Hormone có phải là nguyên nhân gây mụn?
Tóm tắt bài viết:
- Sự căng thẳng gây ra các phản ứng viêm trong da. Các phản ứng viêm làm da bị đỏ, ngứa và gây ra sự hình thành mụn mủ.
- Hiện tượng thừa testosterone làm tăng sự tiết dầu mà gây bít lỗ chân lông.
- Trong các trường hợp bị thừa testosterone (phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng, thanh thiếu niên hoặc đàn ông trưởng thành bị thừa testosterone hoặc khi tiêm testosterone) thì bạn có thể trị mụn bằng cách làm sạch da một cách cẩn thận mỗi ngày và không chà xát mạnh.
- Nếu mắc hội chứng đa nang buồng trứng, đừng cố dùng hormone để chữa trị hiện tượng thay đổi hormone. Đừng cố “trung hòa” testorterone bằng các loại thảo dược hay thuốc chứa các thành phần giống estrogen. Thay vào đó, hãy giảm cân để làm chậm sự sản sinh testosterone.
- Ngủ đủ giấc để hạn chế mụn khi bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến sự căng thẳng hay mức testosterone cao.
- Để đảm bảo cơ thể tạo ra đủ lượng melatonin dùng cho trị mụn thì khu vực giường ngủ không được có ánh sáng xanh hoặc bạn có thể dùng miếng bịt mắt khi ngủ để ngăn mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh.
Mụn trứng cá và hormone giảm stress
Đa số chúng ta đều hiểu được rằng sự căng thẳng stress có thể gây mụn trứng cá.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Stanford đã mời một nhóm sinh viên bị mụn trứng cá và yêu cầu họ đến phòng thí nghiệm để kiểm tra da vào những thời điểm khác nhau trong suốt học kì. Đúng như những gì các nhà khoa học dự đoán, những sinh viên này bị nhiều mụn hơn vào kì thi – khoảng thời gian mà áp lực học tập ở mức cao nhất. Tuy nhiên, mụn trứng cá không chỉ phản ứng với áp lực trên toàn cơ thể mà còn phản ứng với hormone giảm stress được tạo ra bên trong da.
Khi nhận thấy có căng thẳng,não bộ sẽ tiết ra hormone kích thích corticotrophin để chỉ đạo tuyến thượng thận tạo ra hormone giảm stress cortisol. Trong khi đó, khi có áp lực, da cũng tự tạo ra hormone kích thích corticotrophin để chỉ đạo cho các dưỡng bào trong da giải phóng các chất gây viêm.
Vậy điều gì gây áp lực cho da? Bất cứ tác nhân nào gây kích ứng da đều dẫn đến các phản ứng viêm. Các chất gây kích ứng là những chất hóa học gây tổn thương cho lớp hàng rào bảo vệ da trên toàn cơ thể. Các phản ứng viêm sẽ cách li những chất này để chúng không thể gây hại cho toàn cơ thể.
Vi khuẩn mụn p. acnes thường không gây kích ứng da. Trên thực tế, một trong những sản phẩm phụ của quá trình vi khuẩn tiêu hóa dầu thừa trong lỗ chân lông là axit béo còn có tác dụng hạn chế viêm trong da. Khi bị tấn công bởi hệ miễn dịch, vi khuẩn sẽ tiết ra các chất khiến cho các tế bào da xung quanh trở nên nhạy cảm hơn với phản ứng viêm. Do đó, khi da tạo ra nhiều chất giảm stress thì chính các tế bào da lại bị tổn thương do phản ứng viêm chứ không phải là vi khuẩn. Khi lỗ chân lông bị mụn mở ra thì vi khuẩn sẽ có thể thoát ra ngoài và chuyển sang các lỗ chân lông khác.
