mụn của người nhiễm bệnh.

Sự nhiễm khuẩn tụ cầu phát triển nhanh hơn mụn trứng cá rất nhiều và có thể lây lan ra các bộ phận khác trên cơ thể một cách nhanh chóng. Chúng còn có thể gây sốt cho nạn nhân.

Vi khuẩn mụn thường không gây nguy hiểm chết người, ngoại trừ trường hợp người đó bị HIV. Nhưng tụ cầu khuẩn lại gây ra những loại bệnh đe dọa đến tính mạng nạn nhân.

Để trị được tụ cầu khuẩn, bạn cần đến những biện pháp mạnh hơn nhiều so với khi điều trị mụn trứng cá, hoặc tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ khi trên da xuất hiện những nốt mụn có nhân vàng, lây lan nhanh chóng và sờ vào có cảm giác ấm. Việc hiểu rõ được sự khác biệt giữa mụn trứng cá và nhiễm khuẩn tụ cầu là bước đầu tiên trong quá trình trị mụn.

Các bước đơn giản để loại bỏ mụn trứng cá mủ

Khi đã chắc chắn rằng loại mụn mà mình gặp phải là mụn trứng cá chứ không phải các vấn đề về da khác thì nên nhớ rằng tuyệt đối không được làm cho mụn trở nên nặng hơn. Không được chà xát, bóp, nặn hay chọc vào nốt mụn. Bạn nên chọn những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có bọt mịn để làm sạch da vì các sản phẩm có bọt quá to sẽ gây kích ứng da.  Không dùng các loại sữa rửa mặt có chứa chất ăn mòn và cồn vì cồn làm khô da.

Bên cạnh đó, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau để trị mụn trên da.

  • Ngăn chặn sự viêm trên da. Bạn có thể dùng tinh dầu tràm trà để làm nốt mụn bớt đỏ. Sau khi rửa mặt sạch vào mỗi sáng, dùng một cây tăm bông sạch nhúng tinh dầu tràm trà và chấm trực tiếp lên nốt mụn, lưu ý không được để tinh dầu tràm trà dính vào mắt hay miệng. Trong khi benzoyl peroxide chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, không có tác dụng trị viêm, thìtinh dầu tràm trà có thể đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ.
  • Dưỡng ẩm. Có một sự khác nhau cơ bản giữa dầu và độ ẩm của da. Dầu ở trên bề mặt da còn độ ẩm thì ở bên trong da. Việc bôi kem dưỡng ẩm 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp các lỗ chân lông trên da được mở ra một cách tự nhiên. Nước là chất dưỡng ẩm tốt nhất cho da. Bạn chỉ cần xịt nước trực tiếp lên da là đã có thể làm tăng độ ẩm lên đến 500%. Tuy nhiên, việc này thường không tiện lợi lắm vì thế bạn nên dùng các loại kem dưỡng có chứa dầu và nước, nhưng không được có cồn.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng. Da sẽ không thể khỏi mụn nếu như bị cháy nắng. Khi tiếp xúc với ánh nắng, mụn trứng cá sẽ để lại những đốm thâm đậm màu trên da. Vì thế phải luôn bảo vệ da cẩn thận khi đi ngoài trời nắng.
  • Tẩy da chết. Các loại tẩy da chết có thành phần AHA hay BHA có tác dụng làm bong da chết, đẩy nhanh quá trình thay da và kích thích sự phát triển của các tế bào da khỏe mạnh bên dưới mụn và đẩy mụn ra khỏi lỗ chân lông.
  • Ngăn không cho mụn quay trở lại bằng cách tránh các loại thực phẩm có thể gây mụn như đồ ăn chứa nhiều iốt hoặc cá biển và các loài hải sải có vỏ tôm, cua, ốc.
  • Nhiều người còn bị mụn khi ăn chocolate. Một nghiên cứu tại trường Đại học Miami đã phát hiện ra rằng ăn 168g chocolate đen có thể gây ra đến 85 nốt mụn trong 5 ngày ở đàn ông trưởng thành. Tuy nhiên, chocolate sữa lại không gây ra vấn đề nghiêm trọng như chocolate đen.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách trị mụn trứng cá bằng các loại thuốc uống
Cách trị mụn trứng cá bằng các loại thuốc uống

Bạn không thể trị được mụn chỉ với một viên thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng loại thuốc phù hợp và đúng cách thì có thể đẩy nhanh quá trình lành mụn.

Trị bệnh trứng cá đỏ bằng một loại bọt mới
Trị bệnh trứng cá đỏ bằng một loại bọt mới

Một phương pháp cũ trong điều trị bệnh trứng cá đỏ nay đã được phát triển và đạt được thành công vượt trội.

Tổng hợp các loại thuốc và phương pháp trị mụn trứng cá
Tổng hợp các loại thuốc và phương pháp trị mụn trứng cá

Việc trị mụn không bao giờ có thể thành công sau một đêm nhưng vẫn có những sản phẩm đem lại sự thay đổi tích cực chỉ sau 48 giờ hoặc có khả năng loại bỏ mụn hoàn toàn sau 48 ngày – 2 tháng.

Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý ở da ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời của họ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi đang uống Bactrim lần thứ hai. Liệu mụn trứng cá còn tái phát sau lần uống này nữa không?
  •  8 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2343 lượt xem

Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?

Cách nhận biết mụn trứng cá do nội tiết?
  •  7 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3602 lượt xem

Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?

Da em đang bị mụn viêm và da rất nhiều dầu ướt cả mặt. Em uống isotretinoin 10mg được 4 ngày và chưa thấy tình trạng khô da. Cho em hỏi là khi nào thuốc mới có tác dụng ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2321 lượt xem

Da em đang bị mụn viêm và da rất nhiều dầu ướt cả mặt. Em uống isotretinoin 10mg được 4 ngày và chưa thấy tình trạng khô da. Cho em hỏi là khi nào thuốc mới có tác dụng ạ?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt 06:33
Cận cảnh quá trình điều trị mụn thịt quanh mắt
♻️ Laser CO2 Fractional - Công nghệ SỐ 1 về điều trị mụn thịt? Chỉ 40 phút thực hiện ? Liệu trình: 1-2 lần? Điều trị tận gốc...
 4 năm trước
 2082 Lượt xem
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot 01:25
Hướng Dẫn Sử Dung Mỹ Phẩm Trị Mụn Calahara Acne Spot
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1807 Lượt xem
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không 01:06
TRỊ MỤN tại Kangnam có HẾT SẠCH không
❌ Đột nhập phòng trị mụn, phỏng vấn khách hàng trực tiếp☄ Ánh sáng Nano tác động vào vùng da mụn?Tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn?Ức chế...
 3 năm trước
 1482 Lượt xem
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ 08:26
Quy Trình Điều Trị Mụn Tại Trung Tâm Điều Trị Mụn Dr Huệ
Nguồn: Dr Huệ
 4 năm trước
 1252 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây