Khi nào thì cần phải treo sa trễ?
Ảnh của bạn cho thấy vú nằm ở vị trí thấp trên thành ngực và có sự không cân đối đáng kể. Ngực bên trái của bạn lớn hơn nhưng cũng bị chảy xệ và lệch sang bên cạnh nhiều hơn. Mặc dù núm vú của bạn có thể không nằm thấp hơn so với nếp gấp chân ngực nhưng mức độ chảy xệ cũng tương đối do mô vú ở vị trí thấp trên ngực. Tất cả những vấn đề này ảnh hưởng đến phương pháp được lựa chọn và hiệu quả mà bạn đạt được sau khi phẫu thuật.
Bạn có thể chỉ cần đặt túi độn mà không treo sa trễ , nhưng vấn đề ở đây là, đó có phải là một lựa chọn tối ưu cho bạn hay không. Để cải thiện được tình trạng hiện tại, bạn sẽ cần một túi độn tương đối lớn và nó sẽ cần phải được đặt ở vị trí thấp trên thành ngực của bạn để lấp đầy phần da và mô chảy xệ ở phần ngực dưới. Khi túi độn được đặt ở vị trí thấp như vậy, núm vú của bạn sẽ vẫn thấp và có thể hướng xuống dưới, bạn sẽ vẫn còn một phần da và mô chảy xệ ở phần dưới và bên cạnh ngực trái. Ngoài ra, với việc túi độn được đặt ở vị trí thấp, phần ngực bên trên sẽ không được đầy đặn, và với túi độn hình tròn, ngực sẽ không có độ dốc tự nhiên.
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi "Có cần treo chảy xệ không?" thì về lý thuyết, câu trả lời là không cần, nhưng tôi không nghĩ kết quả sau khi phẫu thuật sẽ tối ưu và bền lâu. Đa số phụ nữ đều muốn tránh phải treo sa trễ nhưng nếu phương án thay thế có quá nhiều điểm hạn chế thì tốt nhất bạn vẫn nên chọn nó, thêm một vài vết sẹo vẫn tốt hơn là các vấn đề phát sinh sau này. Ngoài ra, với phẫu thuật treo chảy xệ, sự không cân đối giữa hai bên ngực của bạn cũng có thể được giải quyết và bạn sẽ không cần phải dùng hai túi độn có kích thước khác nhau.
Từ hình ảnh của bạn thì có vẻ như tình trạng chảy xệ của bạn đang ở mức độ I. Điều này có nghĩa là vị trí núm vú của bạn ở ngang nếp gấp chân ngực. Ở một số bệnh nhân có mức độ chảy xệ giống như bạn, muốn tăng kích thước vú một cách đáng kể và không ngại việc kết quả cuối cùng thì có thể chỉ cần nâng ngực bằng túi độn mà không cần treo sa trễ. Tuy nhiên với cách này, bạn sẽ cảm thấy ngực vẫn hơi thấp một chút.
Một vấn đề khác cần phải xem xét khác là sự không cân đối giữa hai bên ngực. Có vẻ như ngực bên trái của bạn thấp hơn một chút so với bên phải. Nếu không được tiến hành phương pháp treo sa trễ, sự không cân đối này sẽ còn rõ rệt hơn sau khi đặt túi độn. Theo tôi, bạn nên chọn phương án tiến hành cả treo sa trễ và đặt túi độn.
Bạn nên thảo luận kĩ với bác sĩ để quyết định xem có nên phẫu thuật nâng ngực chảy xệ breast lift cùng lúc với đặt túi độn hay không. Quyết định này sẽ còn phụ thuộc vào vị trí núm vú, số đo vú và quan trọng nhất là mục tiêu của bạn.
Nếu vấn đề duy nhất mà bạn quan tâm là thể tích và độ nhô của vú và bạn muốn không bị những vết sẹo mà phương pháp breast lift để lại thì bạn chỉ cần đặt túi độn nhưng bạn cần biết rằng mô vú sẽ có nguy cơ cao bị chảy xệ xuống dưới túi độn. Hiện tượng này xảy ra là do phương pháp nâng ngực bằng túi độn hầu như không có hiệu quả cải thiện một bộ ngực chảy xệ. Tôi khuyên bạn không nên chọn cách đặt túi độn có kích cỡ lớn để “lấp đầy” vùng ngực chảy xệ bởi cách làm này có thể gây ra nhiều biến chứng về lâu dài và hầu hết các bệnh nhân chọn phương án này cuối cùng đều không hài lòng. Phương pháp đặt túi độn có thể giúp cho ngực trông có vẻ như được nâng cao hơn nhưng lại không thay đổi được vị trí núm vú.
