Có thể kết hợp thực hiện đồng thời hút mỡ bụng với tạo hình thành bụng không?
Hút mỡ bụng và tạo hình thành bụng là 2 quy trình thường được thực hiện đồng thời cùng nhau NHƯNG bệnh nhân cần cân nhắc khi áp dụng.
Dưới đây là 2 LÝ DO vì sao việc kết hợp hai quy trình này có thể gây ra vấn đề đáng ngại:
1- Ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu - vùng da bụng có 3 nguồn cung cấp máu chính, bao gồm các động mạch ở háng (hai bên đùi); các mạch máu đi qua khối cơ bụng (mạch xiên) và một vài mạch máu nối dài, mở rộng thường chạy ở phía dưới xương sườn. Tất cả 3 mạng lưới này kết nối với nhau để nuôi sống vạt da bụng bên trên.
Trong quá trình tạo hình thành bụng, nguồn cung cấp máu từ các động mạch ở háng và mạch xiên sẽ bị cắt đứt – CHỈ còn lại các mạch máu nối dài phía dưới xương sườn đảm nhiệm việc nuôi dưỡng mọi thứ.
Vì không có bất cứ hệ thống động mạch cung cấp máu dự phòng nào khác, nên bất kể những thương tổn hay tình trạng hẹp xảy ra ở những mạch máu này (thường gặp ở những bệnh nhân hút thuốc lá) đều có thể dẫn đến tình trạng hoại tử da bụng ở vùng dưới rốn và dẫn đến vết thương hở, khó lành.
DO ĐÓ – mặc dù chúng tôi thường xuyên hút mỡ ở vùng lưng và đùi nhưng chúng tôi không bao giờ hút mỡ ở những vị trí trên bụng, nơi mà đã hoặc sẽ được tách ra để nâng lên trong quá trình phẫu thuật, do đó, nếu hút mỡ ở những vùng này, bác sĩ cần HẾT SỨC cẩn trọng và không được hút nhiều như bình thường.
2- Thời gian mổ. Thời gian phẫu thuật càng nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao. Đáng ngại nhất là các cục máu đông ở tĩnh mạch sâu (DVT) bị bong, vỡ ra và có thể di chuyển đến phổi (gây chứng thuyên tắc phổi), hay thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Câu hỏi của bạn rất phổ biến. Câu trả lời còn phụ thuộc vào vị trí thực hiện hút mỡ.
Có: nếu hút mỡ được thực hiện ở những vị trí khác như hai bên sườn dưới và hai bên đùi ngoài, thì có thể kết hợp cùng căng da bụng
Không: Trong quá trình phẫu thuật tạo hình thành bụng, lớp da và mỡ bụng sẽ được nâng lên khỏi lớp cơ bụng bên dưới, sau khi thực hiện những thao tác cần thiết, vạt này sẽ được kéo phủ lại xuống và cắt bỏ phần thừa đi. Việc kéo phủ xuống này sẽ kéo căng lớp da và mỡ bụng bên trên thành một lớp mỏng hơn, do đó không cần thiết hút mỡ cho vùng bụng trên này.
Ngoài ra, hút mỡ ở bụng trong trường hợp này cũng không được khuyến khích thực hiện vì nguồn cung cấp máu đến vạt da và mỡ bụng lúc này sẽ phụ thuộc vào các mạch máu chạy qua vùng bụng. Do đó, hút mỡ có thể làm phá hỏng những mạch máu này, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu dẫn đến hoại tử da (các vùng da chết), hoặc bệnh nhân sẽ phải mất đến vài tháng mới có thể lành vết thương hoặc cần phẫu thuật lại.
Hút mỡ và phẫu thuật tạo hình bụng (căng da bụng đặc biệt là loại căng da bụng mini) có thể được thực hiện đồng thời kết hợp với nhau. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là có nên như thế hay không?
Dưới đây là những câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định thực hiện:
- Khi kết hợp thực hiện, tổng thời gian dự kiến gây mê là bao nhiêu? Khoảng thời gian này phải ở mức an toàn nằm trong giới hạn cho phép.
- Lợi ích có được từ hút mỡ điêu khắc thường ít hơn nếu hai quy trình này được thực hiện cùng lúc. Để có được kết quả tối ưu, tốt nhất là bạn nên hút mỡ để loại bỏ các túi mỡ thừa tích tụ. Sau đó đợi cho đến khi cơ thể hoàn toàn hồi phục thì thực hiện căng da bụng để có thể đạt được lợi ích tạo hình cơ thể tốt hơn.