Việc dùng các chất hóa học để tiêu diệt vi khuẩn không phải là phương pháp để giảm áp lực lên da vì điều này thực chất còn làm tăng kích ứng và theo sau lại là các phản ứng viêm. Cách để hạn chế áp lực lên da là tránh dùng các chất tẩy rửa, đặc biệt là các loại xà phòng bánh, tránh dùng các sản phẩm có chứa cồn lên da vì cồn sẽ làm khô da và tránh xa bất cứ sản phẩm nào khiến da có cảm giác châm chích, ngứa rát. Hiện tượng này không phải là dấu hiệu cho thấy da đang được làm sạch như nhiều người vẫn tưởng mà là dấu hiệu của sự kích ứng và sau đó sẽ khiến da bị nổi thêm mụn.
Mụn trứng cá và testosterone
Testosterone là loại hormone sinh dục nam tuy nhiên cả cơ thể đàn ông và phụ nữ đều tạo ra loại hormone này.Ở đàn ông, testosterone được tạo ra ở tinh hoàn còn ở phụ nữ testosterone được tạo ra ở buồng trứng và lượng testosterone ở đàn ông cao hơn so với phụ nữ.Ngoài ra, testosterone còn có thể được tạo ra trong da.
Sự lên xuống thất thường của lượng testosterone là nguyên nhân gây mụn trứng cá, thậm chí cả ở trẻ sơ sinh, nhất là ở các bé trai ở tháng thứ haisau khi chào đời. Testosterone kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn lên da.Tuy nhiên, chính tuyến bã nhờn lại có thể tự sản sinh ra testosterone từ một chất gọi là dehydroepiandrosterone hay DHEA khi da bị áp lực. Mối liên hệ thực sự giữa testosterone và mụn trứng cá diễn ra như sau:
Khi da tự tạo ra hormone cortisol, tuyến bã nhờn sẽ bị kích thích và tạo ra testosterone. Lượng testosterone này làm tăng sự sản sinh dầu và gây bít lỗ chân lông. Đồng thời, da sẽ tiết ra các yếu tố gây viêm.
Khi cả cơ thể bị căng thẳng, tuyến bã nhờn cũng bị kích thích và tạo ra testosterone gây tăng tiết dầu và bít lỗ chân lông. Tuy nhiên, việc điều trị mụn do căng thẳng trong cả cơ thể gây ra thường dễ dàng hơn việc điều trị mụn do áp lực trên da gây ra, ví dụ như do cồn, nhiệt độ cao, các chất tẩy rửa mạnh hay chất sát khuẩn mạnh.
Khi trẻ bị dậy thì sớm, tuyến thượng thận sẽ hoạt động sớm hơn từ 2-4 năm so với bình thườngvà bắt đầu tạo ra DHEA mà da có thể chuyển hóa thành testosterone khi bị căng thẳng.
Mụn ở trẻ nhỏ thường không xảy ra nếu da không bị tác động quá mạnh ví dụ như khi bị chà xát hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa cồn và tinh dầu bạc hà.
Ở đàn ông trưởng thành, việc tiêm testosterone cũng có thể gây mụn. Có nhiều phụ nữ cũng bị mụn do tiêm testosterone nhưng hiện tượng testosterone tăng cao gây mụn ở phụ nữ thường là do hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) gây ra.
Mụn trứng cá, estrogen, testosterone và PCOS
PCOS là một hội chứng gây ra bởi sự hoạt động quá mức của buồng trứng. Thông thường buồng trứng tạo ra một lượng lớn estrogen và chỉ một lượng nhỏ testosterone. Ở những người bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng, buồng trứng bị kích thích quá mức và tạo ra nhiều testosterone hơn bình thường.
Lượng testosterone thừa được đưa đến da và kích thích tuyến bã nhờn tiết dầu.Thông thường, điều này khiến da xuất hiện những nốt mụn mủ có kích thước nhỏ màu đỏ quanh mũi và trên trán. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này lại không phải là dùng các sản phẩm bổ sung estrogen vì lượng estrogen lúc này trong cơ thể đã ở mức cao.