Nếu vấn đề mà bạn quan tâm là thể tích và độ nhô, đồng thời muốn quầng vú – núm vú ở vị trí cao hơn thì bạn nên muốn xem xét việc phẫu thuật nâng ngực chảy xệ cùng với đặt túi độn và chấp nhận những vết sẹo sau khi phẫu thuật.
Nếu núm vú nằm bên trên so với nếp gấp chân ngực thì bạn có thể nâng ngực bằng túi độn, với túi độn được đặt dưới cơ không hoàn toàn (kỹ thuật Dual Plane).
Nếu tổ hợp quầng vú - núm vú nằm ở dưới nếp gấp dưới vú thì treo sa trễ là điều cần thiết. Phương pháp này sẽ để lại nhiều sẹo hơn so với phương pháp đặt túi độn nhưng sẽ đưa quầng – núm vú lên một vị trí cao hơn và giúp ngực trở nên hấp dẫn hơn.
Bởi vì không thể dự đoán trước được mô vú sẽ phản ứng ra sao đối với việc bị mở rộng sau khi đặt túi độn nên lựa chọn tốt nhất cho bạn là đặt túi độn trước rồi theo dõi và treo sa trễ vào một lần phẫu thuật riêng biệt.
Hai bên ngực của bạn không được cân nhau. Ngực bên trái chảy xệ thấp hơn so với ngực bên phải. Để điều chỉnh cho hai bên ngực cân đối nhau thì bạn cần phải tiến hành phẫu thuật nâng ngực chảy xệ breast lift. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy sự không cân đối này không thành vấn đề thì có thể bạn sẽ không cần.
Bác sĩ sẽ tiến hành đo và kiểm tra cụ thể để xem bạn có cần treo chảy xệ hay không, nhưng có một nguyên tắc chung là nếu núm vú của bạn ở dưới nếp gấp chân ngực hoặc hướng xuống phía dưới thì bạn sẽ cần.
Hãy thảo luận với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về những ưu và nhược điểm của việc kết hợp thêm treo sa trễ khi đặt túi độn. Nếu không muốn, bạn có thể đặt túi độn trước và sau này mới tiến hành treo chảy xệ nếu cảm thấy cần thiết (6 tháng sau)
Câu hỏi của bạn cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm: có nên thực hiện treo sa trễ cùng với nâng ngực bằng túi độn hay không. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải biết rằng việc chỉ đặt túi độn sẽ làm tăng các vấn đề hiện tại của bộ ngực. Nếu ngực bạn bị chảy xệ, phương pháp đặt túi độn sẽ làm cho ngực lớn hơn và nặng hơn, cuối cùng khiến cho ngực càng chảy xệ nặng khi các mô giãn ra. Và đây là điều mà không ai muốn cả.
Những bức ảnh mà bạn thấy trên mạng của những bệnh nhân chỉ đặt túi độn mà không treo chảy xệ đa phần đều là ảnh chụp trong vòng 6 - 12 tuần sau khi phẫu thuật. Nếu bạn nhìn ảnh trong giai đoạn 1 - 3 năm sau khi phẫu thuật thì bạn sẽ thấy sự khác biệt lớn. Do đó, nếu bạn muốn ngực gọn hơn mà vẫn giữ nguyên hình dạng, kích thước thì bạn nên phẫu thuật treo chảy xệ.
Với trường hợp của bạn thì bạn có thể chọn một trong hai cách đều được. Nếu cả hai ngực của bạn đều giống như ngực phải thì bạn chỉ cần đặt túi độn thôi là đủ nhưng ngực bên trái chảy xệ hơn ngực bên phải một cách đáng kể, hơn nữa núm vú cũng thấp hơn. Nếu như bạn không mấy bận tâm đến vấn đề này thì chỉ cần đặt túi độn. Còn nếu cảm thấy muốn khắc phục tình trạng chảy xệ và sự không cân đối này thì bạn sẽ cần treo sa trễ breast lift.
Việc thực hiện cùng lúc nâng chảy xệ và đặt túi độn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí và phương pháp nâng chảy xệ sẽ đem lại hai lợi ích chính: đưa tổ hợp quầng – núm vú lên cao hơn và đồng thời cải thiện vấn đề mất cân đối giữa hai bên ngực.
Để khắc phục tình trạng chảy xệ, bạn sẽ cần phương pháp treo ngực sa trễ. Các dấu hiệu ngực bị chảy xệ bao gồm mô vú chảy xuống dưới nếp gấp dưới vú, bao gồm cả tổ hợp quầng – núm vú và khoảng cách dài từ xương ức xuống tổ hợp quầng - núm vú. Nếu chỉ tiến hành một mình phương pháp nâng ngực bằng túi độn thì sẽ không đủ để khắc phục được tình trạng chảy xệ và đáp ứng yêu cầu bạn. Mặc khác, nếu kết hợp thêm phương pháp treo chảy xệ, bạn sẽ vừa có thể nâng ngực cao hơn, giải quyết được sự không cân đối giữa hai bên ngực và đồng thời giúp ngực trở nên đầy đặn hơn.
