Có phải chỉ cần đặt các mũi khâu vĩnh viễn bên trong là khắc phục được tình trạng lồi đáy vú?
Chào bạn, tình trạng túi độn dịch chuyển xuống sâu hoặc lệch gây lồi đáy vú có thể được sửa chữa bằng nhiều cách khác nhau bao gồm: khâu khoang chứa/bao xơ (capsulorraphy), dùng lưới/mô sinh học hỗ trợ, dùng vạt bao (Capsular flap – vật liệu này thường được sử dụng để chùm lên nửa dưới của túi độn, đảm bảo có thể khâu đóng vết mổ ổn định theo nhiều lớp và ngăn chặn nếp gấp dưới vú không bị xê dịch vị trí), và thay đổi vị trí đặt túi độn vv… Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn 1 phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp này để xử lý triệt để vấn đề. Sau nhiều trường hợp tôi nhận thấy, kết hợp các kỹ thuật trên sẽ cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ và cho kết quả bền nhất so với việc áp dụng riêng lẻ từng kỹ thuật. Ngoài ra đối với các ca chỉnh sửa lồi đáy vú, bệnh nhân cũng cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn kích cỡ túi độn, túi độn càng to càng đè nặng và tác động mạnh đến nếp gấp dưới vú, nên nguy cơ tái phát lồi đáy vú càng cao hơn.
Đối với trường hợp của bạn, bác sĩ đang dự định áp dụng kỹ thuật khâu bao xơ hay còn gọi là nịt ngực bên trong. Kỹ thuật này sẽ tiến hành khâu đóng phần dưới của khoang chứa và nâng túi độn lên vị trí cao hơn. Đây là kỹ thuật cơ bản thường được áp dụng nhất trong trường hợp lồi đáy vú. Thật ra loại chỉ khâu sử dụng dù là vĩnh viễn hay tự tiêu đều cho hiệu quả tốt, quan trọng là kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Theo tôi, bác sĩ cũng cần đánh giá chất lượng mô vú của bạn để xác định xem nếu chỉ áp dụng phương pháp khâu bao xơ như vậy có đủ mạnh hay không. Nếu chất lượng mô sâu bên dưới kém, quá mỏng và yếu thì có thể sẽ cần chèn thêm vật liệu hỗ trợ bổ sung như mô sinh học hay vạt bao xơ để tạo ra một dây đai nâng đỡ hỗ trợ cho túi độn ngồi đúng và ổn định tại vị trí.
Ngoài ra sau khi chỉnh sửa, có thể bạn sẽ cần mặc một loại áo ngực hỗ trợ đặc biệt và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đạt kết quả đúng mong muốn. Hoặc bạn cũng có thể tạm thời gỡ bỏ túi độn để ngực lành lại, sau đó mới đặt túi độn vào một khoang chứa mới hoàn toàn, dùng thêm vật liệu hỗ trợ với vai trò như một dây đai nâng đỡ từ bên trong.
Có phải bị tụ máu sau đặt túi độn Mentor không? Cách xử lý?
Tôi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 2 tuần trước (túi Mentor gel silicone vỏ nhám, 300 cc độ nhô trên trung bình). Ngay sau mổ, tôi bị tích nước ở vùng bụng và bầm tím rất nhiều ở quanh vú. Máu bầm còn lan xuống vùng bụng trái nhưng giờ đã hết. Tuy nhiên, ngực tôi vẫn chưa hết bầm tím đặc biệt là bên trái. Ngực bên trái của tôi trước kia nhỏ hơn nhưng giơ lại hơi to hơn và cứng hơn so với bên phải. Bác sĩ nói với tôi hiện tượng này là bình thường nhưng tôi muốn biết khi nào thì nó sẽ hết?
- 4 trả lời
- 4609 lượt xem
Tôi đặt túi độn Mentor, có cần phải phẫu thuật nâng ngực chảy xệ nữa hay không?
Tôi vừa đặt túi độn Mentor được 3 tuần (túi độn 295cc, độ nhô trên trung bình). Bác sĩ nói rằng ngực tôi bị chảy xệ, vậy tôi có cần phải tiến hành phẫu thuật nâng ngực chảy xệ nữa không?
- 8 trả lời
- 5640 lượt xem
Có phải ngực tôi bị biến dạng Snoopy không? Làm thế nào để khắc phục?
Tôi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 5 năm trước, lúc đó tôi chọn túi gel silicone kết dính cao (gummy bear) 350cc, độ nhô trung bình. Sau đó ngực tôi bị nhiễm trùng và phải phẫu thuật để tháo bỏ túi độn. Sau mổ ngực tôi bị chảy xệ và không thể lành lại hoàn toàn. Một năm sau, tôi tiếp tục phẫu thuật để đặt túi độn 300cc. Hiện tại tôi nghĩ ngực mình bị biến dạng Snoopy. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?Ngoài ra, tôi muốn thay túi độn có kích thước lớn hơn so với hiện tại.
- 4 trả lời
- 3077 lượt xem
Đặt túi độn trên cơ có phải là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp ngực chảy xệ sau khi cho con bú?
Chào bác sĩ, hôm nay tôi có đến gặp 2 bác sĩ để tư vấn nâng ngực, nhưng mỗi người cho một ý kiến khác nhau làm hiện tại tôi khá bối rối. Ngực tôi cỡ 36C, xẹp nhỏ và hơi bị chảy xệ do con bú. Bác sĩ thứ nhất nói nên đặt túi độn ở dưới cơ và sẽ không cần nâng ngực chảy xệ. Bác sĩ thứ hai lại bảo muốn đặt trên cơ và dùng túi độn có độ nhô cao vì ngực tôi mặc dù có rủ xuống nhưng không đến mức phải nâng ngực chảy xệ. Vậy khác biệt chính giữa hai vị trí đặt dưới cơ và trên cơ là gì? Liệu đặt trên cơ có khiến cực trên vú của tôi đầy đặn không? Nghe người ta nói đặt dưới cơ là tốt nhất, nhưng bác sĩ bảo tôi có lượng mô vú tự nhiên khá tốt nên đặt trên cơ sẽ giúp nâng ngực lên. Cảm ơn bác sĩ!
- 2 trả lời
- 944 lượt xem
Ngực nhỏ phải chọn độ nhô túi độn như nào?
Chào bác sĩ, sắp tới tôi dự định đặt túi độn dưới cơ, ngực hiện tại khá nhỏ, hai bên quầng vú của tôi cách nhau khá xa, tôi muốn ngực cao đầy, nhưng trông tự nhiên và có khe ngực. Vậy tôi nên chọn túi độn có độ nhô như nào, trung bình hay trên trung bình, và liệu đường mổ đi qua quầng vú có được không?
- 1 trả lời
- 991 lượt xem
Trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Nếu không thực sự cần thiết, thì tại sao mọi bệnh nhân khi tìm hiểu về phẫu thuật nâng ngực lại đều ấn tượng với con số 10 ma thuật.
Phẫu thuật thẩm mỹ cung cấp cho chúng ta nhiều lựa chọn và ít nhất là một mức độ kiểm soát nào đó khi nói đến hình dáng cơ thể. Túi độn nâng ngực đã trở nên phổ biến trong suốt nhiều thập kỷ …với vô số phụ nữ đang tìm cách nâng đôi gò bồng đào của mình lên thông qua phẫu thuật nâng ngực.
Túi độn có hiệu quả trong một thời gian dài, nhưng chúng không được thiết kế để tồn tại kéo dài trong suốt cuộc đời bạn. Ngay cả khi túi độn của bạn không bị mòn thì cũng có rất nhiều lý do khiến bạn có thể phải thay đổi chúng.