1

Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng cách nào?

Tăng tiết mồ hôi gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng cách nào? Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng cách nào?

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều so với bình thường. Cơ thể đổ mồ hôi khi hoạt động thể chất, nhiệt độ tăng cao, khi căng thăng, lo âu, sợ hãi hoặc khi có một số yếu tố tác động khác. Tuy nhiên, những người bị tăng tiết mồ hôi ra mồ hôi ngay cả khi không có những yếu tố tác động này. Tăng tiết mồ hôi có thể là do các tình trạng hay bệnh lý khác, chẳng hạn như mãn kinh và cường giáp.

Tăng tiết mồ hôi gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi.

Các loại và nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể với sự tăng thân nhiệt, tăng nhiệt độ môi trường, hoạt động thể chất hay những cảm xúc như căng thẳng, sợ hãi, lo âu, tức giận... Ở những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, cơ thể đổ mồ hôi nhiều ngay cả khi không có những yếu tố này. Tăng tiết mồ hôi được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát. Mỗi loại là do những nguyên nhân khác nhau gây ra.

Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát

Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát (primary focal hyperhidrosis) chủ yếu xảy ra ở bàn chân, bàn tay, mặt, đầu, nách. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Khoảng 30 đến 50% những người bị tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát có tiền sử gia đình tăng tiết mồ hôi. (1)

Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát

Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát (secondary generalized hyperhidrosis) là tình trạng ra nhiều mồ hôi do một bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Dạng tăng tiết mồ hôi này thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Những người bị tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể ra nhiều mồ hôi toàn thân hoặc chỉ ở một số khu vực nhất định. Tình trạng ra nhiều mồ hôi có thể xảy ra cả trong khi ngủ.

Các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thứ phát gồm có:

  • Bệnh tim mạch
  • Ung thư
  • Rối loạn tuyến thượng thận
  • Đột quỵ
  • Cường giáp
  • Mãn kinh
  • Tổn thương tủy sống
  • Bệnh phổi
  • Bệnh parkinson
  • Các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh lao hoặc hiv

Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn cũng có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi. Trong nhiều trường hợp, ra nhiều mồ hôi chỉ là một tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều là một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc chống trầm cảm như desipramined, nortriptyline và protriptyline.

Những người dùng thuốc pilocarpine để trị khô miệng hoặc uống bổ sung kẽm cũng có thể bị tăng tiết mồ hôi.

Biểu hiện của tăng tiết mồ hôi

Các biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi gồm có:

  • Ra nhiều mồ hôi dù không có các yếu tố tác động như thời tiết nắng nóng hay hoạt động thể chất và tình trạng này kéo dài từ 6 tháng trở lên
  • Ra nhiều mồ hôi ở cả hai bên cơ thể
  • Tình trạng ra quá nhiều mồ hôi xảy ra ít nhất một lần một tuần
  • Các hoạt động hàng ngày bị cản trở do ra nhiều mồ hôi
  • Tình trạng đổ mồ hôi nhiều bắt đầu trước 25 tuổi
  • Không ra mồ hôi trong khi ngủ
  • Có tiền sử gia đình bị tăng tiết mồ hôi

Những yếu tố này thường là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát. Đổ mồ hôi toàn thân hoặc đổ mồ hôi quá nhiều ở một khu vực có thể là tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát. Khi nhận thấy bị ra mồ hôi nhiều bất thường thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác vấn đề.

Tăng tiết mồ hôi có thể là do một số bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Phải đi khám ngay nếu tình trạng ra nhiều mồ hôi đi kèm các triệu chứng sau đây:

  • Sụt cân
  • Sốt, đau tức ngực, khó thở và tim đập nhanh
  • Đổ mồ hôi nhiều chủ yếu xảy ra trong khi ngủ
  • Đổ mồ hôi kéo dài và không rõ nguyên nhân

Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, gồm có tần suất, thời điểm và khoảng thời gian bị ra nhiều mồ hôi. Sau đó, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu để xác nhận chứng tăng tiết mồ hôi. Thông thường bác sĩ có thể chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra còn có những phương pháp khác để xác nhận chẩn đoán nhưng không phải khi nào cũng cần thực hiện các phương pháp này.

