Hô, móm nên niềng răng hay phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm hay niềng răng?
Hô, móm là hai trong số các khiếm khuyết thường gặp, gây ảnh hưởng xấu tới diện mạo khuôn mặt. Nguyên nhân gây hô móm thường do yếu tố di truyền. Ngoài ra còn một số yếu tố khác liên quan tới thói quen thời thơ ấu như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay, bú bình trong thời gian dài. Khá nhiều bệnh nhân bị hô, móm nhưng không hiểu rõ về tình trạng của bản thân nên nhiều khi đưa ra lựa chọn điều trị sai lầm: chỉ cần niềng răng hoặc bọc răng sứ. Kết quả sau khi điều trị, khiếm khuyết hô, móm không được giải quyết triệt để. Điều quan trọng là cần xác định đúng vấn đề, nguyên nhân gây hô, móm. Khiếm khuyết hô, móm được chia làm 2 dạng nguyên nhân chính là hô, móm do răng và hô, móm do cấu trúc xương hàm. Nhiều bệnh nhân do cả 2 nguyên nhân răng và cấu trúc xương kết hợp lại gây nên.
- Hô, móm do răng: răng mọc lên không song song theo phương thẳng đứng mà thân răng lại nghiêng ngoài.
- Hô, móm do cấu trúc xương hàm: một trong hai hàm có xương hàm phát triển quá mức so với hàm còn lại hoặc cả hai hàm đều phát triển và đưa ra quá mức so với cấu trúc xương của toàn khuôn mặt.
Nếu hô, móm do răng, bạn có thể chỉ cần niềng răng là đủ. Còn nguyên nhân do cấu trúc xương hàm hoặc do cả xương và răng, bạn nên phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn đã quá tuổi điều chỉnh tăng trưởng (xương hàm đã phát triển đầy đủ) và/hoặc tình trạng xương răng sai lệch nghiêm trọng mà chỉnh nha ngụy trang không đem lại nhiều lợi ích thì phẫu thuật chỉnh sửa hàm hô, móm là phương án điều trị chính, giúp bạn định vị lại hàm trên, hàm dưới và cằm.
Quy trình điều trị
Một khi bạn được chẩn đoán bị sai lệch xương hàm mặt và cần đến phẫu thuật chỉnh sửa hàm, thì việc đánh giá toàn diện của bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ phẫu thuật hàm là điều quan trọng nhất. Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt sẽ kiểm tra cấu trúc xương mặt của bệnh nhân, các góc nghiêng hiện tại và thảo luận với bệnh nhân về các lựa chọn điều trị sẵn có. Bác sĩ phẫu thuật tập trung thảo luận để đạt được cả 2 mục tiêu: khớp cắn tốt và gương mặt thẩm mỹ. Bác sĩ chỉnh nha sẽ yêu cầu bạn chụp phim X-quang mặt thẳng, mặt nghiêng, toàn cảnh (panorama), lấy mẫu răng và lấy dấu khớp cắn,… Sau đó, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ chỉnh nha sẽ cùng nhau đánh giá các thông tin có sẵn, thảo luận và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.
Mục tiêu cơ bản của chỉnh nha trước phẫu thuật là làm phẳng và nắn thẳng răng trên cung hàm. Các mục tiêu cụ thể có thể bao gồm: đánh lún răng, thiết lập độ nghiêng thích hợp của răng cửa, nong hàm, duy trì đường giữa cung răng.
trình phẫu thuật hàm có thể bao gồm phẫu thuật hàm hô, phẫu thuật hàm móm hoặc phẫu thuật cả 2 hàm. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số thủ thuật khác như: bóc túi mỡ má, tạo hình cằm, hút mỡ cằm… để tạo ra một gương mặt hài hòa và thẩm mỹ nhất có thể.
Điều trị chỉnh nha sau phẫu thuật (niềng răng giai đoạn 2) thường bắt đầu sau khi phẫu thuật hàm khoảng 4-6 tuần.
Tóm lại, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng hô, móm của bản thân rồi mới đưa ra lựa chọn điều trị. Bạn có thể tìm đến các địa chỉ thẩm mỹ uy tín, các bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng để được tư vấn cụ thể. Kết quả của quy trình niềng răng, phẫu thuật chỉnh sửa hàm hô, móm sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của bạn, đặc biệt trong giai đoạn hậu phẫu. Khá nhiều bệnh nhân trải qua các triệu chứng sau phẫu thuật với tâm lý căng thẳng, hoang mang. Tuy nhiên, tình trạng này thường tồn tại trong thời gian ngắn, chỉ vài ngày đầu tiên (giai đoạn đầu của hậu phẫu). Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị một sức khỏe thể chất tốt bạn cũng nên chuẩn bị một sức khỏe tinh thần ổn định trước khi bắt đầu điều trị.
Niềng răng thường được chia làm 2 giai đoạn trong quy trình phẫu thuật hàm hô, móm.
Các biến chứng thường gặp có thể xảy ra trong phẫu thuật chỉnh hình hàm bao gồm các vấn đề về khớp thái dương hàm, suy giảm thị lực, các vấn đề về thần kinh, hoại tử xương, nhiễm trùng,...
Phẫu thuật tạo mặt V-line không chỉ tập trung phẫu thuật can thiệp xương hàm dưới mà còn cần kết hợp nhiều kỹ thuật thẩm mỹ khác nhau.
Phẫu thuật hàm hay không là một trong những lựa chọn khó khăn mà bạn cần thực hiện. Quyết định này có thể khiến bạn căng thẳng.
Các biến chứng có thể xảy ra như chảy xệ mô mềm, cứng hàm, tổn thương dây thần kinh,... và cách khắc phục.
- 2 trả lời
- 1480 lượt xem
Tôi chuẩn bị niềng răng, dự tính hàm trên niềng răng mặt trong còn hàm dưới niềng răng mắc cài truyền thống. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên phẫu thuật hàm nhưng cũng có 1 vài bác sĩ nói tôi chỉ cần nhổ 4 răng và cắm minivis là đủ để chữa hô vẩu, đồng thời giảm mức độ cười hở lợi. Dưới đây là hình ảnh phim X-quang của tôi. Tôi muốn hỏi thêm là nếu tôi nhổ 4 răng thì sau bao lâu đóng khoảng trống lại được vì tôi là diễn viên nên rất quan tâm điều này? Cảm ơn bác sĩ.
- 6 trả lời
- 1580 lượt xem
Qua một vài bức ảnh tôi nhận thấy cằm tôi bị lẹm, vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm pp độn cằm. Càng nhìn vào cằm tôi càng nhận ra rằng đây có thể là kết quả của khớp thái dương hàm và có thể tôi sẽ cần phẫu thuật hàm. Khớp cắn của tôi ổn, tuy nhiên, nếu tôi trượt nhẹ hàm dưới về phía trước thì góc nghiêng trông đẹp hơn rất nhiều. Giả sử độn cằm thì kết quả sẽ tương tự như thế và có vẻ không phức tạp bằng phẫu thuật hàm. Làm sao để biết đâu là phương án tốt nhất?
- 6 trả lời
- 2776 lượt xem
Phẫu thuật hàm và nâng mũi cùng lúc có an toàn không?
- 1 trả lời
- 894 lượt xem
răng em khá nhỏ. nếu bây giờ cắt lợi thì cười vẫn hở lợi ạ. e đang phân vân có nên phẫu thuật hay k vì em lo cho tương lai lâu dài nữa không biết phẫu thuật xong có để lại biến chứng hay không. bác sĩ cho e lời khuyên với ạ