Làm thế nào bác sĩ xác định được kiểu đường mổ trong nâng ngực chảy xệ?
Chào bạn, để quyết định được kiểu đường mổ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là:
- Vị trí núm vú
- Lượng da lỏng lẻo, chảy xệ cần cắt bỏ
Mục tiêu thứ nhất của hầu hết các quy trình nâng ngực chảy xệ là dịch chuyển núm vú lên trên về chính giữa gò vú và điều chỉnh lại hình dáng bầu vú để nó có được vị trí trẻ trung hơn trên thành ngực. Mục tiêu thứ hai là điều chỉnh lại tình trạng bất bối xứng về kích cỡ, hình dáng, vị trí của hai bên bầu vú, giúp chúng cân đối nhất có thể.
Theo nguyên tắc chung, nếu núm vú/quầng vú không phải dịch chuyển lên trên hơn 2cm thì đường mổ dọc đứng hình cây kẹo sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Nhưng nếu cần dịch chuyển cao hơn mức này và có quá nhiều da thừa ở nửa dưới vú, vú bị kéo dài xệ xuống thì cần thêm đường mổ ngang ở nếp gấp vú (vết mổ hình mỏ neo) để rút ngắn trục dọc đứng và xử lý triệt để vấn đề da chảy xệ sâu. Do đó, cứ vú càng rủ xuống sâu, thì bệnh nhân càng phải loại bỏ nhiều da thừa và đường mổ càng phải rộng hơn.
Về đường mổ hình lưỡi liềm hay đường mổ quanh quầng vú, theo tôi đây không phải là kiểu đường mổ tối ưu để khắc phục ngực chảy xệ, tốt nhất bệnh nhân nên tránh hoặc cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn. Một vết mổ quanh quầng vú thực tế không thể nâng chảy xệ lên được mà chỉ có thể điều chỉnh được vị trí quầng/núm vú và kích cỡ to/nhỏ của quầng vú. Kiểu đường mổ này thường cần thiết trong trường hợp vú thể ống, quầng vú bị phình lên, tuy nhiên vẫn cần thêm ít nhất một đường mổ dọc để điều chỉnh dáng vú.
Nếu cứ cố nâng ngực chảy xệ qua đường mổ hạn chế quanh quầng vú có thể sẽ khiến vết sẹo để lại bị giãn rộng, dẫn đến quầng vú mở rộng, gây biến dạng dáng vú vì vết sẹo bị căng quá mức. Nói chung, một quy trình nâng ngực chảy xệ thực sự đòi hỏi ít nhất một đường mổ quanh quầng vú và một đường mổ dọc đứng để loại bỏ phần da thừa chạy dọc bầu vú và phân phối lực căng đều lên từng phần vết sẹo.