Một phương pháp thường được sử dụng để phát hiện chứng tăng tiết mồ hôi là thử nghiệm tinh bột - i-ốt. Bác sĩ bôi i-ốt lên vùng ra mồ hôi, sau đó rắc tinh bột lên khi i-ốt khô. Nếu tinh bột chuyển sang màu xanh đậm thì có nghĩa là vùng đó bị ra nhiều mồ hôi.

Một phương pháp nữa là thử nghiệm bằng giấy. Một loại giấy đặc biệt được đặt lên khu vực ra mồ hôi và sau một thời gian, mẩu giấy sẽ được đặt lên cân. Nếu mẩu giấy nặng hơn so với ban đầu thì có nghĩa giấy đã hút mồ hôi và khu vực đó bị ra nhiều mồ hôi.

Đôi khi cần tiến hành test mồ hôi điều nhiệt (thermoregulatory sweat test). Tương tự như thử nghiệm tinh bột - i-ốt, thử nghiệm điều hòa thân nhiệt sử dụng một loại bột đặc biệt nhạy cảm với độ ẩm. Loại bột này đổi màu khi tiếp xúc với lượng mồ hôi lớn.

Người bệnh có thể sẽ phải ngồi trong phòng xông hơi khô hoặc buồng kín để bác sĩ đánh giá mức độ ra mồ hôi. Nếu bị tăng tiết mồ hôi, lòng bàn tay sẽ ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.

Điều trị tăng tiết mồ hôi

Có nhiều lựa chọn điều trị chứng tăng tiết mồ hôi.

Chất chống mồ hôi

Một phương pháp phổ biến để điều trị tăng tiết mồ hôi là sử dụng chất chống mồ hôi có chứa nhôm clorua (aluminum chloride). Đây là một loại chất chống mồ hôi kê đơn, có tác dụng mạnh hơn so với những chất chống mồ hôi không kê đơn thông thường và thường được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ.

Điện di ion (iontophoresis)

Phương pháp này sử dụng một thiết bị truyền dòng điện một chiều điện áp thấp qua nước đến cơ thể của người bệnh. Dòng điện truyền đến bàn tay, bàn chân hoặc nách để tạm thời chặn các tuyến mồ hôi, nhờ đó làm giảm lượng mồ hôi.

Thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc kháng cholinergic như glycopyrrolate có thể làm giảm chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân. Những loại thuốc này ngăn cản hoạt động của acetylcholine - một chất hóa học mà cơ thể tạo ra để kích thích các tuyến mồ hôi.

Thường phải mất khoảng hai tuần để thuốc kháng cholinergic phát huy tác dụng. Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón và chóng mặt.

Tiêm Botox

Tiêm Botox (Botulinum toxin) là một giải pháp cho những người bị tăng tiết mồ hôi nặng. Botox có tác dụng ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Hiệu quả sau tiêm chỉ là tạm thời và sẽ phải tiêm lại thường xuyên.

Phẫu thuật

Những người chỉ bị ra nhiều mồ hôi ở nách có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi ở khu vực này. Một lựa chọn khác là phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ở ngực, trong đó các dây thần kinh truyền tín hiệu đến tuyến mồ hôi sẽ bị cắt đứt.

Các biện pháp tự khắc phục

Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, người bị tăng tiết mồ hôi có thể giảm ra mồ hôi bằng các cách sau đây:

  • Sử dụng chất chống mồ hôi không kê đơn ở những vùng ra nhiều mồ hôi
  • Tắm hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trên da. Nếu không tắm rửa thường xuyên, vi khuẩn sẽ tích tụ, phân hủy mồ hôi và gây ra mùi cơ thể
  • Mặc quần áo bằng chất liệu tự nhiên, thoáng mát
  • Hạn chế ở những nơi có nhiệt độ cao
  • Đi dép hoặc sandal nếu có thể để giảm ra mồ hôi chân
  • Thay tất (vớ) thường xuyên

Tăng tiết mồ hôi có chữa khỏi được không?

Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát hoàn toàn có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để người bệnh có thể kiểm soát tình trạng ra nhiều mồ hôi.

Nếu nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác thì trước hết cần phải điều trị bệnh lý đó để giảm ra mồ hôi. Việc điều trị tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề. Nếu nghi ngờ tình trạng ra nhiều mồ hôi là do tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng thì hãy trao đổi với bác sĩ về việc đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
MiraDry điều trị tăng tiết mồ hôi nách
MiraDry điều trị tăng tiết mồ hôi nách

Trị mồ hôi nách hiệu quả vĩnh viễn với công nghệ MiraDry

Tác dụng và rủi ro của công nghệ vi sóng MiraDry trong điều trị hôi nách và chứng tăng tiết mồ hôi
Tác dụng và rủi ro của công nghệ vi sóng MiraDry trong điều trị hôi nách và chứng tăng tiết mồ hôi

Bài viết đánh giá về công nghệ vi sóng Miradry trong điều trị tăng tiết mồ hôi nách của Nhật

Nguyên nhân và cách điều trị giảm tiết mồ hôi
Nguyên nhân và cách điều trị giảm tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi là cách cơ thể tự hạ nhiệt nhưng một số người lại không thể đổ mồ hôi hoặc ra quá ít mồ hôi do các tuyến mồ hôi không hoạt động bình thường. Tình trạng này được gọi là giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis hay anhidrosis). Giảm tiết mồ hôi có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ xảy ra ở một số khu vực nhất định.

Nách nhiều mồ hôi: Nguyên nhân do đâu và khắc phục bằng cách nào?
Nách nhiều mồ hôi: Nguyên nhân do đâu và khắc phục bằng cách nào?

Nách là một trong những khu vực ra nhiều mồ hôi nhất trên cơ thể. Mặc dù ra mồ hôi là một cơ chế tự nhiên để điều hoàn thân nhiệt và thải chất độc nhưng ra quá nhiều mồ hôi sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và làm mất đi sự tự tin, thậm chí còn có thể gây mùi cơ thể nếu như không chú ý giữ vệ sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp để giảm ra mồ hôi, trong đó có những phương pháp đơn giản có thể thực hiện được tại nhà.

Tiêm Botox trị tăng tiết mồ hôi có hiệu quả không?
Tiêm Botox trị tăng tiết mồ hôi có hiệu quả không?

Botox là một phương pháp hiệu quả để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi hay đổ mồ hôi quá nhiều. Đối với nhiều người, phương pháp này giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có những cách nào để điều trị tăng tiết mồ hôi quá mức?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1208 lượt xem

Tôi thuộc kiểu đổ mồ hôi rất nhiều và tôi thấy rất xấu hổ, chủ yếu là trong lúc tập thể dục. Thậm chí tôi đổ mồ hôi nhiều đến mức thu hút sự chú ý tiêu cực từ xung quanh. Tôi thích việc mình có thể đổ mồ hôi, có những người ước họ có thể đổ mồ hôi, nhưng mồ hôi ra quá nhiều, mùi mồ hôi dưới nách cũng mạnh hơn nhiều nên tôi phải tắm rất kỹ. Tắm 3-4 lần một ngày với tôi là chuyện thường. Tôi có thể dùng cách nào để trị chứng đổ mồ hôi quá mức?

Thời gian phục hồi sau khi điều trị tăng tiết mồ hôi bằng botox là bao lâu?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  684 lượt xem

Tôi sắp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay bằng phương pháp tiêm botox và sẽ được gây tê dây thần kinh để giảm đau, tôi băn khoăn không biết mất bao lâu thì dây thần kinh đó mới hết tê?

Tôi có thể điều trị hôi nách bằng cách nào?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  813 lượt xem

Tôi bị hôi nách rất nặng, tôi không ra mồ hôi nhiều nhưng mùi hôi rất nặng. Tôi không nghĩ mùi hôi có thể bị loại bỏ bằng cách cắt bỏ tuyến mồ hôi vì mùi là do vi khuẩn gây ra. Bác sĩ có lời khuyên nào không, tôi mệt mỏi với chuyện này lắm rồi.

