Có thể làm cầu răng sứ bên trên trụ Implant và nối với răng thật không?
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có bất kì bằng chứng đáng tin cậy nào ủng hộ hay phản đối phương pháp thay thế răng bằng cách làm cầu răng thật với trụ Implant nhưng đa số đa số bác sĩ nha khoa đều không khuyến khích cách làm này do thực tế cho thấy việc này có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn. Trong bất cứ trường hợp nào thì không nên nối bất cứ thứ gì với một trụ Implant bởi điều này sẽ làm cho trụ Implant phải chịu tác động lớn hơn bình thường khi răng thực hiện các chức năng nhai, cắn.
Răng thật được hỗ trợ trong ổ răng nhờ dây chằng nha chu. Dây chằng này đóng vai tò như một bộ phận hấp thu chấn động giúp lảm giảm áp lực lên răng khi nhai hay nghiến răng,… Nó còn giúp răng có thể dịch chuyển linh hoạt ở một mức độ nhỏ để không bị vỡ.
Trong khi đó, sau khi trồng răng Implant, cấu trúc xương phát triển bao lấy trụ Implant, khiến cho nó không thể dịch chuyển được. Khi cầu răng sứ được sử dụng để nối răng thật với trụ Implant, đầu của cầu răng được gắn với răng thật sẽ dịch chuyển trong khi đầu có trụ Implant thì cố định. Sự khác biệt này sẽ khiến cho phần cầu răng ở răng thật bị tách ra, trụ Implant bị hỏng do tiêu xương hoặc cầu răng, răng thật, trụ Implant bị nhô ra hoặc thụt vào trong so với hàm, dẫn đến cầu răng bị mất cân bằng và gây cản trở đến khớp cắn.
Do đó, theo tôi, không nên làm giảm độ bền của cầu răng bằng cách này.
Trong trường hợp này, cầu răng sẽ được dùng để liên kết trụ Implant với răng khôn nên tôi sẽ không tán thành vì răng khôn là một răng có vị trí rất khó tiếp cận và việc can thiệp sẽ rất phức tạp.
Thay vì dùng cầu răng sứ, bạn nên cân nhắc đến phương án lắp một trụ Implant nữa vào vị trí răng hàm thứ hai bị mất hoặc làm cầu cho hai răng lấy răng hàm thứ ba làm trụ. Hai phương pháp này sẽ có chi phí ngang nhau nên tùy thuộc vào khớp cắn và các yếu tố khác mà bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn thích hợp.
Tuy nhiên còn một vấn đề nữa là răng hàm thứ ba là vị trí không hề lý tưởng để làm trụ cho cầu răng sứ, do chiếc răng này thường không mọc đủ, hay bị lệch hoặc có phần chân ngắn. Nếu dùng răng hàm thứ ba làm trụ thì cần đảm bảo rằng chiếc răng đó đáp ứng đủ các điều kiện thì cầu răng mới bền lâu và điều này thường rất khó.
- Trụ Implant và răng tự nhiên liên kết với xương hàm theo hai cách khác nhau, do dó việc liên kết chúng lại với nhau thì có thể gây ra những vấn đề sau này.
- Răng hàm thứ ba thường dễ bị bệnh về lợi và sâu răng và đa phần cần được nhổ bỏ để có thể vệ sinh răng tốt hơn. Vì vậy, việc dùng chiếc răng này làm trụ cho bridge không được khuyến khích.
- Vùng bên trong của cung hàm trên phải chịu lực nhai lớn và cấu trúc xương hàm thường mỏng hơn so với những vùng khác. Giải pháp hợp lý nhất là lắp một trụ Implant cho mỗi răng bị mất.
Mặc dù đây là vấn đề còn đang gây tranh cãi, có bác sĩ cho rằng việc này là có thể , có bác sĩ lại cho rằng không thể nhưng kể cả những người cho rằng có thể cũng không khuyến khích tiến hành cho răng hàm thứ ba. Đây là một lựa chọn có tỉ lệ rủi ro cao nên nếu bạn muốn sự đầu tư của mình bền lâu nhất có thể thì không nên mạo hiểm.
Thời gian hồi phục sau trồng răng implant?
Tôi đang tính trồng răng Implant và tôi muốn biết thời gian hồi phục của phương pháp này? Tôi cần nghỉ việc trong bao lâu và có đau lắm không? Bao lâu thì tôi có thể ăn uống bình thường?
- 25 trả lời
- 3239 lượt xem
Biến chứng thường gặp của trồng răng implant
Tôi đang cân nhắc việc trồng răng implant nhưng lại lo lắng về các vấn đề không mong muốn và biến chứng. Tôi nghe nói phương pháp này có thể làm tổn thương dây thần kinh và thậm chí là tiêu xương. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhiễm trùng. Phương pháp trồng răng implant có thật sự có những rủi ro này không?
- 20 trả lời
- 2232 lượt xem
Mất răng: lựa chọn trồng răng Implant hay làm cầu răng sứ?
Tôi đọc được một bài báo nói rằng: “Phương pháp trồng răng Implant để thay thế răng bị mất là giải pháp lâu dài tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, vì trụ Implant rất hiếm khi cần thay nên về lâu dài thì phương pháp trồng răng Implant sẽ kinh tế hơn so với cầu răng sứ.” Điều này có đúng không?
- 20 trả lời
- 2116 lượt xem
Trồng răng Implant khi bị tiêu xương hàm
Hàm trên của tôi bị tiêu xương nghiêm trọng và bác sĩ nói cần phải nhổ răng và dùng răng giả nguyên hàm. Tôi muốn trồng răng Implant nhưng với lượng xương bị tiêu thì điều này là không thể. Liệu việc sử dụng Emdogain (dẫn xuất từ khuôn men răng), các kĩ thuật tái tạo xương hay ghép xương có thể giúp bổ sung thêm lượng xương cần thiết để tiến hành trồng răng Implant không? Tôi không muốn phải dùng răng giả nguyên hàm.
- 12 trả lời
- 1708 lượt xem
Cách hạn chế nguy cơ tiêu xương sau trồng răng Implant
Liệu Fosamax và các loại thuốc chống loãng xương khác có hạn chế được nguy cơ tiêu xương không?
- 11 trả lời
- 1992 lượt xem
Ghép xương ổ răng được thực hiện sau khi mất răng hoặc nhổ răng được gọi là sự bảo tồn ổ răng