Cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da: liệu có khiến nhãn cầu di chuyển?
Nói chung phẫu thuật tạo hình mí dưới hoặc cắt mí dưới không làm thay đổi vị trí của nhãn cầu, trừ khi một trong những cơ chịu trách nhiệm di chuyển nhãn cầu bị can thiệp, tác động vào, tuy nhiên điều này cực kỳ hiếm. Nhiều khả năng vấn đề của bạn là quy trình phẫu thuật đã làm thay đổi vị trí của mí mắt so với nhãn cầu, dẫn đến lầm tưởng nhãn cầu có vẻ đã bị di chuyển. Vấn đề này sẽ dần cải thiện theo thời gian. Đôi khi các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhẹ nhàng xoa bóp matxa mí dưới hướng lên trên nếu nó bị kéo xệ xuống dưới sau phẫu thuật. Hoặc thậm chí dán băng để đưa nó về đúng vị trí. Thường thì trong trường hợp này nhãn cầu trông sẽ giống như nằm ở vị trí cao hơn khi mí dưới bị kéo xệ xuống. Bạn nên quay lại gặp bác sĩ để xem ông/bà ấy có biện pháp gì có thể giúp cải thiện tình trạng hiện tại của mí mắt hay không. Thực sự sẽ rất bất thường nếu quy trình cắt mí dưới làm ảnh hưởng đến vị trí nhãn cầu.
Phẫu thuật cắt mí dưới ở thời điểm hiện tại thường được các bác sĩ thực hiện hết sức thận trọng. Một số kỹ thuật ưu tiên rạch một đường ở phía trong mí dưới, qua đó loại bỏ một phần mỡ thừa. Phương pháp này kết hợp với quy trình làm săn chắc hoặc siết chặt góc mắt ngoài sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xệ mí. Và nếu có thì chỉ nên cắt bỏ một lượng da khỏi mí dưới. Nhãn cầu sẽ không bao giờ di chuyển khỏi vị trí bình thường của nó, nhưng khi vị trí mí mắt di chuyển hoặc được cố định chắc chắn dọc theo rìa ngoài của mí mắt thì điều này trông sẽ có vẻ như đã làm thay đổi vị trí nhãn cầu, nhưng thực tế vị trí nhãn cầu vẫn không hề bị thay đổi. Nếu vẫn còn lo lắng về vấn đề này, tốt nhất hay liên hệ và nhờ bác sĩ của mình giải thích rõ ràng.
Các thao tác can thiệp vào cơ mí mắt có thể làm thay đổi độ mở hoặc độ nghiêng của mắt bạn, nhưng vì nó không tác động trực tiếp vào nhãn cầu nên chắc chắn sẽ không khiến nhãn cầu di chuyển lên trên hoặc về phía trước. Trong một số trường hợp, nếu quá nhiều da mí dưới bị cắt bỏ hoặc sẹo hình thành làm kéo mí dưới xệ xuống khiến bị lộ phần tròng trắng ở dưới tròng đen thì có thể làm cho nhãn cầu trông lồi hơn, nổi bật hơn hoặc có vẻ nằm cao hơn.
Nói chung phẫu thuật mí mắt CÓ THỂ thay đổi hình dạng của mí mắt nhưng không nên làm thay đổi vị trí nhãn cầu. Vấn đề bạn mô tả có thể xảy ra nếu dây chằng mí mắt (dây chằng góc ngoài mắt) bị thắt chặt làm cho mắt bị kéo hướng lên trên, khiến bạn lầm tưởng là nhãn cầu bị dịch lên trên. Nhìn chung điều này có thể dần dần tự hết theo thời gian. Nếu cần thì các cấu trúc liên kết ở mí mắt có thể được chỉnh sửa để giúp mí mắt giãn lỏng hơn về vị trí bình thường. Miễn là hiện tại bạn không gặp các vấn đề về tầm nhìn như nhìn dôi, mờ mắt hoặc đau mắt thì nên đợi đến khi được 6 tháng trở lên rồi mới đánh giá lại vị trí của mắt.