Hút mỡ phẫu thuật tạo hình thành bụng (Lipoabdominoplasty) đúng như tên gọi của nó: một gói kết hợp giữa hút mỡ và căng da bụng. Hai quy trình riêng biệt được kết hợp thành một giúp mang lại kết quả thẩm mỹ tốt nhất có thể cho thành bụng của bạn. Bụng sẽ được tạo hình, điêu khắc nhờ hút mỡ, sau đó đạt đến diện mạo lý tưởng bằng cách loại bỏ các túi mỡ cứng đầu bằng phương pháp căng da bụng. Đồng thời, thành bụng của bạn sẽ được xử lý để trở nên săn chắc, phẳng mịn hơn với công đoạn cắt bỏ da thừa lỏng lẻo trong căng da bụng.
Hút mỡ phẫu thuật tạo hình thành bụng đôi khi được gọi là một loại căng da bụng mới. Nhưng thực tế, đó là một kỹ thuật tiên tiến hơn nhằm tạo điều kiện chỉnh sửa một lúc nhiều vấn đề xảy ra trên thành bụng của bạn và sẽ mang lại những kết quả tốt nhất từ hai quy trình phẫu thuật đầy hiệu quả đã được chứng minh qua nhiều năm này. Nói thì nói thế nhưng cần đặc biệt chú ý đến trình độ, kỹ năng của bác sĩ để có thể thực hiện đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn.
Trong khi đó, hút mỡ chỉ loại bỏ mỡ thừa ở những nơi tích tụ quá nhiều. Đôi khi hai quy trình này cũng được kết hợp với nhau để tạo ra kết quả thẩm mỹ đẹp nhất. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện theo cách an toàn nhất có thể, chứ không được gây ra thêm rủi ro tiềm ẩn. Đầu tiên tôi thường thực hiện phần căng da bụng, sau đó đánh giá xem liệu có còn bất kỳ mỡ thừa cứng đầu nào cần loại bỏ bằng hút mỡ hay không.
Kế đến, nếu xem xét thực hiện hút mỡ để cải thiện kết quả, tôi sẽ tiêm vào dung dịch căng mô, dung dịch này sẽ giúp làm co các mạch máu ở vùng điều trị và làm giảm nguy cơ chảy máu cũng như bầm tím khi hút mỡ.
Nếu phát hiện bất kỳ vùng da bụng nào không có lưu thông máu hoặc lưu thông máu kém, bị ảnh hưởng, tôi sẽ dừng lại ngay và không thực hiện hút mỡ để tránh nguy cơ xảy ra các vấn đề liên quan đến quá trình chữa lành vết thương sau đó. Nếu da bụng có vẻ vẫn hồng hào khỏe mạnh, và lưu thông máu không bị tổn thương, tôi cũng sẽ chỉ hút mỡ với số lượng hạn chế và hết sức cẩn thận, thường thì sẽ hút ở hai bên sườn, và có thể ở cả vùng bụng trên và/hoặc vùng mu.
Trong phẫu thuật thẩm mỹ, khả năng chữa lành vết thương sẽ nhờ vào khả năng lưu thông máu tốt đến các mô. Do đó, thực hiện một cách an toàn để tránh biến chứng luôn được xem là cách thực hiện khôn ngoan nhất, thay vì cứ can thiệp mạnh bạo và để bệnh nhân chịu nguy cơ khi thao tác quá nhiều một lúc.
Có những vị trí có thể an toàn khi hút mỡ trong quá trình căng da bụng nhưng có những vị trí lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Nhất là đối với vùng xung quanh rốn và vùng bụng dưới, nơi mà lưu lượng máu đến bị hạn chế, khi thực hiện cho dù là bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng cần hết sức thận trọng.
Ngoài ra sức khỏe của bệnh nhân cũng là vấn đề rất quan trọng. Một bác sĩ đầy kinh nghiệm có thể thực hiện hút mỡ ở một số vị trí trên cơ thể bệnh nhân trẻ tuổi khỏe mạnh nhưng sẽ không thực hiện cho bệnh nhân lớn tuổi hơn có các vấn đề về sức khỏe. Các bác sĩ thường lo lắng về khả năng cung cấp máu đầy đủ cũng như độ an toàn nói chung của quy trình thực hiện. Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn được chứng nhận sẽ là người tốt nhất để giải đáp chi tiết cho bạn những vấn đề này.
Hút mỡ hoạt động hiệu quả nhất ở những vùng có mỡ thừa, nhưng lớp da bên trên vẫn có độ săn chắc và đàn hồi. Đây thường là những đặc điểm ở hai bên hông và đùi. Ở vùng bụng, da đã bị kéo căng giãn, do đó mặc dù chỉ thực hiện hút mỡ vẫn có thể cải thiện đường nét nhưng da sẽ chảy xệ nhiều hơn và khi mỡ thừa đã được hút bỏ, thành bụng chỉ còn lại lớp da chảy xệ trông còn trở nên tồi tệ hơn. Giải pháp tốt nhất sau đó là thực hiện một quy trình căng da bụng để loại bỏ cả da và mỡ thừa (và thắt chặt khối cơ bụng đã bị lỏng lẻo ở dưới). Điều này sẽ mang lại kết quả cuối cùng phẳng mượt hơn nhiều so với chỉ hút mỡ không. Việc kết hợp hai quy trình này cho phép chúng tôi mang lại cho bạn những đường nét, vóc dáng hài hòa, cân đối hơn chỉ trong một quy trình duy nhất.
Một lợi ích khác khi kết hợp những quy trình này đó là bệnh nhân sẽ giảm được một phần chi phí so với thực hiện riêng biệt từng quy trình. Đây là một điều mà mọi người thường đánh giá rất cao.
Hút mỡ là quy trình tạo đường nét cơ thể giúp thu gọn vùng eo, hai bên sườn, các túi mỡ hoặc các khối mỡ khó coi khác để mang lại vóc dáng cơ thể thon gọn, sắc nét hơn.
Khi kết hợp thực hiện căng da bụng với hút mỡ, bạn thực sự có thể tối đa hóa kết quả đạt được. tuy nhiên cần tham vấn trực tiếp với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn để đảm bảo bạn phù hợp với cả hai quy trình này.
May mắn thay hiện đã có những kỹ thuật đặc biệt có thể giảm thiểu những rủi ro này khi kết hợp hút mỡ bụng với căng da bụng. Hãy tham vấn trực tiếp với một bác sĩ chuyện thực hiện nhiều ca căng da bụng và đặt thật nhiều câu hỏi. Hút mỡ bụng có thể chẳng mang lại thêm nhiều lợi ích mà thay vào đó lại là rủi ro. Mặc dù có thêm rủi ro nhưng nếu được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn với kỹ thuật phù hợp thì sẽ tạo ra kết quả cuối cùng tuyệt vời.
Căng da bụng hay còn gọi là phẫu thuật tạo hình thành bụng, là một quy trình nhằm loại bỏ da thừa và mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng, đồng thời khôi phục, thắt chặt các khối cơ bụng đã bị suy yếu, mang lại một thành bụng săn chắc phẳng mịn hơn. Chúng tôi hầu như luôn kết hợp hút mỡ vào các ca căng da bụng của mình để có thể điêu khắc tổng thể 360 độ tất cả các mặt cơ thể nhằm mang lại vóc dáng, những đường nét nữ tính nhất cho bệnh nhân.
Cả hai quy trình đều là những kỹ thuật rất hiệu quả nếu được thực hiện bởi những bác sĩ có đầy đủ chuyên môn và có thể mang lại kết quả vô cùng ấn tượng. Bạn cần chọn chính xác bác sĩ thực hiện cho mình, đảm bảo ông ấy được đào tạo chuyên môn phù hợp và có kinh nghiệp đáp ứng mọi mục tiêu của bạn cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đừng chọn một bác sĩ chỉ chuyên về 1 trong 2 quy trình này cho dù trình độ của ông/bà ấy có được chứng nhận đi chăng nữa.
Các quy trình kết hợp này đều rất an toàn và hiệu quả nếu được thực hiện trong tay đúng người. Bác sĩ PHẢI là người có trình độ chuyên môn về TỪNG quy trình trong gói Mommy makeover và phải có nhiều kinh nghiệm thực hiện các quy trình kết hợp, cũng như có thể giảm thiểu thời gian phẫu thuật. Việc kết hợp thực hiện các quy trình có thể mang lại kết quả vô cùng ấn tượng nhưng AN TOÀN là TRÊN HẾT. Bạn chắc chắn phải chọn bác sĩ phẫu thuật một cách chính xác và chắc chắn ông/bà ấy có đủ trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để đáp ứng những mục tiêu của mình cũng như đảm bảo an toàn từ đầu đến cuối.
