Có phải nhiễm trùng vết mổ sau 3 tuần treo ngực sa trễ?
Cảm ơn câu hỏi và hình ảnh cung cấp của bạn. Mặc dù không thể xác định chính xác khi chỉ nhìn hình ảnh nhưng có vẻ như không phải vết mổ của bạn bị nhiễm trùng. Bạn bị loét dọc theo đường mổ dọc và tại chỗ giao nhau giữa các đường rạch mổ. Điều này đôi khi xảy ra với treo ngực sa trễ toàn phần và phổ biến hơn ở phẫu thuật thu nhỏ ngực phì đại. Tình trạng này là do đây là vùng lưu lượng máu được cung cấp đến ít nhất nhưng lại chịu sức ép nhiều và căng nhất. Vì những lý do này nên một phần da không sống được và bị tróc ra.
Nhìn chung, nhiễm trùng thường đi kèm với những cơn đau, sưng tấy, có thể sốt và ớn lạnh. Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào như vậy thì bạn có thể không bị nhiễm trùng.
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc tại chỗ vết thương này. Đừng quấn băng vào những vùng vết thương đã khô và kín miệng. Tốt nhất là nên dùng gạc thấm nước và thay đổi gạc thường xuyên. Các vết sẹo sẽ dần ổn định và có thể được chỉnh sửa lại trong tương lại nếu cần.
Rất tiếc là bạn phải mổ đến lần thứ hai mới đạt được độ treo sa trễ như mong muốn. Vết mổ của bạn trông không phải bị nhiễm trùng nhưng có một số chỗ chưa lành hẳn. Những chỗ này có thể sẽ bị nhiễm trùng vì vẫn còn hở và tuần hoàn máu vẫn chưa phục hồi trở lại – đây chính là lý do tại sao đến thời điểm hiện tại vết thương khó lành. Tình trạng này không phải là hiếm và bác sĩ phẫu thuật trước tiên cần trấn an cũng như chỉ dẫn bạn cách chăm sóc để không làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số gợi ý thực tế: Nếu bạn đang hút thuốc hoặc thậm chí tiếp xúc với khói thuốc thì phải ngừng ngay lập tức. Tại vị trí giao nhau giữa đường mổ dọc và đường mổ ngang của chữ T ngược (kiểu mổ hình mỏ neo) trong treo sa trễ là khu vực máu lưu thông kém. Vết sẹo dọc thực sự lành tốt nhất và rất khó có thể nhìn thấy, NHƯNG đầu tiên nó phải lành hẳn đã. Vết thương không thể lành nếu lưu lượng máu tại chỗ không được lưu thông. Nếu bạn không hút thuốc hoặc ở cạnh những người hút thuốc hoặc sử dụng miếng dán nicotine patch giúp từ bỏ thuốc lá vĩnh viễn, kẹo cao su…thì tốt. Nếu có, bạn hãy ngừng NGAY LẬP TỨC! Hiện tại vết thương của bạn vẫn bị hở miệng một ít và rất dễ bị nhiễm trùng.
Hãy giữ vết thương sạch sẽ. Rửa nhẹ ngàng bằng xà phòng và nước (không chứa oxy già hydrogen peroxide), thấm khô và dùng một miếng gạc sạch băng trên vết rạch. Tôi khuyên bạn không nên dùng thuốc mỡ kháng sinh ba (như Neosporin or Mycitracin). Chẳng có thuốc mỡ nào có thể chữa trị được vì việc sử dụng nhiều có thể khiến vết thương bị mềm ra và mở rộng hơn nữa, thậm chí còn kích thích gây dị ứng mà sẽ “nhìn có vẻ” như bị nhiễm trùng. Vì vậy nếu bạn sử dụng càng nhiều thuốc mỡ thì vết thương càng nặng chứ không tốt hơn (bởi vì đó là phản ứng dị ứng chứ không phải nhiễm trùng).
Sử dụng nước không chứa oxy già hydrogen peroxide vì tuy oxy già có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nhưng cũng ức chế sự tăng trưởng các tế bào biểu mô và có thể làm chậm quá trình lành bệnh. Trường hợp ngoại lệ là khi vết thương bị chảy mủ thì có thể rửa 1 hoặc 2 lần với dung dịch sát trùng oxy già cho đến khi sạch lại.
Mặc dù vết mổ của bạn thực sự không giống bị nhiễm trùng nhưng các mô đã bị tổn thương. Chúng sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn các vị trí đang lành khác của vết mổ. Vì vậy mặc dù không khuyến cáo dùng kháng sinh đường uống vì tôi nghĩ vết thương này sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhưng tôi muốn giới thiệu bạn sử dụng kháng sinh phổ rộng để GIẢM THIỂU nguy cơ những vùng chưa lành hẳn bị nhiễm trùng, ý tôi là để đề phòng.
Nếu túi độn có liên quan đến tình trạng này (vết thương chưa lành) thì việc sử dụng kháng sinh phổ rộng là rất quan trọng để giảm thiểu khả năng gây nhiễm trùng.
Nếu bị sốt, ớn lạnh, hoặc chảy mủ ở vết thương thì bạn cần lưu ý. Tình trạng này nên được bác sĩ phẫu thuật theo dõi chăm sóc và điều trị kháng sinh thích hợp, kịp thời (điều này nghĩa là có thể thay đổi không sử dụng kháng sinh ngăn ngừa như được đề nghị ở trên nữa mà chuyển sang một loại kháng sinh điều trị thích hợp).
Hãy mặc một chiếc áo ngực bằng cotton, không gọng nhưng có hỗ trợ nhẹ nhàng. Tránh nâng vật nặng, căng thẳng hoặc hoạt động gây kéo căng vết mổ. Bạn mới mổ được 3 tuần nên vết mổ còn chưa liền và độ bền vết mổ còn kém, nên kiểm tra ít nhất mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn nữa nếu cần hoặc nếu thấy vết thương thay đổi.
Mặc dù có thể để lại sẹo mờ ở những khu vực này nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên nó đẹp đến mức nào khi lành lặn hẳn so với những gì bạn nghĩ hôm này. Vì vậy, là bệnh nhân, hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên và làm theo lời khuyên của ông/bà ấy. Hãy hỏi về những gợi ý ở trên nếu không đồng ý với lời khuyên từ bác sĩ của bạn.
Đọc thêm: nhiễm trùng vết mổ sau treo sa trễ
Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nên kiểm tra và theo dõi sát sao tình trạng của bạn. Nếu bạn thấy vết thương đỏ lên nhiều hoặc nhiều mô xung quanh bị nóng và đỏ thì cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức để được điều trị tích cực. (May mắn là tình trạng này hiếm khi xảy ra).
Thật khó để biết vết thương của bạn có nhiễm trùng hay không và triệu chứng mẩn đỏ mà bạn nói có liên quan đến tình trạng viêm thường xảy ra trong quá trình lành vết thương hay không. Việc phân biệt, xác định rõ ràng rất quan trọng và không thể thực hiện nếu không trực tiếp kiểm tra tình trạng sức khỏe hoặc hiểu rõ chi tiết về quá trình mổ trước đó.
Không phải là điều bất thường khi bệnh nhân gặp các vấn đề trong quá trình lành vết thương sau treo ngực sa trễ. Vấn đề thường xảy ra ở chỗ giao nhau giữa đường mổ dọc và đường mổ nằm ngang nếp gấp chân ngực. Ở vị trí này vết thương có nguy cơ bị tách ra (mở miệng) vì nhiều lý do bao gồm: cung cấp máu kém đến da tại vị trí này, sức đè hướng xuống của các mô vú gây khó khăn cho vết thương kín miệng và có nhiều vi khuẩn ở đường chân vú. Tất cả những yếu tố này có thể “đóng góp” đáng kể vào việc làm hở miệng vết thương.
Một khi bị loét, vết thương có xu hướng liền lại trong quá trình gọi là quá trình liền sẹo lần 2. Khi vết thương lành sẽ có một phản ứng viêm dữ dội có thể làm vết thương đỏ tấy lên. Hiện tượng lành vết thương lần hai có thể thường bị nhầm lẫn với hiện tượng nhiễm trùng.
Vì những lý do này mà phải theo dõi chặt chẽ vết thương. Nếu có hiện tượng nhiễm trùng, nên dùng thuốc kháng sinh ngay lập tức. Tạm thời bạn cứ tiếp tục chăm sóc vết thương và thường xuyên thay đổi đồ mặc ngoài. Khi chăm sóc tốt và giữ gìn sạch sẽ vết thương sẽ liền miệng. Hiếm khi phải mố lại lần 2 để chỉnh sửa lại vết sẹo.
Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra trực tiếp. Cứ yên tâm là rất nhiều khả năng bạn không bị nhiễm trùng, mà chỉ là đang gặp một số vấn đề trong quá trình lành vết thương ở chỗ giao nhau giữa đường mổ dọc và đường mổ ngang nếp gấp vú. Đây là khu vực máu lưu thông kém nhất nhưng lại phải chịu sức ép lớn nhất từ các mô vú (ép xuống) dọc theo đường mổ.
Mỗi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có những khuyến cáo khác nhau nhưng theo tôi, tôi muốn bạn dùng dải băng (không dính) vô trùng quấn quanh vết thương để giữ nó được sạch sẽ và khô ráo. Không đặt túi độn thì sẽ ít lo ngại hơn là đặt túi độn.
Hãy nhớ là, đến gặp bác sĩ và kiểm tra trực tiếp là việc làm tốt nhất lúc này.
Rất tiếc khi bạn đã gặp phải biến chứng trong lần mổ trước. Việc loét bề mặt da trong quá trình lành vết thương lần 2 có thể xảy ra sau khi treo ngực sa trễ. Không thể xác định chính xác tình trạng của bạn có phải bị nhiễm trùng hay không nếu không trực tiếp kiểm tra. Nhưng bất kỳ triệu chứng mẩn đỏ, sưng, chảy nước, sốt đều là dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương.
Tôi khuyên bạn nên thường xuyên thăm khám bác sĩ phẫu thuật và gọi cho ông ấy ngay nếu những vấn đề này tiến triển xấu để được điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể xác định xem vết thương của bạn có cần mở ổ (loại bỏ các mô đã chết từ vết thương) hoặc thực hiện các thủ tục điều trị khác hay không và hướng dẫn bạn chăm sóc hậu phẫu.
Vết mổ có vấn đề sau khi treo ngực sa trễ không phải là hiếm. Tình trạng này có thể là do nguồn cung cấp máu đến vết mổ bị giảm và do vết mổ bị căng quá mức.
Nhiễm trùng cũng là vấn đề bệnh nhân cần quan tâm. Nếu thấy vết thương bị chảy nước, mẩn đỏ hoặc bạn bị sốt thì là triệu chứng nhiễm trùng. Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương cũng là một ý kiến hay. Tuy nhiên để nó tự lành là cách tốt nhất đối với loại vết thương này. Một khi đã lành vết sẹo có thể được kiểm tra lại để xem hình ảnh của nó. Hãy theo dõi vết thương và thường xuyên thăm khám bác sĩ để đảm bảo vết thương đang tiến triển tốt.
Tình trạng mà bạn đang trải qua không phải là hiếm với treo sa trễ và thu gọn ngực phì đại. Vị trí vết mổ phải chịu sức nén nhiều từ các mô vú, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Tình trạng của bạn cũng có thể là do chỉ khâu nổi lên hoặc vấn đề nào đó khác. Vui lòng đến gặp bác sĩ có trình độ chuyên môn của bạn để được kiểm tra và nói cho ông/bà ấy về các mối lo ngại của bạn, đồng thời lên kế hoạch điều trị.
Sau treo ngực sa trễ 8 tuần: có phải tôi bị nhiễm trùng không?
Tôi mới phẫu thuật treo ngực sa trễ được 8 tuần (vừa treo ngực sa trễ và vừa đặt túi độn). Sáng nay tôi phát hiện thấy có một lỗ nhỏ màu đỏ. Đến tối thì lại chuyển sang màu vàng. Khi nhìn gần thì thấy có dịch màu vàng rỉ ra nhưng chỉ có rất ít thôi. Tôi đã lau đi, rửa bằng nước sạch và vệ sinh bằng dung dịch sát trùng rồi dán urgo lên. Như thế có phải là bị nhiễm trùng không và tôi nên làm gì?
- 6 trả lời
- 2507 lượt xem
Đây có phải là dấu hiệu nhiễm trùng sau treo ngực sa trễ không?
Tôi mới treo ngực chảy xệ 18 ngày trước. Sau 2 tuần, khi tháo băng thì tôi phát hiện thấy có một sợi chỉ nhỏ nhô ra ở dưới hai bên ngực. Tôi đoán là phần chỉ chưa tiêu còn sót lại. Tôi có nên kéo ra hoặc cắt đi không? Tôi cần làm gì để ngăn ngừa nhiễm trùng?
- 4 trả lời
- 2491 lượt xem
Sửa sẹo sau treo ngực sa trễ nhưng vết khâu bị hở sau 5 ngày, có phải là nhiễm trùng?
Tôi mới treo ngực sa trễ và do chỉ khâu ở bên trên hai núm vú bị trồi lên nên 5 hôm trước tôi mới phải phẫu thuật sửa sẹo. Hôm nay tôi phát hiện dọc theo vết khâu ở quanh quầng vú bên phải có những vết thương hở hình tròn, còn có máu và mủ nữa. Như thế là bị làm sao? Có phải do lỗi của bác sĩ không? Tôi nên làm thế nào bây giờ?
- 4 trả lời
- 2787 lượt xem
Cách ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật treo sa trễ
Hai tuần nữa tôi định sẽ treo ngực sa trễ nhưng tôi tìm hiểu thì thấy nói là sau phẫu thuật có thể bị nhiễm trùng. Có nhiều người bị nhiễm trùng không? Và tôi cần làm gì để ngăn ngừa?
- 5 trả lời
- 969 lượt xem
Tắm sau khi treo ngực sa trễ được 4 ngày có sợ bị nhiễm trùng hay mủn chỉ khâu không?
Tôi mới phẫu thuật treo sa trễ kết hợp đặt túi độn 4 ngày trước. Bác sĩ nói là tôi có thể tắm được rồi nhưng tôi lo là còn hơi sớm, nếu tắm bây giờ thì sẽ bị nhiễm trùng và sẽ làm mủn chỉ khâu. Nếu chỉ lau người thôi thì có sao không?
- 3 trả lời
- 1296 lượt xem
Biến chứng vết mổ chậm liền, loét hoặc bị nhiễm trùng sau phẫu thuật treo ngực sa trễ