Do đó, phương án tốt nhất cho bạn là kết hợp nâng ngực bằng túi độn với treo chảy xệ.
Câu trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc vào kết quả bạn muốn có được sau khi phẫu thuật. Nếu chỉ đặt túi độn ngực mà có thể mang lại một kết quả làm bạn hài lòng thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo cách này. Nếu bạn muốn làm cho ngực cao hơn, da căng hơn và không bị chảy xệ và thì cần thiết phải tiến hành cả phương pháp nâng ngực bằng túi độn và treo chảy xệ breast lift. Còn nếu bạn muốn ngực cao hơn, săn chắc hơn và nhỏ gọn hơn thì bạn có thể cân nhắc phẫu thuật thu nhỏ ngực và đặt túi độn.
Khi đến tư vấn, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nên chọn phương án phẫu thuật như thế nào dựa trên những kinh nghiệm của họ và tình trạng thực tế của bạn. Vì thế, bạn nên đến những nơi uy tín với độ ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ cao để có kết quả ưng ý nhất.
Hiện tại, ngực bạn đang bị chảy xệ mức độ nhẹ. Tổ hợp quầng – núm vú vẫn đang nằm ở bên trên so với nếp gấp chân ngực nhưng hai bên ngực của bạn hơi có sự chênh lệch (bên trái to hơn và chảy xệ hơn so với bên phải). Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề bằng phương pháp nâng ngực bằng túi độn mà không cần treo sa trễ, với túi độn kích thước lớn đặt trên cơ ngực. Ngực bạn sẽ to hơn, ít chảy xệ hơn và không nhìn rõ sẹo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngực tròn và gọn hơn thì phải cần đến treo sa trễ.
Các ảnh chụp của bạn cho thấy bạn là một đối tượng rất phù hợp cho phương pháp treo ngực chảy xệ breast lift. Phương pháp này được thiết kế để định hình lại núm vú ở vị trí cao hơn trên ngực.
Vị trí của núm vú là yếu tố quyết định việc một bệnh nhân nên treo chảy xệ và đặt túi độn. Đặt túi độn vẫn là một lựa chọn cho bạn và có thể được thực hiện riêng biệt. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đặt túi độn, bạn sẽ không khắc phục được tình trạng chảy xệ và vị trí núm vú sẽ vẫn thấp. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để treo vú cao hơn và cũng không phải kỹ thuật nào cũng cần nhiều đường mổ nên bạn không phải lo lắng về vấn đề sẹo sau khi phẫu thuật.
Phương pháp nâng ngực bằng túi độn nếu chỉ được thực hiện một mình sẽ khôi phục lại thể tích ngực bị mất và cũng đem lại hiệu quả treo cao ngực ở mức độ thấp. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ chảy xệ của bạn, bạn có thể sẽ cần cả phương pháp nâng ngực bằng túi độn và treo sa trễ. Từ ảnh chụp của bạn và kết quả bạn mong muốn, bạn nên kết hợp cả hai phương pháp này. Quá trình phẫu thuật sẽ cần được thiết kế sao cho giữ túi độn ở vị trí thấp trong khi nâng mô vú và núm vú lên vị trí chính giữa đằng trước túi độn.
Việc kết hợp giữa treo chảy xệ và đặt túi độn là một phương pháp tương đối phức tạp nên bạn cần tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã có chứng chỉ của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế để quá trình phẫu thuật được an toàn và mang lại kết quả cao nhất.
Nâng chảy xệ sẽ giúp cho ngực được nâng lên cao và gọn hơn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách loại bỏ phần da chảy xệ và sắp xếp lại các mô vú bên dưới để định hình lại và nâng đỡ vú. Đồng thời, tổ hợp núm vú - quầng vú cũng được nâng lên vị trí lý tưởng ở bên trên nếp gấp dưới vú. Thông thường khi có tuổi hoặc sau khi mang thai, tổ hợp núm vú - quầng vú thường bị to ra.Vấn đề này cũng có thể được khắc phục trong quá trình treo chảy xệ.Thông thường, nếu tổ hợp quầng – núm vú của bạn ở ngang bằng hoặc dưới nếp gấp chân ngực thì bạn nên treo chảy xệ để định hình lại vú.
Ngực phụ nữ thường mất đi sự săn chắc và chảy xệ dần theo thời gian, tình trạng này càng trở nên rõ rệt hơn khi có tuổi, sau khi mang thai, cho con bú, tăng cân, giảm cân. Điều này dẫn đến tình trạng chảy xệ. Phương pháp nâng ngực bằng túi độn có thể có không cần kết hợp với treo sa trễ.Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, tôi khuyên bạn nên tiến hành treo sa trễ để định hình lại vú do hai bên ngực của bạn không đều nhau đồng thời điều chỉnh vị trí núm vú, sau đó mới đặt túi độn để khôi phục thể tích bị mất.
