Cắt mí dưới có gây ra túi má hay túi bọng tràng hoa không?
Túi má hay túi bọng tràng hoa là cấu trúc giải phẫu liên quan đến vùng má, chứ không phải mi dưới. Có một dây chằng chạy qua vùng má này có thể trở nên lỏng lẻo theo thời gian và tích tụ dịch phía trên nó (dây chằng), qua đó gây hình thành túi má. Chỉ thực hiện quy trình cắt mí dưới sẽ không gây ra túi má, nhưng có thể làm lộ hoặc khiến tình trạng túi má trở nên nặng hơn do tình trạng sưng và phù nề xảy ra sau phẫu thuật. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời. Thường thì sau khi hết sưng do phẫu thuật, túi má sẽ trở về trạng thái bình thường. Ở những bệnh nhân đã có túi má từ trước, cần lưu ý tích cực thực hiện các biện pháp giảm sưng sau phẫu thuật mí dưới như chườm mát, kê cao đầu, tránh đồ mặn….để tránh gây ảnh hưởng đến túi má.
Túi má rất khó điều trị và nếu nặng có thể buộc phải cắt bỏ trực tiếp, quy trình này có thể để lại một vết sẹo lộ và xấu. Hãy gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được chứng nhận để kiểm tra chi tiết, đánh giá tình trạng cũng như nguy cơ rủi ro trước khi quyết định phẫu thuật.
Túi má nằm trên phần má, tách biệt hoàn toàn và không liên quan gì đến tình trạng thoát vị mỡ ổ mắt ở vùng mí dưới. Nếu bình thường bạn không có túi má thì sẽ không bị tình trạng này sau khi phẫu thuật mí dưới. Còn nếu đã có chúng ở mức độ nào đó thì bất kỳ ca phẫu thuật hoặc chấn thương nào trên vùng mặt cũng có thể khiến tình trạng túi má trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ sẽ cảnh báo trước với bạn về vấn đề này. Tuy nhiên khi hết sưng sau phẫu thuật túi má sẽ trở lại kích thước và tình trạng ban đầu. Đừng phàn nàn hay yêu cầu bác sĩ của bạn làm bất cứ điều gì không có lợi như tiêm steroid hay tiêm chất làm đầy. Một số trường hợp có thể mất vài tháng nhưng cuối cùng túi má sẽ trở lại tình trạng ban đầu theo thời gian.
Túi má hoặc túi bọng tràng hoa là yếu tố rất quan trọng cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật vùng mí dưới, vì nếu không cẩn thận đây chính là nguyên nhân gây thất vọng cho bác sĩ và bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Mô bao quanh mắt (bao gồm cả túi má) sẽ bị sưng lên và bầm tím sau khi phẫu thuật mí dưới. Hầu hết tình trạng sưng tấy sẽ biến mất sau 2 tuần nhưng tiếc là chất lỏng trong túi má thường tồn tại lâu hơn nhiều, đôi khi phải vài tuần. Điều quan trọng là bệnh nhân cần lưu ý điều này trước khi đăng ký phẫu thuật. Với những người đã có sẵn túi má thì sau phẫu thuật nên làm mọi cách để giảm sưng càng nhiều càng tốt như kê cao đầu, chườm đá bôi cortisone thậm chí là uống cortisone. Với câu hỏi của bạn, phẫu thuật cắt mí dưới có thể làm túi má nặng hơn nhưng may mắn tình trạng này chỉ là tạm thời. Khi bạn hết sưng nề và lành thương túi má sẽ trở lại bình thường. Nếu túi má tồn tại dai dẳng thì hầu hết các phương pháp điều trị bảo tồn đã được giới thiệu đều không mang lại hiệu quả cao. Đôi khi cắt bỏ trực tiếp là lựa chọn tốt nhất ngay cả khi để lại sẹo.
Nói chung quy trình phẫu thuật mí dưới không gây ra túi má. Túi má thường là do dị ứng hoặc bệnh xoang. Về cơ bản chúng là chất lỏng bị “mắc kẹt” bên trong khối cơ nằm ở rìa khoang chứa của nó. Tuy nhiên nếu bạn đã có túi má nhỏ từ trước, thì quy trình phẫu thuật mí dưới có thể góp phần khiến nó trở nên nổi bật hơn hoặc nặng hơn do sưng nề sau phẫu thuật. Phương pháp nâng má hoặc căng da vùng mặt giữa qua đường rạch mí mắt có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hơn, có thể cần cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ túi má trực tiếp, tuy nhiên phương pháp này sẽ có nguy cơ để lại sẹo lộ.
Túi má thường có xu hướng di truyền trong gia đình. Nằm ở ngay phần ngoài của mí dưới, phần mô túi má này sẽ được đẩy lên khi chúng ta cười. Do các yếu tố khác nhau, dây chằng hỗ trợ mí dưới ở điểm nối giữa mí dưới và má (dây chằng ổ mắt - má) có thể trở nên lỏng lẻo theo thời gian. Mô nằm dưới dây chằng này theo đó sẽ bị xệ vào hệ thống dây chằng tiếp theo và tạo nên tình trạng túi má hoặc túi bọng tràng hoa. Mặc dù đúng là phẫu thuật mí dưới thường không gây nên túi má nhưng chắc chắn nó có thể góp phần khiến tình trạng này trở nên nổi bật hơn và tệ hơn do sưng nề sau phẫu thuật. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là vì bác sĩ phẫu thuật không nhận ra sự tồn tại của túi má trước khi thực hiện phẫu thuật. Nhưng khi sưng nề sau phẫu thuật ổn định thì tình trạng sưng ở túi má cũng biến mất. Tuy nhiên một số quy trình phẫu thuật có thể gây tổn hại mạch bạch huyết ở mí dưới, có thể khiến tình trạng sưng nề mí dưới kéo dài lâu hơn, qua đó kéo theo tình trạng chậm tiêu dịch, hết phù nề ở túi má. Các bác sĩ phẫu thuật có thể vô tình làm tổn hại các dây thần kinh đến mí dưới, góp phần khiến túi má trở nên rõ hơn sau phẫu thuật. Nói cách khác, tìm một bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và kiểm tra kỹ tình trạng túi má trước phẫu thuật sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề này.
