Làm sao để biết tôi có bị lồi đáy vú không?
Nhìn trên ảnh thì núm vú đúng là nằm hơi cao. Rất khó để hạ thấp núm vú mà không để lại sẹo trên bầu ngực. Ngoài ra, túi độn cũng quá thấp và lệch ra bên ngoài (sang bên cạnh). Do đó cần sửa lại bằng cách khâu bớt bao xơ để đưa túi độn lên cao hơn và hướng vào trong (có thể cần nới rộng khoang chứa túi độn thêm một chút về phía xương ức). Như vậy cũng sẽ điều chỉnh được cả vị trí của núm vú. Cách này sẽ đơn giản hơn là dịch chuyển trực tiếp núm vú và không để lại sẹo trên bầu ngực.
Bên ngực kia cũng có vấn đề tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn. Nếu túi độn được đặt dưới cơ thì không nên thực hiện các bài tập cơ ngực trên/nâng tạ trong 6 tuần sau khi phẫu thuật vì cơ ngực có thể đẩy túi độn lệch khỏi vị trí.
Vì bạn vừa treo ngực sa trễ (qua đường rạch hình mỏ neo) và vừa đặt túi độn ngực nên lồi đáy vú không chỉ là do vị trí của túi độn mà còn là do kỹ thuật treo ngực sa trễ.
Nguyên nhân gây nên vấn đề là do bác sĩ cắt đi không đủ da ở vùng bên ngoài của bầu ngực phải. Do đó mà mô vú tự nhiên và túi độn đều dồn về vùng da lỏng lẻo và khiến cho phần bên ngoài của bầu ngực phình lên so với phần bên trong. Bên cạnh đó, nửa bên ngoài của nếp gấp chân ngực bên phải cũng thấp hơn so với bên trái. Do đó mà ngực trái trông ổn hơn.
Ngoài ra, phức hợp quầng vú – núm vú bên phải cũng bị dịch vào bên trong (hướng về xương ức) quá nhiều so với bên trái. Hai núm vú cần cách nhau khoảng 21cm, có nghĩa là khoảng cách từ mỗi bên núm vú đến trục thẳng chính giữa ngực là khoảng 10.5 cm (hoặc có thể hơn nhưng phải bằng nhau). Hai núm vú của bạn nằm hơi gần đường trục này so với bình thường và bên phải gần hơn bên trái.
Điều này làm cho quầng vú - núm vú lộ ra ngoài áo lót, khiến cho phần bên ngoài của bầu ngực đầy đặn quá mức và tạo cảm giác lồi đáy vú. Hãy tưởng tượng nếu núm vú bên phải được dịch ra ngoài khoảng 1cm thì bộ ngực trông sẽ đẹp hơn nhiều và không còn bị lồi đáy vú nữa. Núm vú lệch ở bên phải còn làm cho hai bên ngực trông không cân đối. Núm vú không nằm ở vị trí chính giữa trên bầu ngực là một vấn đề thường gặp sau nâng ngực bằng túi độn nhưng thường là bị lệch sang bên cạnh chứ hiếm khi bị lệch vào trong. Khi núm vú lệch sang bên thì ngực trông sẽ đỡ “bất thường” hơn là lệch vào trong vì ở bộ ngực bình thường thì núm vú cũng hơi hướng ra ngoài.
Trong trường hợp của bạn thì sẽ không thể hạ thấp núm vú - quầng vú xuống thêm được nữa. Nếu hạ thì sẽ để lại thêm sẹo trên bầu ngực. Tuy nhiên, có thể cắt thêm da thừa để cải thiện kết quả hiện tại.
Đọc thêm: Lồi đáy vú
Về vấn đề túi độn ở ngực phải bị lệch thì cần sửa lại bằng cách khâu đóng bao xơ (capsulorrhaphy).
Túi độn bị cứng 27 năm không biết có nên tháo bỏ không?
Tôi 48 tuổi và đã từng đặt túi độn silicone dưới cơ 27 năm trước. Chỉ một thời gian ngắn sau thì túi độn của tôi bắt đầu bị cứng nhưng không gây đau. Vì túi độn đã cũ nên tôi không biết có nên tháo bỏ hay không. Tôi lo là nếu tháo bỏ thì có thể bác sĩ có thể sẽ không lấy hết gel silicone ra ngoài được và lượng silicone sót lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi không có ý định thay túi độn mới, chỉ muốn tháo bỏ thôi.
- 5 trả lời
- 1054 lượt xem
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm