Nên chọn đường mổ sẹo dọc hay đường mổ sẹo quanh quầng vú để nâng ngực chảy xệ?
Nếu chọn đường mổ sẹo quang quầng vú, thì việc loại bỏ da xung quanh quầng vú sẽ cho phép bác sĩ có thể nâng vị trí của núm vú – quầng vú lên cao hơn 1 - 2 cm trên bầu ngực nhưng không thể nâng được toàn bộ vú. Trong hầu hết các trường hợp, kỹ thuật này còn làm biến dạng vú, khiến cho vú bị phẳng.
Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ (treo sa trễ) thật sự đòi hỏi phải can thiệp vào các mô vú ở bên trong có hiệu quả tối ưu và lâu dài và điều này đòi hỏi phải có đường mổ dọc kéo dài từ bên dưới quầng vú cho đến nếp gấp chân ngực.
Ban đầu, kĩ thuật rạch dọc này được sử dụng cho phẫu thuật thu nhỏ ngực, giúp giảm kích cỡ ngực đi đáng kể, loại bỏ đựợc đường mổ dài nằm ngang trong nếp gấp dưới vú. Kỹ thuật này sau đó được điều chỉnh để áp dụng cho phẫu thuật treo sa trễ, không chỉ loại bỏ da thừa mà còn giúp dịch chuyển một phần mô vú ở bên dưới lên vị trí cao hơn, nâng cao vị trí cho cả núm vú và quầng vú.
Phẫu thuật nâng ngực chảy xệ đơn độc phù hợp nhất cho những bệnh nhân có đủ lượng mô vú để tăng độ nhô cho vú. Còn đối với bệnh nhân muốn tăng độ đầy đặn cho vùng quanh khe ngực thì tôi khuyên nên phẫu thuật nâng ngực chảy xệ kết hợp đặt túi độn.
Khi nâng ngực chảy xệ qua đường mổ sẹo dọc, vết sẹo trông sẽ đỡ hơn nhiều so với vết sẹo của đường rạch quanh quầng vú. Hơn nữa, yêu cầu nâng 5.5 cm là quá nhiều đối với đường mổ quanh quầng vú. Kỹ thuật này không chỉ làm phẳng mặt vú mà còn kéo căng quầng vú, khiến nó trở nên to hơn kích cỡ ban đầu. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật mổ quanh quầng vú sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong việc tạo hình vú.
Đường mổ sẹo dọc sẽ giúp bác sĩ có thể kiểm soát quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn nhiều. Đường mổ quanh quầng vú thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần nâng quầng – núm vú lên tối đa là 1 – 2 cm và để tạo sự cân đối hơn cho hai bên vú.
Nếu khoảng các từ hõm ức xuống núm vú của bạn là 26 cm thì tôi sẽ khuyên bạn không nên chọn đường mổ quanh quầng vú, ngay cả khi bạn có túi độn ngực. Kỹ thuật sẹo mổ quanh quầng thực hiện bằng cách kéo chỉ khâu chặt lại xung quanh quầng vú để thu nhỏ đường kính quầng vú. Điều này luôn luôn khiến cho quầng vú bị nhăn, rất khó coi. Vì lý do này nên tôi luôn chọn kỹ thuật treo ngực qua đường mổ dọc giữa vú, có thể có hoặc không kết hợp với đặt túi độn.
Còn với những bệnh nhân có mức độ chảy xệ nặng hơn nữa thì có thể cả đường mổ quanh quầng vú và đường mổ dọc đều không có tác dụng mà phải cần đến đường mổ hình mỏ neo.
Có nhiều lựa chọn khác nhau để tiến hành phẫu thuật treo ngực sa trễ và ưu tiên hàng đầu của phương pháp này là tạo hình lại bộ ngực chảy xệ, giúp nó trở nên trẻ trung hơn.
Ưu tiên tiếp theo là giảm thiểu mức độ sẹo trên ngực bệnh nhân. Điều này có thể khả thi đối với những trường hợp chỉ cần treo mức độ nhẹ và chỉ cần một đường mổ quanh quầng vú. Nếu bệnh nhân cần phải treo cao hơn hoặc có nhiều da thừa thì đường mổ này có thể phải kèm theo một đường mổ dọc ở phần dưới của vú (kéo từ quầng vú xuống nếp gấp dưới vú). Vết sẹo sau cùng sẽ trông giống như một cây kẹo mút.
Khi thực hiện treo sa trễ, chúng tôi chủ yếu sử dụng đường mổ sẹo dọc bởi đường mổ này không chỉ giúp tránh được những vết sẹo lớn trên ngực mà còn có hiệu quả treo cao ngực và loại bỏ da thừa cao hơn nhiều so với đường mổ quanh quầng vú.
Đường mổ hình donut là đường mổ được tạo quanh núm vú nơi da dư thừa được loại bỏ và sau đó, vùng da còn lại được khâu lại bằng kỹ thuật “khâu mũi túi” để thắt chặt da vú. Đường mổ này thường để lại vết sẹo rộng xung quanh núm vú và có thể còn làm phẳng mặt vú.
Trong khi đó, kỹ thuật nâng ngực chảy xệ qua đường mổ hình kẹo mút giúp di chuyển núm vú đến vị trí cao hơn và đồng thời thắt chặt vùng da ở bên dưới núm vú một cách hiệu quả. Hơn nữa, với đường mổ hình kẹo mút này, vết sẹo sau khi lành cũng không quá rõ và gây biến dạng như đường mổ quanh quầng vú.
Có một thực tế là ngực càng chảy xệ thì phạm vi phẫu thuật sẽ càng rộng hơn. Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi thường mổ bằng một trong ba kỹ thuật sau:
- Đường mổ hình lưỡi liềm
- Đường mổ quanh quầng vú
- Đường mổ dọc giữa vú
Đường mổ hình lưỡi liềm
Khi núm vú chỉ ở vị trí hơi thấp, bạn có thể chọn đường mổ hình lưỡi liềm. Kỹ thuật này loại bỏ một vùng da và mô vú ở nửa trên của quầng vú (vùng màu tối màu xung quanh núm vú). Bạn sẽ có một vết sẹo nhỏ phía trên quầng vú.
Đường mổ quanh quầng vú
Nếu núm vú phải được dịch chuyển cao hơn một chút, giải pháp tốt nhất sẽ là đường mổ quanh quầng vú. Đường mổ này loại bỏ một phần da hình tròn xung quanh toàn bộ quầng vú và phần da còn lại sẽ được khâu lại với nhau. Bạn sẽ có một vết sẹo tròn bao quanh quầng vú.
Đường mổ dọc giữa vú
Kỹ thuật treo sa trễ này phù hợp nhất cho các trường hợp vú chảy xệ đáng kể. Với kỹ thuật này, vùng da được loại bỏ nằm quanh quầng vú và ở phần dưới của vú. Bệnh nhân sẽ có vết sẹo xung quanh quầng vú và kéo dài dọc xuống phía trước của vú, chạm nếp gấp chân ngực.
Khi thực hiện ca mổ, bác sĩ cần loại bỏ đủ lượng da cần thiết để thắt chặt mô vú và nâng vú lên cao hơn trên thành ngực. Đường mổ quanh quầng vú chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần nâng cao khoảng 2 cm. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần đến đường mổ dọc đứng.
Rất nhiều bệnh nhân có ngực chảy xệ thường yêu cầu phẫu thuật bằng kỹ thuật mổ giới hạn để hạn chế sẹo. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của quá trình phẫu thuật và ngược lại còn làm tăng mức độ sẹo, ảnh hưởng đến hình dạng của vú sau mổ. Các loại đường mổ giới hạn ví dụ như đường mổ hình vòng donut sẽ làm căng đường khâu, khiến cho vết sẹo bị kéo rộng và làm vú bị biến dạng.
Tình trạng ngực chảy xệ thường đi kèm với da thừa và do đó, quá trình phẫu thuật còn phải có bước loại bỏ da dư thừa để đạt được kết quả tối ưu. Trong một số trường hợp, mức độ chảy xệ nặng với nhiều da thừa có thể vượt quá khả năng của đường mổ hình donut. Việc cố sử dụng kỹ thuật này trong những trường hợp như vậy có thể dẫn đến hậu quả vết khâu bị căng và sau đó, vết sẹo bị rộng ra một cách đáng kể.
Trong những trường hợp này, đường mổ hình kẹo mút (sẹo dọc) sẽ là một lựa chọn hiệu quả hơn nhiều.
Có rất nhiều loại kỹ thuật nâng ngực chảy xệ khác nhau và mỗi loại được thiết kế để khắc phục một mức độ chảy xệ nhất định. Nhiều lần bệnh nhân có tâm lý thích các kỹ thuật có ít đường mổ hơn nhưng điều này không phải lúc nào cũng khả thi. Trong trường hợp của bạn, khoảng cách từ xương ức đến núm vú là 26 cm nên bạn là đối tượng phù hợp hơn với đường mổ dọc hơn là đường mổ quanh quầng vú.