Điều cần xác minh lúc này đó là: nhãn cầu bị di chuyển lên trên hay chính xác là mí dưới của bạn đang bị kéo xệ xuống dưới sau phẫu thuật (khiến cho nhãn cầu trông như nằm ở vị trí cao hơn). Không có gì là lạ khi bạn thấy mí dưới của mình bị xệ xuống hoặc trở nên tròn hơn sau khi phẫu thuật cắt mí dưới. Đây là một tác dụng phụ khá phổ biến. Còn tình trạng nhãn cầu di chuyển lên phía trên thì rất rất hiếm khi xảy ra. Hãy gặp bác sĩ và trao đổi về vấn đề lo lắng của bạn.
Có cách nào loại bỏ mỡ dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
Tôi có bọng mắt và mỡ thừa ở mí mắt trên và dưới. Có cách nào để loại bỏ mỡ mà không cần phẫu thuật không?
- 7 trả lời
- 2799 lượt xem
Cách xử lý các nốt vàng do cholesterol tích tụ ở dưới mắt?
Dưới mắt tôi có các nốt vàng và bác sĩ nói là do cholesterol tích tụ, khuyên tôi nên phẫu thuật và đảm bảo là chỉ để lại sẹo nhỏ chứ không làm thay đổi hình dạng mắt. Nhưng nếu hình dạng của mắt bị thay đổi sau khi phẫu thuật thì có thể sửa được không? Tôi rất lo về việc phẫu thuật, sợ là Valium và thuốc gây tê tại chỗ sẽ không đủ để làm tê các dây thần kinh trong khi phẫu thuật. Bác sĩ còn kê Propofol cho tôi nhưng tôi nghe nói loại thuốc này có thể gây chết người. Vậy nếu chỉ sử dụng thuốc này cho ca phẫu thuật ngắn thì có sao không?
- 8 trả lời
- 1637 lượt xem
Phương pháp tạo hình mí mắt dưới có thể điều trị bọng mắt do di truyền không?
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?
- 6 trả lời
- 2161 lượt xem
Phương pháp nào là hiệu quả nhất để trẻ hóa vùng dưới mắt?
Tôi 33 tuổi và cảm thấy mặt mình già đi nhiều trong vài năm gần đây, đặc biệt là vùng quanh mắt. Tôi có quầng thâm và bọng mắt dù đã ngủ đủ giấc. Ngoài ra, khi cười, da dưới mắt còn bị nhăn nữa. Tôi muốn trẻ hóa vùng dưới mắt thì phương pháp nào là hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 1908 lượt xem
Nên cắt mí dưới theo kiểu truyền thống hay phẫu thuật bằng laser để trị bọng mắt?
Tôi 50 tuổi và đang muốn phẫu thuật mí dưới để loại bỏ quầng thâm dưới mắt. Tôi mới đi gặp hai bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Một người khuyên nên phẫu thuật bằng laser nhưng người kia lại nói là nên phẫu thuật theo kiểu truyền thống với đường rạch dưới mắt. Bây giờ tôi đang không biết nên chọn cách nào? Các bác sĩ cho tôi lời khuyên với.
- 13 trả lời
- 5145 lượt xem
Cắt bọng mỡ mí mắt dưới có thể được thực hiện qua 2 vị trí đường rach, đường rạch qua kết mạc phía trong mí mắt và đường rạch ngoài da. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.
Thời gian luôn là kẻ thù của phái đẹp, làm thay đổi dung mạo nhan sắc của chị em phụ nữ.
Laser thẩm mỹ, sóng cao tần RF, tiêm Botox, tiêm filler, cắt mí dưới,..là những kỹ thuật thẩm mỹ thường được sử dụng để cải thiện và loại bỏ các nếp nhăn dưới mắt
Cắt mí dưới điều trị các vấn đề bọng mỡ mắt mi dưới, quầng thâm, nếp nhăn mí dưới và da dư chảy xệ chùng nhão mí dưới