Nhiều năm trước người ta đã rất “tâm huyết” với việc hút mỡ khối lượng lớn, nhưng phương pháp này được cho là nguyên nhân chính góp phần gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật và sự “tâm huyết, nhiệt tình” này ngày nay đang dần giảm đi, đặc biệt là khi được kết hợp với các quy trình phẫu thuật lớn khác. Hiệp hội các Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ đã soạn một loạt các hướng dẫn về sự an toàn của các quy trình khi được thực hiện tại phòng khám và các cơ sở tư nhân và lượng mỡ hút ra là một trong những chủ đề chính mà họ đưa vào hướng dẫn của mình.
Theo nguyên tắc chung, tôi không hút quá 1000ml mỡ khi kết hợp thực hiện với các quy trình lớn khác và tôi cũng không thực hiện cho những bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30. Nhiều bác sĩ phẫu thuật khác có những nguyên tắc dễ dàng hơn, nhưng bạn nên hỏi cụ thể xem nguy cơ của bạn ở mức trung bình hay cao dựa trên tình trạng sức khỏe chung, độ tuổi, cân nặng và các yếu tố khác.
Ngoài ra, tôi và nhiều bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khác ngày nay khi bắt đầu thực hiện đều cho bệnh nhân uống một liều nhẹ thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân, và mặc dù hiện tượng các cục máu đông bị vỡ ra và di chuyển qua đường lưu thông đến phổi khá hiếm gặp nhưng đây là tình trạng rất đáng sợ, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Hãy trao đổi chi tiết với bác sĩ của bạn về những lựa chọn tốt nhất cho mình.
Tuy nhiên khi kết hợp thực hiện với căng da bụng cần có những cân nhắc về lượng mỡ hút ra cũng như vị trí hút mỡ có thể thực hiện. Điều này phần lớn là do yêu cầu phải đảm bảo duy trì lưu lượng máu đầy đủ đến mô vùng bụng để đảm bảo cho quá trình chữa lành, hồi phục hậu phẫu. Với những bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện các quy trình kết hợp và có nghiên cứu khoa học về nó, họ thường dễ dàng thực hiện đồng thời cả hai. Điều này mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân.
Nếu đây là quy trình bạn đang xem xét thực hiện thì một cuộc tham vấn trực tiếp với bác sĩ sẽ giúp bạn xác định xem mình có phù hợp hay không.
Khi thực hiện phẫu thuật căng da bụng, việc rạch một đường dài ở vùng bụng dưới và nâng vạt da bụng lên sẽ làm gián đoạn một số nguồn cung cấp máu đến vạt da bụng này. Do đó nếu thực hiện hút mỡ trong quá trình căng da bụng sẽ có khả năng làm phá hủy nguồn cung cấp máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hoại tử da và các vấn đề liên quan đến quá trình chữa lành vết thương. Nếu các bệnh nhân cần hút mỡ bụng tôi muốn thực hiện quy trình này vào một ngày nào đó trong tương lai.
Tuy nhiên nếu hút mỡ ở hông và đùi kết hợp căng da bụng thì lại có những lợi thế đáng kể, vừa có thể đồng thời cải thiện ngoại hình, vừa tiết kiệm chi phí trong khi bệnh nhân lại chỉ phải trải qua một quy trình phẫu thuật. Mặt khác, nỗ lực thực hiện hút mỡ bụng với căng da bụng lại có nguy cơ gia tăng tỷ lệ biến chứng.
Hút bỏ lượng mỡ nhỏ có thể không tạo nên những đường nét khác biệt rõ ràng ở bệnh nhân, trừ khi bệnh nhân được bổ sung các thao tác tạo hình, điêu khắc để tạo đường nét nổi bật ở hai bên hông và sườn trong một quy trình căng da bụng
Các vùng cần hút mỡ lớn hơn như vùng lưng, hông dưới và đùi theo tôi nên được thực hiện sau. Nếu có ý định, hãy thảo luận điều này với bác sĩ của mình.
Bước 1 – căng da bụng
Căng da bụng tiến hành loại bỏ da và mỡ thừa từ vùng bụng dưới, đồng thời thắt chặt cơ thành bụng và cố định lại bất kỳ vùng mô nào lỏng lẻo dưới da.
Bước 1b – cắt lớp mỡ sâu – an toàn hơn hút mỡ vùng bụng
Mỡ vùng bụng được phân tách thành mỡ bề mặt (ngay dưới da) và lớp mỡ sâu bởi một lớp mô mỏng. Bằng cách cắt tất cả mỡ sâu từ vùng này để lại một lớp mỡ mỏng cho phần bụng dưới, tôi có thể cải thiện đường nét vùng bụng một cách an toàn và triệt để hơn so với hút mỡ.
Bước 1c – Khâu vạt da mỡ đã được nâng lên xuống lại thành bụng
Tôi sử dụng các mũi khâu trong bên dưới vạt mô này, điều này giúp quá trình hồi phục nhanh hơn và chia đều lực căng ra một vùng rộng hơn thay vì chỉ dồn vào vết khâu như bình thường.
Bước 2 – Hút mỡ hông và lưng dưới
Trường hợp duy nhất tôi không kết hợp hút mỡ là khi thực hiện căng da bụng ở một bệnh nhân quá gầy, nhưng cũng mong ước có một vòng eo thon gọn hơn. Ngoài ra tôi thường xuyên kết hợp hút mỡ ở đùi, lưng dưới để đạt được kết quả trẻ hóa tối ưu nhất và cải thiện tổng thể vóc dáng vùng thân dưới.
Bước 3 – Hút mỡ và trẻ hóa vùng mu
Thường thì tôi thực hiện hút mỡ vùng mu cho cả nam và nữ giới, và nếu cần tôi cũng căng da và chỉnh sửa sao cho vùng này săn chắc hươn. Đối với phụ nữ, hút mỡ có thể giảm bớt diện mạo quá đầy đặn, phình ra hơi khó coi ở vùng này.
Đây là những thao tác tôi thường thực hiện trong quá trình căng da bụng để khôi phục lại những đường nét đẹp nhất cho cơ thể.
Khi nào có thể thực hiện Combo ngực bụng Mommy makeover nếu bây giờ tôi bị thừa nhiều cân?
Tôi cao 1m56, nặng gần 76 kg. Cân nặng lý tưởng của tôi là 54kg. Tôi đang lên kế hoạch tập luyện và ăn kiêng trước khi thực hiện combo này, nhưng tôi chỉ muốn biết ở mức cân nặng nào thì tôi có thể phẫu thuật được. Tôi nghe nói có thể nhiều hơn 10 kg, như thế hút mỡ sẽ hiệu quả hơn. Tôi sẽ chọn tạo hình thành bụng, hút mỡ và nâng ngực trong gói Mommy makeover của mình.
- 7 trả lời
- 1479 lượt xem
Sinh con bao lâu có thể thực hiện tạo hình thành bụng kết hợp hút mỡ?
Tôi đã sinh con được gần 9 tháng nhưng tôi rất ghét vùng bụng mình và thực sự muốn nó có thể quay trở lại như trước. Liệu các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có đặt ra một thời điểm cụ thể nào phù hợp để thực hiện một quy trình như căng da bụng kết hợp hút mỡ không?
- 13 trả lời
- 2702 lượt xem
Liệu có an toàn không nếu thực hiện Combo ngực bụng Mommy makeover khi đã hơn 50 tuổi?
Liệu có an toàn không nếu thực hiện Combo ngực bụng khi đã hơn 50 tuổi?
- 9 trả lời
- 1493 lượt xem
Dán băng dính y tế vào vết mổ có thực sự làm sẹo nhỏ đi không?
Tôi đã làm combo ngực bụng Mommy Makeover và được bác sĩ dặn là dán băng dán y tế lên vết mổ trong vòng 2-3 tháng. Cách này có giúp làm mờ sẹo không? Tôi thấy dán như thế hơi lâu. Thay băng dán mỗi ngày là da tôi rất khó chịu. Dùng cách điều trị sẹo khác có hiệu quả như cách này không, ví dụ bôi kem trị sẹo chẳng hạn?
- 6 trả lời
- 510 lượt xem
Có nhất thiết phải dùng vitamin và/hoặc thực phẩm chức năng trước và sau combo ngực bụng không?
Tôi đã đọc rất nhiều bài viết về việc uống nhiều loại vitamin (không có vitamin E), tinh dầu Arnica Montana và Bromelain (chiết xuất từ dứa) trước và sau khi thực hiện combo ngực bụng. Tôi thường uống vitamin tổng hợp, vitamin C, canxi + vitamin D, magie, sắt và dầu cá. Bây giờ tôi giảm xuống chỉ dùng canxi và vitamin C, tránh vitamin E và các loại thực phẩm chức năng khác nằm trong danh sách "không dùng 2 tuần trước khi phẫu thuật". Có cần thiết phải dùng Arnica Montana và Bromelain không, thậm chí hai loại này có an toàn không? Tôi lo lắng chúng có thể gây ra chứng đau nửa đầu (mà tôi có tiền sử bị) hoặc không an toàn.
- 12 trả lời
- 1671 lượt xem