Biện pháp để trị mụn do PCOS gây ra là giảm sự sản sinh testosterone ở buồng trứng. Có nhiều phương pháp điều trị dựa trên hormone nhưng đa số phụ nữ bị hội chứng này lại trị được mụn thành công nhờ chế độ ăn. Nếu lượng đường trong máu giảm, buồng trứng sẽ không bị hoạt động quá mức và da sẽ tự sạch mụn. Việc trị mụn không đòi hỏi phải giảm được quá nhiều cân nặng mà chỉ cần giảm được 2 – 3% trọng lượng cơ thể là đủ để trị mụn, hơn nữa còn giúp đưa chu kì kinh nguyệt trở lại bình thường. Phương pháp này thường phải được tiến hành trong 6 – 12 tháng để có kết quả.
Mụn trứng cá và melatonin
Melatonin là loại hormone gây buồn ngủ. Não bộ tạo ra melatonin khi mắt không còn cảm nhận được ánh sáng xanh. Ngay cả khi mi mắt đóng lại, mắt vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng xanh và quá trình sản sinh ra melatonin sẽ ngừng lại.
Khi ngủ trong phòng tối, não sẽ có thể sản sinh ra melatonin và tạo ra ít hormone kích thích corticotrophin hơn. Quá trình sản xuất ra melatonin khi được tăng lên sẽ làm giảm áp lực trong da và giảm tác động của testosterone. Điều này có nghĩa là việc ngủ đủ và sâu giấc có thể giúp trị mụn.Bạn có thể uống thuốc melatonin để ngủ sâu hơn tuy nhiên loại thuốc này lại khiến bạn luôn trong tình trạng buồn ngủ.
Xem thêm: cách trị mụn
Ở nhiều người, mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong năm, có thể là vào mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng vào mùa hè.
Có rất nhiều lí do mà bạn không nên ăn đồ ăn dầu mỡ nhưng lí do gây mụn lại không nằm trong số đó. Trong khi đó, có một số loại thực phẩm gây mụn mà bạn không hề ngờ tới.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành cũng là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này.
Hướng dẫn về sự hình thành mụn đầu đen và nguyên nhân gây ra loại mụn này.
Mụn trứng cá là một vấn đề gây khó chịu cho tất cả mọi người. Đôi khi, mụn có thể xuất hiện ngay cả khi bạn dã dưỡng da rất cẩn thận. Thậm chí, mụn còn xuất hiện trở lại trên cùng một vị trí hết lần này đến lần khác.
- 0 trả lời
- 1102 lượt xem
Thưa bác sĩ, em vẫn thường sử dụng các sản phẩm của Murad từ hè năm ngoái đến bây giờ bao gồm sữa rửa mặt, toner, kem chống nắng và kem trị mụn còn nước tẩy trang em dùng của Chacott ạ. Tự dưng trưa hôm qua ngủ dậy mặt em bị nổi cả vệt mụn như thế này em hoang mang quá ạ. Sáng hôm qua đi học em dùng srm + toner + kcn Murad và lúc về em có dùng nước tẩy trang nhưng em ko rửa mặt lại mà đi ngủ luôn ạ. Cho em hỏi đây là mụn gì ạ? Em thấy nó không có nhân mà chỉ có đầu trắng. Nguyên nhân do đâu và cách chữa ntn ạ? Em cảm ơn bác sĩ!
- 7 trả lời
- 2018 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 5 trả lời
- 3776 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 0 trả lời
- 2609 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi với ạ!!! Em có mụn ở mắt này cũng gần 2 năm rồi ạ, em đã thử nặn vài lần nhưng không được. Làm sao để nó hết đây ạ?? Em xin cảm ơn
- 0 trả lời
- 1400 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là em ăn xong trái sầu riêng nên nóng trong người, xong nó nổi 1 đống mụn như hình. Mà giờ nó không trồi lên mà kiểu chai lì, ẩn ẩn ko nặn được í. Bác sĩ cứu giúp em với ạ! Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!