Khi đến tư vấn, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ kiểm tra và chọn ra loại đường mổ phù hợp để đáp ứng yêu cầu của bạn nhưng trong trường hợp của bạn, vú đã chảy xệ xuống dưới nếp gấp dưới vú, bạn sẽ cần ít nhất là đường mổ dọc hoặc cũng có thể là đường mổ hình mỏ neo.
Từ kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng với những trường hợp cần nâng cao hơn 3 cm, đường mổ hình donut thường khiến cho vú bị phẳng và làm nhăn vùng da quanh quầng vú.
Trong khi đó, bệnh nhân thường hài lòng hơn nhiều khi được phẫu thuật qua đường mổ hình kẹo mút (lollipop lift). Mặc dù đường mổ này sẽ để lại một vết sẹo dọc thẳng chạy từ quầng vú đến nếp gấp dưới vú, nhưng vết sẹo này thường mờ đi rất nhanh sau khi lành lại và đem lại kết quả cao hơn nhiều.
Tùy thuộc vào các số đo của bạn và một số yếu tố khác sẽ được cân nhắc đến khi bạn tư vấn trực tiếp với bác sĩ, bạn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật qua đường rạch hình chữ T ngược (hay đường rạch mỏ neo).
Đường mổ quanh quầng vú là kỹ thuật phù hợp nhất cho các trường hợp mà tình trạng chảy xệ chỉ ở mức độ nhẹ. Đường mổ này loại bỏ phần da thừa hình vòng tròn quanh quầng vú. Khi đường mổ bị kéo căng sau khi khâu, các mũi khâu xung quanh quầng vú sẽ gây phẳng mặt vú và khiến vết sẹo trở nên xấu xí.
Trong trường hợp của bạn, đường rạch quanh quầng vú chắc chắn sẽ gây ra vấn đề nêu trên, do vậy tốt nhất bạn nên chọn đường mổ dọc hình cây kẹo mút.
Nếu núm vú nằm ở vị trí cao hơn so với nếp gấp dưới vú thì thông thường, bệnh nhân sẽ chỉ cần đường mổ quanh quầng vú.
Nếu núm vú nằm ngang bằng hoặc thấp hơn nếp gấp dưới vú thì có thể sẽ cần đến đường mổ dọc đứng hoặc cũng có thể cần đường mổ hình mỏ neo.
Tôi thường chọn đường mổ dọc đứng cho các trường hợp chảy xệ mức độ 3 hoặc 4 (núm vú ngang bằng hoặc nằm bên dưới nếp gấp dưới vú). Tuy nhiên, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khác đa phần thường chọn đường mổ hình mỏ neo.
Đường mổ quanh quầng vú thường làm phẳng và khiến sẹo bị rộng ra do việc loại bỏ da xung quanh quầng vú khiến cho vết khâu bị căng. Với đường mổ dọc đứng, sự căngnày được giàn đều ra trên một khoảng diện tích rộng hơn, do đó, ít gây căng hơn trên quầng vú và vết khâu. Ngoài ra, đường mổ dọc đứng có thể giúp vú được tạo hình một cách lý tưởng hơn (hình nón) và mặt vú không bị phẳng.
Với kỹ thuật đường mổ dọc đứng, đường mổ được tạo xung quanh quầng vú và một vết rạch khác kéo dài từ quầng vú xuống nếp gấp dưới vú. Kỹ thuật này giúp tránh được một đường mổ dài trong nếp gấp dưới vú của kỹ thuật rạch hình mỏ neo hay “chữ T ngược”.
Đường mổ dọc đứng sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn vì tổ hợp quầng – núm vú của bạn cần được nâng trên 5.5cm. Việc cố sử dụng kỹ thuật rạch quanh quầng vú sẽ khiến cho quầng vú bị nhăn và biến dạng rất rõ.
Lời khuyên của tôi là nếu bạn có đủ lượng mô vú thì nên tiến hành nâng ngực bằng phần dưới của vú, điều này sẽ đem lại kết quả với tính thẩm mỹ cao hơn và làm cho phần trên của vú trở nên đầy đặn.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp phương pháp nâng ngực chảy xệ với việc đặt túi độn kích cỡ nhỏ để tăng vẻ đầy đặn cho phần trên vú.
Hầu hết các bệnh nhân đều muốn có mức độ sẹo tối thiểu khi treo ngực sa trễ .Tuy nhiên, với mức độ nâng cao đáng kể cần tiến hành như trong trường hợp của bạn thì kỹ thuật rạch hình vòng donut sẽ có một số điểm hạn chế. Mặc dù kỹ thuật này có thể nâng núm vú – quầng lên cao hơn nhưng khả năng cao là vết sẹo tròn sẽ bị nhăn nheo, rộng ra, căng và làm phẳng vú (bạn có thể tưởng tượng điều này giống như khi bạn kéo dây rút để đóng miệng túi).
Kỹ thuật nâng ngực chảy xệ qua đường rạch hình cây kẹo (Lollipop lift) có thể đem lại hiệu quả nâng đáng kể, đồng thời cũng làm giảm đường kính của quầng vú (nếu cần thiết) và giảm thiểu lực căng trên vết khâu, giúp nó lành nhanh hơn. Ngoài ra, đường rạch hình cây kẹo không làm phẳng vú và vết sẹo sau khi hình thành cũng không quá rõ. Dựa trên các thông tin mà bạn cung cấp, tôi khuyên bạn nên chọn đường rạch hình cây kẹo.
Đường mổ quanh quầng vú, ngay cả khi được kết hợp với phương pháp nâng ngực bằng túi độn, nếu được thực hiện cho một bệnh nhân cần nâng ngực đáng kể thì sẽ gây phẳng mặt vú và để lại vết sẹo có hình dạng rất xấu xí. Đường mổ này chỉ có hiệu quả cho các trường hợp cần nâng cao ở mức độ tối thiểu và không thể nâng được đến 5.5 cm.
Tôi muốn treo sa trễ và đặt túi độn thì có nên lựa chọn đường mổ sẹo quanh quầng vú không?
Tôi đang tìm hiểu về các kỹ thuật khác nhau của phương pháp treo sa trễ breast lift. Tôi không muốn ngực mình bị vết sẹo quá lớn.Tôi muốn tăng sự đầy đặn cho cực trên của vú, treo chảy xệ và tăng kích thước ngực nữa. Đường rạch mổ quanh quầng vú có giúp tôi đạt được mục đích này không? Liệu vết sẹo có nguy cơ bị rộng và quầng vú nhăn nheo không?
- 14 trả lời
- 2315 lượt xem
Có thể chọn đường mổ quanh quầng vú hay đường mổ lưỡi liềm để giảm sẹo không?
Tôi 28 tuổi, muốn nâng ngực chảy xệ breast lift kết hợp với đặt túi độn và tôi muốn hạn chế sẹo tối đa. Tôi có thể chọn đường mổ quanh quầng vú hoặc đường mổ lưỡi liềm thay cho đường mổ dọc không?
- 11 trả lời
- 2087 lượt xem
Nên chọn đường mổ sẹo dọc hình cây kẹo hay sẹo hình mỏ neo để treo ngực sa trễ?
Chào bác sĩ, tôi mới đi tham vấn 2 bác sĩ, một người thì bảo có thể dùng đường mổ sẹo dọc hình cây kẹo để treo sa trễ, một người lại bảo đường mổ như vậy sẽ không đủ để nâng cao bầu vú lên và kết quả không duy trì lâu, do đó cần đường mổ đầy đủ hình mỏ neo. Tuy nhiên đường mổ sẹo hình mỏ neo thời gian phẫu thuật sẽ lâu hơn và đắt hơn một chút. Tôi không biết nên nghe theo bác sĩ nào?
- 4 trả lời
- 3468 lượt xem
Làm thế nào bác sĩ xác định được kiểu đường mổ trong nâng ngực chảy xệ?
Chào bác sĩ, có nhiều kiểu đường mổ trong nâng ngực chảy xệ, vậy làm thế nào bác sĩ xác định được kiểu đường mổ phù hợp nhất với từng trường hợp?
- 1 trả lời
- 1090 lượt xem
Hoại tử núm vú: bao lâu sau treo sa trễ bằng đường mổ hình mỏ neo thì có thể xác định được?
Chào bác sĩ, tôi đang thắc mắc không biết tình trạng hoại tử mô sẽ xảy ra nhanh đến mức nào sau khi mổ treo ngực sa trễ? Khi nào thì tôi có thể đảm bảo sẽ không bị nữa? Ngoài ra, tôi đã có cảm giác ở núm vú ngay sau khi phẫu thuật, liệu điều đó có phải đồng nghĩa với việc núm vú của tôi sẽ không bị mất cảm giác không? Xin cảm ơn!
- 2 trả lời
- 2313 lượt xem