Túi má nằm tách biệt hoàn toàn về mặt cấu trúc giải phẫu so với mí mắt dưới và không được gây ra bởi quy trình tạo hình mí dưới. Tuy nhiên tình trạng sưng và phù nề do phẫu thuật có thể khiến túi má sưng phồng lên và khiến chúng dễ nhận thấy hơn. Ngoài ra nếu ngay từ đầu bạn có bọng mắt khá nổi bật ở vùng mí dưới và có túi má, nhưng chỉ phẫu thuật xử lý tình trạng bọng mắt thôi thì sau đó túi má còn lại sẽ trở nên nổi bật hơn.
Túi má không liên quan đến quy trình tạo hình mí dưới. Quy trình này cũng không gây ra túi má. Túi này hình thành là do sự tích tụ dịch lỏng ở phần trên của má và không liên quan gì đến các miếng đệm mỡ ở mí dưới hay quy trình phẫu thuật mí dưới.
Túi má là do má bị sưng lên do tích nước. Giống như tình trạng sưng phù chân, nhưng vấn đề này thường không biến mất dù với bất kỳ quy trình điều trị nào. Phẫu thuật mí dưới có thể gây ra hiện tượng sưng phù ở mức độ nào đó, và khiến túi má trở nên lộ rõ hơn, xấu hơn nhưng tình trạng này sẽ biến mất khi cơ thể lành lại.
Có cách nào loại bỏ mỡ dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
Tôi có bọng mắt và mỡ thừa ở mí mắt trên và dưới. Có cách nào để loại bỏ mỡ mà không cần phẫu thuật không?
- 7 trả lời
- 2764 lượt xem
Cách xử lý các nốt vàng do cholesterol tích tụ ở dưới mắt?
Dưới mắt tôi có các nốt vàng và bác sĩ nói là do cholesterol tích tụ, khuyên tôi nên phẫu thuật và đảm bảo là chỉ để lại sẹo nhỏ chứ không làm thay đổi hình dạng mắt. Nhưng nếu hình dạng của mắt bị thay đổi sau khi phẫu thuật thì có thể sửa được không? Tôi rất lo về việc phẫu thuật, sợ là Valium và thuốc gây tê tại chỗ sẽ không đủ để làm tê các dây thần kinh trong khi phẫu thuật. Bác sĩ còn kê Propofol cho tôi nhưng tôi nghe nói loại thuốc này có thể gây chết người. Vậy nếu chỉ sử dụng thuốc này cho ca phẫu thuật ngắn thì có sao không?
- 8 trả lời
- 1612 lượt xem
Phương pháp tạo hình mí mắt dưới có thể điều trị bọng mắt do di truyền không?
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?
- 6 trả lời
- 2136 lượt xem
Phương pháp nào là hiệu quả nhất để trẻ hóa vùng dưới mắt?
Tôi 33 tuổi và cảm thấy mặt mình già đi nhiều trong vài năm gần đây, đặc biệt là vùng quanh mắt. Tôi có quầng thâm và bọng mắt dù đã ngủ đủ giấc. Ngoài ra, khi cười, da dưới mắt còn bị nhăn nữa. Tôi muốn trẻ hóa vùng dưới mắt thì phương pháp nào là hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 1882 lượt xem
Nên cắt mí dưới theo kiểu truyền thống hay phẫu thuật bằng laser để trị bọng mắt?
Tôi 50 tuổi và đang muốn phẫu thuật mí dưới để loại bỏ quầng thâm dưới mắt. Tôi mới đi gặp hai bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Một người khuyên nên phẫu thuật bằng laser nhưng người kia lại nói là nên phẫu thuật theo kiểu truyền thống với đường rạch dưới mắt. Bây giờ tôi đang không biết nên chọn cách nào? Các bác sĩ cho tôi lời khuyên với.
- 13 trả lời
- 5122 lượt xem
Cắt bọng mỡ mí mắt dưới có thể được thực hiện qua 2 vị trí đường rach, đường rạch qua kết mạc phía trong mí mắt và đường rạch ngoài da. Mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.
Thời gian luôn là kẻ thù của phái đẹp, làm thay đổi dung mạo nhan sắc của chị em phụ nữ.
Laser thẩm mỹ, sóng cao tần RF, tiêm Botox, tiêm filler, cắt mí dưới,..là những kỹ thuật thẩm mỹ thường được sử dụng để cải thiện và loại bỏ các nếp nhăn dưới mắt
Cắt mí dưới điều trị các vấn đề bọng mỡ mắt mi dưới, quầng thâm, nếp nhăn mí dưới và da dư chảy xệ chùng nhão mí dưới