Cắt thu gọn cánh mũi có nguy cơ để lại sẹo không?
Với đặc điểm phổ biến là đầu mũi to, thấp, cánh mũi bè rộng, nên thu gọn cánh mũi thường là quy trình được thực hiện khá phổ biến ở các bệnh nhân Châu Á chúng ta. Trong đó 2 kỹ thuật thu gọn cánh mũi thường được áp dụng phổ biến nhất đó là cắt bỏ bớt mô từ đường rạch phía trong lỗ mũi, tức là đường rạch nằm phía bờ trong của lỗ mũi, nên sẹo liền lại sẽ không thấy rõ và gần như không để lại sẹo. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp nền/cửa lỗ mũi rộng, cần cắt bớt mô để thu gọn lại. Kỹ thuật thứ hai là kỹ thuật cắt mô từ phía ngoài bờ ngoài, đúng như tên gọi của nó đường rạch sẽ nằm ở phía ngoài lỗ mũi. Vết sẹo ở kỹ thuật này cũng khó lành đẹp hơn vì chịu tác động lực căng từ các hoạt động nói, cười, hay các biểu cảm của khuôn mặt do đó có thể lâu lành và bị lộ sau phẫu thuật. Kỹ thuật thứ 2 này chỉ áp dụng cho trường hợp có cánh mũi quá dày, bắt buộc phải loại bỏ bớt mô để thu gọn và có thể được thực hiện một mình hoặc kết hợp với kỹ thuật thứ nhất. Tùy theo tình trạng cánh mũi của bạn mà bác sĩ sẽ áp dụng 1 trong hai kỹ thuật này.
Để làm rõ vấn đề này chúng ta cần hiểu khi nào thì cần cắt cánh mũi. Nó liên quan đến tỉ lệ vàng trên khuôn mặt. Trên mỗi khuôn mặt tỉ lệ chuẩn là bề rộng của 2 bờ ngoài cánh mũi bằng khoảng cách giữa 2 góc trong của mắt và bằng 1/5 độ rộng của khuôn mặt. Nếu các bạn đạt tỉ lệ này rồi thì không cần nghĩ đến giải pháp thu nhỏ cánh mũi. Khi độ rộng của 2 cánh mũi vượt quá khoảng cách 2 góc trong của mắt, lúc đó có thể nghĩ đến thu gọn cánh mũi.
Có 2 cách cắt thu nhỏ cánh mũi. Cách thứ nhất là cắt bên trong nền mũi, phía bờ trong của cánh mũi. Ưu điểm nổi bật của đường cắt này là không để lại sẹo, vì đường này trùng với đường chân của cánh mũi.
Với đường cắt ở bờ ngoài cánh mũi thì nguy cơ để lại sẹo cao hơn vì vùng này cử động nói, cử động của miệng làm giãn vết sẹo, theo thời gian vết sẹo sẽ xấu hơn so với đường cắt bờ trong cánh mũi. Tuy nhiên đối với những trường hợp mũi quá lớn, đường cắt bên trong không thể thu hẹp được cánh mũi hết cỡ, lúc này bác sĩ bắt buộc phải cắt ở đường ngoài. Lúc này các bạn phải chấp nhận đường sẹo xấu hơn, rõ hơn so với đường sẹo bên trong- đổi lại là cánh mũi gọn gang hơn.
Như vậy có 2 đường cắt thu nhỏ cánh mũi là đường cắt ở bên trong và đường cắt ở bên ngoài. Với đường cắt ở bên trong thì phạm vi thu nhỏ sẽ ít hơn nhưng không lo lắng về sẹo. Còn với đường cắt ỏ bên ngoài phạm vi thay đổi lớn hơn, nhưng bạn sẽ đối diện với nguy cơ về sẹo. Điều này cũng không phải lỗi của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, mà do đặc tính của đường phẫu thuật. Nhiều người đến nói với tôi là đã cắt cánh mũi ở trung tâm khác nhưng họ làm không tốt và để lại sẹo, và hỏi tôi là có can thiệp sửa lại được không. Câu trả lời là KHÔNG. Vì cắt đường ngoài như vậy luôn có nguy cơ để lại sẹo và rất khó cắt lại để sửa vết sẹo, cắt lại sẽ chỉ làm cho vấn đề ngày càng trầm trọng hơn. Các bạn chỉ có thể điều trị nội khoa, dùng các thuốc bôi hạn chế sẹo và làm cho vết sẹo đẹp hơn mà thôi.
Mũi em nên cắt cánh và nâng bán cấu trúc hay nâng mũi cấu trúc?
Các bác sĩ cho e hỏi là mũi e như này thì em tính cắt cánh và làm bán cấu trúc thì có ổn không hay phải làm cấu trúc mới cải thiện được ạ? Em chuẩn bị làm rồi mà còn phân vân quá.
- 1 trả lời
- 2457 lượt xem
Chỉ phẫu thuật thu gọn cánh mũi thôi có phù hợp với tôi không?
Chào bác sĩ, tháng tới tôi sẽ phẫu thuật thu gọn cánh mũi, tuy nhiên tôi lại khá lo lắng về kết quả. Với tình trạng mũi hiện tại của tôi thì chỉ thu gọn cánh mũi thôi thì liệu có mang lại kết quả khả quan không? Tuyến bã nhờn vùng da đầu mũi của tôi khá dày, nên có thể chỉ với quy trình này sẽ không thể tinh chỉnh phần đầu/chóp mũi được.
- 3 trả lời
- 1540 lượt xem
Hở lỗ mũi, có nên thu gọn cánh mũi không?
Chào bác sĩ, hai bên lỗ mũi của tôi cứ hếch lên trông như “mũi heo con” vậy. Vậy tôi có nên thu gọn cánh mũi không? Liệu sẹo để lại có rõ không? Da tôi khá dày, không có lỗ chân lông mấy, da hơi tối màu, liệu như vậy có dễ để lại sẹo xấu không? Tôi không muốn một chiếc mũi quá cao, tôi muốn nó thật hài hòa với mọi thứ trên khuôn mặt. Sống mũi hiện tại cũng khá ổn rồi, tôi chỉ không thích lỗ mũi thôi.
- 4 trả lời
- 2753 lượt xem
Mũi đã nâng có sửa đầu mũi và cánh mũi được không??
Mũi e đã nâng gần đc 1 năm, nâng bán cấu trúc, nhưng hiện tại đầu mũi to, tròn , thô, cánh mũi to, e muốn cải thiện mỗi đầu mũi và cánh mũi có đc k hay phải làm lại cả mũi
- 2 trả lời
- 3221 lượt xem
Sau thu gọn cánh mũi: bị khó thở?
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi đã phẫu thuật để thu hẹp mũi rộng, thu gọn cánh mũi. Tuy nhiên bây giờ tôi thấy mình hơi khó thở, có thể là do bác sĩ đã thu hẹp hai bên lỗ mũi của tôi. Tôi thấy hai bên lỗ mũi quá bé, liệu có thể chỉnh cho chúng to hơn không?
- 3 trả lời
- 3677 lượt xem
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chiếc mũi to bè thô kệch luôn khiến chủ nhân của nó không được tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều người muốn thu gọn cánh mũi kiểu này nhưng lại sợ không muốn phẫu thuật can thiệp dao kéo.
Không phải cứ nâng mũi là đẹp, nâng mũi có thể cải thiện được tình trạng mũi tẹt, mũi thấp nhưng đối với những người có cánh mũi quá to, thô bè sang hai bên thì chỉ nâng mũi là chưa phù hợp, thay vào đó chúng ta phải sử dụng phương pháp thu gọn cánh mũi.
Không phải cứ nâng cao sống mũi là đẹp, nâng mũi có thể cải thiện được tình trạng mũi tẹt, mũi thấp nhưng đối với những người có cánh mũi quá to, thô bè sang hai bên thì chỉ nâng mũi là chưa đủ, thay vào đó chúng ta phải kết hợp cả thu gọn cánh mũi.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.