Mục đích của phương pháp treo sa trễ chỉ là đưa tổ hợp quầng – núm vú lên vị trí cao hơn trên bầu vú. Bạn hoàn toàn có thể chỉ đặt túi độn ngực mà không cần treo nhưng núm vú chắc chắn vẫn sẽ ở vị trí thấp như hiện tại.
Ngoài ra, mặc dù túi độn có thể lấp đầy phần vú bị mất thể tích và cải thiện sự đầy đặn nhưng vị trí của chúng sẽ thấp hơn mong đợi của bạn. Nếu bạn đặt túi độn bên dưới cơ, ngực bên trái của bạn chắc chắn vẫn sẽ thấp hơn ngực bên phải.
Hoặc quá trình treo chảy xệ có thể được thực hiện sau quy trình đặt túi độn trong một lần phẫu thuật riêng biệt.
Tôi đề xuất phương án đặt túi độn trên cơ và hạ thấp nếp gấp dưới vú để bạn không phải phẫu thuật treo sa trễ nhưng đề xuất này của tôi được đưa ra chỉ dựa trên ảnh chụp của bạn, bạn vẫn nên sắp xếp một vài buổi tư vấn với bác sĩ thẩm mỹ để bác sĩ giúp bạn chọn ra phương án hợp lý nhất.
Có phải nhiễm trùng vết mổ sau 3 tuần treo ngực sa trễ?
Xin chào các bác sĩ, tôi cần một số lời khuyên cho tình trạng vú của mình. Tôi đã phẫu thuật vào cách đây gần 3 tuần, nhưng vết mổ có vẻ không tốt, ngày càng chuyển biến tệ hơn. Tôi đã gọi cho bác sĩ nhưng họ nói với tôi là nó hoàn toàn bình thường, nó lành theo kiểu ấy. Nhưng tôi không biết nên nghĩ như nào cho đúng về tình trạng này? Làm ơn giúp tôi. Thực tế đây đã là lần thứ 2 tôi phẫu thuật, lần thứ nhất cách đây 4 tháng nhưng tôi không hài lòng với kết quả vì họ mổ quanh quầng vú (phương pháp này không giúp khắc phục chảy xệ triệt để). Lần mổ thứ 2 tôi thực hiện treo sa trễ toàn phần với đường mổ hình mỏ neo.
- 11 trả lời
- 8183 lượt xem
Có phải ngực tôi bị chảy xệ khá nặng không?
Tôi 20 tuổi và cảm thấy ngực tôi đang bị chảy xệ. Tôi có nên treo sa trễ hoặc thu nhỏ ngực không?
- 5 trả lời
- 1342 lượt xem
Tại sao vết sẹo treo ngực sa trễ của tôi lại bị như thế này? Có phải bị tụ dịch không?
Tôi phát hiện thấy là vết khâu ở bên dưới ngực bị dày, có màu tím và dúm lại. Có phải do kỹ thuật khâu của bác sĩ không? Không biết vết sẹo sau này có bị dày và xấu không? Lúc sờ bên dưới ngực phải tôi còn cảm nhận thấy có cục cứng nữa. Trước khi phẫu thuật không hề có cục cứng này. Tôi nghi là bị tụ dịch. Các bác sĩ cho tôi hỏi là tôi bị làm sao với?
- 4 trả lời
- 1440 lượt xem
Sau treo ngực sa trễ 8 tuần: có phải tôi bị nhiễm trùng không?
Tôi mới phẫu thuật treo ngực sa trễ được 8 tuần (vừa treo ngực sa trễ và vừa đặt túi độn). Sáng nay tôi phát hiện thấy có một lỗ nhỏ màu đỏ. Đến tối thì lại chuyển sang màu vàng. Khi nhìn gần thì thấy có dịch màu vàng rỉ ra nhưng chỉ có rất ít thôi. Tôi đã lau đi, rửa bằng nước sạch và vệ sinh bằng dung dịch sát trùng rồi dán urgo lên. Như thế có phải là bị nhiễm trùng không và tôi nên làm gì?
- 6 trả lời
- 2489 lượt xem
Đây có phải là dấu hiệu nhiễm trùng sau treo ngực sa trễ không?
Tôi mới treo ngực chảy xệ 18 ngày trước. Sau 2 tuần, khi tháo băng thì tôi phát hiện thấy có một sợi chỉ nhỏ nhô ra ở dưới hai bên ngực. Tôi đoán là phần chỉ chưa tiêu còn sót lại. Tôi có nên kéo ra hoặc cắt đi không? Tôi cần làm gì để ngăn ngừa nhiễm trùng?
- 4 trả lời
- 2469 lượt xem