Liệu Miradry có thể điều trị thành công chứng tăng tiết mồ hôi do cắt hạch giao cảm ngực nội soi (ETS) gây ra không?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  954 lượt xem

Tôi là một phụ nữ 30 tuổi và tôi đã thực hiện cắt hạch giao cảm ngực bằng nội soi (ETS) vào năm 1999 để trị chứng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay. Bây giờ tay và mặt của tôi không đổ mồ hôi, nhưng theo nghĩa đen thì mọi bộ phận khác trên cơ thể tôi cũng vậy. Tôi không thể sử dụng chất chống mồ hôi mạnh cần kê đơn cho nách của mình (ví dụ như Klima, Odaban, v.v.), vì da của tôi cực kỳ nhạy cảm, đặc biệt là sau khi tôi cạo lông. Thuốc cũng không có tác dụng: thuốc kê đơn (như Oxybutynin) hay các biện pháp vi lượng đồng căn tự nhiên cũng đều vô ích.

MiraDry có thực sự là phương pháp điều trị an toàn cho chứng tăng tiết mồ hôi không?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1021 lượt xem

Liệu năng lượng vi sóng từ hệ thống MiraDry có phá hủy lớp mỡ bên cạnh các tuyến eccrine, để lại một lớp da chùng nhão ở nách sau khi điều trị hay không? Còn nhược điểm tiềm ẩn nào khác không? Ví dụ, các tuyến có thể “mọc lại” sau quá trình quang nhiệt không?

Video có thể bạn quan tâm
Hút tuyến mồ hôi nách - Thẩm mỹ Kangnam - Ca 05 Hút tuyến mồ hôi nách - Thẩm mỹ Kangnam - Ca 05 02:54
Hút tuyến mồ hôi nách - Thẩm mỹ Kangnam - Ca 05
Tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị mồ hôi nách hiệu quảNguồn: Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Hàn Quốc
 5 năm trước
 3655 Lượt xem
Loại bỏ tuyến mồ hôi nách chỉ ngay sau 30 phút cùng Kangnam Loại bỏ tuyến mồ hôi nách chỉ ngay sau 30 phút cùng Kangnam 06:40
Loại bỏ tuyến mồ hôi nách chỉ ngay sau 30 phút cùng Kangnam
Khách hàng HÔI NÁCH 20 NĂM - Trị khỏi sau 20 Phút► Ca thứ 14 trong ngày - Cận cảnh quy trình hút tuyến nội soiCông nghệ Endo Dry✦ Làm 1 lần duy nhất:...
 4 năm trước
 2985 Lượt xem
Full quy trình hút tuyến mồ hôi nách với công nghệ Vaser Lipo tại Dr Hoàng Tuấn Full quy trình hút tuyến mồ hôi nách với công nghệ Vaser Lipo tại Dr Hoàng Tuấn 05:06
Full quy trình hút tuyến mồ hôi nách với công nghệ Vaser Lipo tại Dr Hoàng Tuấn
Mùa hè đã đến rồi, đừng để mồ hôi nách khiến bạn tự ti. Với công nghệ Vaser Lipo, không chỉ "giải quyết" mỡ thừa một cách hiệu quả và an toàn mà còn...
 4 năm trước
 2383 Lượt xem
Khách hàng cắt tuyến mồ hôi nách cách đây 10 năm, tuy nhiên vẫn tiết nhiều mồ hôi, ảnh hưởng tâm lý nhiều. Khách hàng cắt tuyến mồ hôi nách cách đây 10 năm, tuy nhiên vẫn tiết nhiều mồ hôi, ảnh hưởng tâm lý nhiều. 07:19
Khách hàng cắt tuyến mồ hôi nách cách đây 10 năm, tuy nhiên vẫn tiết nhiều mồ hôi, ảnh hưởng tâm lý nhiều.
Hôm nay bác sĩ thực hiện hút mồ hôi nách với công nghệ Vaser Lipo.Cùng theo dõi quá trình bác sĩ thực hiện nhé!
 4 năm trước
 2282 Lượt xem
Endo Dry - Bái bai HÔI NÁCH  Chỉ 1 lần duy nhất! Endo Dry - Bái bai HÔI NÁCH  Chỉ 1 lần duy nhất! 05:25
Endo Dry - Bái bai HÔI NÁCH  Chỉ 1 lần duy nhất!
? [Trực tiếp] Đo vẽ + Chiếu sáng hút tuyến mồ hôi1️⃣ lần trị - Trọn đời hết hôi️? TRỊ HÔI NÁCH ENDO DRY:➖ Nặng, nhẹ, lâu năm đều...
 4 năm trước
 1970 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây