Căng da mặt toàn phần khác gì với căng da mặt mini và căng da vùng giữa mặt?
Các phương pháp căng da mặt đã được thực hiện từ năm 1906, và từ đó đến nay, các phương pháp này đã có nhiều sự thay đổi lớn. Các phương pháp căng da mặt có thể được chia thành 3 kỹ thuật khác nhau là:
- Chỉ kéo căng mỗi lớp da
- Căng da mặt SMAS tiêu chuẩn
- Căng da mặt SMAS mở rộng
Với phương pháp chỉ kéo căng mỗi da thì như tên gọi, bác sĩ sẽ chỉ xử lý lớp da bên trên mà không tác động gì đến các lớp bên dưới. Vấn đề là da mặt rất mỏng và đàn hồi, nên nó không thể giữ được sự căng cần thiết để duy trì hiệu quả được lâu dài. Các ca căng da mặt đầu tiên vào năm 1906 được thực hiện theo kỹ thuật này và đây vẫn được coi là kỹ thuật tiêu chuẩn cho đến những năm 1970.
Năm 1976, các bác sĩ phẫu thuật bắt đầu phát triển các kỹ thuật khác xử lý cả lớp cơ, được gọi là lớp cân cơ SMAS, nhằm mang lại kết quả lâu dài và tự nhiên hơn. Kỹ thuật SMAS tiêu chuẩn hiện nay vẫn còn khá phổ biến và có hiệu quả ở những người mà da bị lão hóa từ nhẹ đến vừa, đặc biệt là những người da chỉ bị lão hóa nhẹ ở vùng giữa mặt hay vùng má (từ 55 - 60 tuổi trở xuống).
Tuy nhiên, ở những trường hợp đã bị lão hóa mức độ vừa đến nặng thì vùng má thường bị chảy xệ nên các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã phát minh ra các kỹ thuật cải tiến, bắt đầu vào cuối những năm 1980 để tạo ra phương pháp căng da mặt toàn diện hơn. Những kỹ thuật này, được gọi căng da mặt SMAS mở rộng (extended SMAS), được thực hiện bằng cách cắt một vài dây chằng ở vùng má, cho phép vùng này được kéo lên theo chiều dọc.
Các kỹ thuật SMAS mở rộng mang lại kết quả tự nhiên hơn nhưng cũng đòi hỏi thời gian hồi phục dài hơn (chủ yếu là do sưng ở vùng giữa mặt trong vài tuần). Kỹ thuật SMAS mở rộng cũng có nguy cơ gây liệt mặt cao hơn so với kỹ thuật SMAS tiêu chuẩn nhưng nguy cơ này vẫn rất thấp nếu được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Các kỹ thuật SMAS mở rộng phổ biến gồm có căng da mặt Deep-Plane, căng da mặt High-SMAS và các biến thể.
Hiện nay có nhiều cái tên khác nhau được sử dụng cho các kỹ thuật tương tự nhau, đặc biệt là kỹ thuật chỉ kéo căng da và kỹ thuật SMAS (ví dụ: căng da mặt S-Lift, căng da mặt MACS,…). Tuy nhiên, thực sự thì chỉ có hai câu hỏi quan trọng cần quan tâm khi lựa chọn một phương pháp căng da mặt:
- Thứ nhất là có nâng lớp cân cơ (SMAS) hay không?
- Và thứ hai là vùng má có được xử lý không?
Từ hai câu hỏi này, bác sĩ phẫu thuật sẽ có thể giải thích cho bạn một cách ngắn gọn về kỹ thuật mà họ lựa chọn.
Phương pháp căng da mặt có thể khắc phục vấn đề chảy xệ ở vùng mặt (má) và cổ. Phương pháp này không chỉ kéo căng da mà còn thắt chặt cả lớp mỡ và cơ bên dưới.
Căng da mặt mini
Căng da mặt mini là phương pháp dành riêng cho những người mà da cổ có mức độ chùng nhão nhẹ và thường là những người vẫn còn trẻ hoặc đã từng căng da mặt trước đó.
Căng da vùng giữa mặt
Phương pháp căng da vùng giữa mặt hay còn gọi là căng da má giúp kéo căng vùng da má và củng cố cấu trúc cơ dọc lên phía mắt. Đây là lựa chọn dành cho những người bị mất đi sự đầy đặn ở vùng má trên do hiện tượng mất mô.
Dưới đây là một số kỹ thuật căng da mặt phổ biến:
Căng da mặt mini: Căng da mặt mini dùng thuật ngữ được dùng để chỉ một số kỹ thuật khác nhau sử dụng các đường rạch ngắn và thường là giải pháp tốt nhất cho những người có dấu hiệu lão hóa từ sớm, thường là ở độ tuổi 30 và 40. Trong hầu hết các trường hợp, căng da mặt mini chỉ cho hiệu quả ở mức thấp nhất.
Một số kỹ thuật thường được coi là căng da mặt mini gồm có:
- Căng da mặt S-Lift
- Kỹ thuật chỉ kéo căng da (không tác động đến các lớp bên dưới)
- Kỹ thuật sử dụng đường rạch ngắn
Căng da mặt S-lift: đây là một loại căng da mặt SMAS. Sở dĩ có tên là “S-Lift” vì đây là kỹ thuật căng da mặt sử dụng một đường rạch hình chữ S dọc theo đường chân tóc ở thái dương và ở phía trước của tai. Vì đường rạch không kéo dài ra phía sau tai nên kỹ thuật này phù hợp nhất cho những người mà da cổ vẫn chưa quá lỏng lẻo và mới bắt đầu có dấu hiệu lão hóa (ở tuổi 30 hoặc 40), muốn căng da ở vùng dưới của mặt mà không muốn có đường rạch quá dài.
Kỹ thuật chỉ kéo căng da (skin-only lift): đây là một loại kỹ thuật căng da mặt chỉ giải quyết tình trạng da thừa và không xử lý được những vấn đề lão hóa trong cấu trúc sâu hơn dưới da, chẳng hạn như mỡ, mô liên kết và cơ. Kỹ thuật này được sử dụng chủ yếu cho những người gầy, có da thừa nhưng các cơ bên dưới vẫn săn chắc hoặc những người đã từng phẫu thuật căng da mặt trước kia và cần chỉnh sửa lại. Kỹ thuật này không hiệu quả cho vấn đề da má, cổ chảy xệ và cơ lỏng lẻ. Với phương pháp căng da mặt này thì nguy cơ gây tổn thương đến dây thần kinh mặt sẽ thấp hơn nhưng kết quả không kéo dài lâu như khi xử lý cả các lớp sâu bên dưới vì các cấu trúc dưới da vẫn tiếp tục chảy xệ và kéo giãn da. Mặc dù đây là kỹ thuật căng da mặt phổ biến nhất vào khoảng 10 năm trước đây nhưng hiện tại nó không còn được sử dụng nữa do nguy cơ da mặt bị kéo căng quá mức.
Căng da mặt SMAS: SMAS (hệ thống cân cơ nông nằm gần bề mặt da) là một lớp cơ và mô liên kết trên má góp phần tạo nên biểu cảm cho khuôn mặt. Theo thời gian, cấu trúc SMAS có thể trở nên lỏng lẻo và chảy xệ, góp phần tạo ra vùng da chảy xệ bên dưới má và làm cho các nếp nhăn hai bên mũi trở nên sâu hơn. Căng da mặt SMAS là phương pháp kéo căng da và lớp cân cơ SMAS để khắc phục tình trạng chảy xệ. Với phương pháp này, da mặt ít khi bị kéo căng quá mức và kết quả bền lâu hơn so với phương pháp chỉ kéo căng da, nhưng hiệu quả xử lý các nếp nhăn hai bên mũi (rãnh mũi má) và túi mỡ ở vùng trên má là không cao.
Căng da mặt SMAS mở rộng (Extended SMAS) - Căng da mặt SMAS mở rộng xử lý rộng hơn về phía mũi để làm mờ các nếp nhăn quanh mũi và miệng. Đây là kỹ thuật tương tự như căng da mặt SMAS nhưng khác ở điểm là lớp SMAS được tách ra khỏi các cấu trúc bên dưới trên phạm vi rộng hơn về phía mũi và môi trên. Điều này giúp làm tăng mức độ cải thiện ở vùng giữa của khuôn mặt, đặc biệt là vùng có các rãnh mũi – má (nếp nhăn kéo dài từ hai bên cánh mũi đến khóe miệng). Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi lớp SMAS được tách ra cũng làm tăng nguy cơ biến chứng (ví dụ như hoại tử mô), đặc biệt là ở những người hút thuốc.
Căng da mặt qua đường rạch ngắn: đây là phương pháp căng da mặt với thời gian hồi phục nhanh chóng. Với kỹ thuật này, một đường rạch nhỏ được tạo bên dưới cằm, mỡ thừa được hút từ cổ và sau đó bên trong của da được xử lý bằng laser CO2 để làm cho da co lại. Nếu cần thiết thì cơ ở cổ có thể được siết chặt qua cùng một đường rạch và miếng độn cằm có thể được đặt vào cùng lúc. Quy trình này được thực hiện dưới phương pháp gây tê tại chỗ. Đây là lựa chọn phù hợp với những người mà mối quan tâm chính là tình trạng chảy xệ của da cổ. Tuy nhiên, nhiều người đưa ra những lo ngại về tính an toàn của phương pháp này vì laser có thể đốt cháy da và gây sẹo, tích tụ dịch, bong tróc hoặc làm hoại tử da.
Căng da mặt bằng chỉ Aptos: Aptos thực chất là tên gọi của một loại chỉ khâu bằng prolene (nilon), màu xanh và có gai, được ra đời ở Nga vào năm 1999. Căng da mặt bằng chỉ Aptos là phương pháp nâng các mô bị chảy xệ bên dưới (thường là ở má và quai hàm) bằng cách khâu từ 4 đến 12 đường chỉ vĩnh viễn bằng một cây kim dài xuyên qua da vào các cấu trúc mô mềm sâu bên dưới. Sau khi khâu, chỉ sẽ được kéo, neo các ngạnh vào mô mềm và nâng lớp mô lên. Đầu chỉ nằm bên ngoài da sẽ được cắt bỏ và gần như toàn bộ đường khâu sẽ nằm hoàn toàn bên dưới da. Vì da không bị cắt bỏ và không cần tạo đường rạch nên phương pháp này không phù hợp với những người có da thừa. Các tác dụng phụ gồm có bầm tím, sưng và đau. Các biến chứng phổ biến nhất của phương pháp căng da mặt bằng chỉ Aptos là đường chỉ khâu màu xanh có thể bị lộ qua da và tình trạng chảy xệ tái phát.
Căng da mặt Deep Plane: đây là phương pháp đặc biệt hiệu quả cho những vấn đề ở vùng trên và giữa của mặt vì trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại các mô trong những vùng này cũng như ở vùng dưới của má. Vì sự bóc tách được tiến hành sâu bên dưới nên vạt mô được tách ra sẽ dày hơn so với phương pháp SMAS hoặc phương pháp chỉ kéo căng da, do đó phương pháp Deep Plane có thể an toàn hơn cho những người hút thuốc vì vạt mô vẫn giữ được nguồn cung cấp máu lớn; tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì những người hút thuốc vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng hơn. Ngoài ra, phương pháp căng da mặt Deep Plane thường gây sưng nhiều hơn so với các phương pháp chỉ tác động đến lớp nông của da.
Căng da mặt dưới màng xương (subperiosteal lift): đây là một loại căng da mặt Deep Plane thường được thực hiện với sự hỗ trợ của một ống nội soi (một máy quay nhỏ gắn liền với một đầu dò để hiển thị hình ảnh của vùng đang được phẫu thuật), ống nội soi được vào qua các đường rạch rất nhỏ. Kỹ thuật này kéo căng da, siết chặt mỡ và cơ cùng một lúc vì các lớp mô này thường chảy xệ cùng nhau chứ không chỉ riêng lớp nào. Trong quá trình phẫu thuật theo phương pháp này, bác sĩ sẽ tiếp cận xuống tận xương, tách xương khỏi tất cả các mô che phủ bên trên (màng xương là lớp mô mỏng phủ trên xương, do đó căng da mặt dưới màng xương là quy trình tách lớp mô này và nâng mọi thứ nằm trên xương).
Đối với những người ở độ tuổi 30 đến 40 người và không cần cắt bớt da thì chỉ cần rạch những đường rất nhỏ và ẩn trong tóc. Đối với người cần cắt bỏ da thì sẽ cần phải tạo các đường rạch căng da mặt tiêu chuẩn, và do đó sẽ không phù hợp với phương pháp dùng ống nội soi này. Miếng độn cũng có thể dễ dàng được đặt trong khi phẫu thuật vì miếng độn được đặt trực tiếp trên xương mà lúc này, xương đã được tách ra khỏi các cấu trúc bên trên.
Kỹ thuật này thường được lựa chọn cho người từ 45 tuổi trở xuống và những người muốn đặt miếng độn cho vùng mặt. Tuy nhiên, kỹ thuật căng da mặt dưới màng xương sẽ gây sưng nhiều hơn so với các phương pháp chỉ xử lý lớp nông của da do độ sâu của quá trình bóc tách.
Căng da mặt tổng hợp (Composite facelift): Về bản chất thì đây cũng là phương pháp căng da mặt Deep Plane nhưng có bổ sung thêm bước xử lý cấu trúc cơ xung quanh mí mắt dưới. Đây là cách thuận lợi để xử lý những vấn đề ở vùng trên và vùng giữamá, chẳng hạn như tình trạng chảy xệ của túi mỡ dưới mắt.
Để thực hiện phương pháp này, cơ vòng mi (quanh mắt) được tách ra khỏi xương gò má qua một đường rạch ở mí mắt dưới. Sau đó nó được nâng lên và khâu cố định vào vị trí. Đồng thời, cơ arcusmarginalis(vùng dày lên tại vị trí vách hốc mắt dính với xương hốc mắt) được giải phóng và được định vị lại để bao phủ lên xương hốc mắt. Phần còn lại của quy trình phẫu thuật cũng giống như căng da mặt Deep Plane. Phương pháp này gây sưng nặng hơn so với các phương pháp chỉ xử lý các lớp nông hơn của da.
Căng da mặt Tumescent: đây là thuật ngữ chung cho tất cả các kỹ thuật căng da mặt thực hiện dưới phương pháp gây tê tumescent thay vì gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp gây mê tĩnh mạch.
Ưu điểm của phương pháp gây tê tumescent là bệnh nhân ít bị bầm tím, sưng và buồn nôn hơn, thời gian phục hồi nhanh hơn, ít nguy cơ xảy ra biến chứng như khi gây mê, bác sĩ có khả năng kiểm tra chức năng của dây thần kinh trong khi làm phẫu thuật, có thể giảm chi phí vì không cần chuyên gia gây mê riêng biệt và có tính an toàn cao hơn. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ còn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều phương pháp căng da mặt khác nhau và rất khó để biết phương pháp nào phù hợp với mình. Do đó, bạn nên có một buổi nói chuyện trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chuyên môn cao để được tư vấn cụ thể.
Căng da mặt mini (chẳng hạn như căng da mặt S-lift) là một kỹ thuật căng da mặt hạn chế hơn, được thực hiện với vết mổ ngắn hơn và loại bỏ ít da hơn. Căng da mặt mini cũng cải thiện những vùng tương tự như căng da mặt toàn phần nhưng ở một mức độ thấp hơn và thời gian thực hiện ngắn hơn. Những người mà da bị chảy xệ mức độ nhẹ (từ 40 – 45 tuổi) thường là đối tượng của phương pháp này. Tuy nhiên, do các đường rạch ngắn hơn, thắt chặt các lớp sâu dưới da ít hơn và loại bỏ một vùng da thừa nhỏ hơn nên kỹ thuật này không hiệu quả và được bền lâu như căng da mặt Deep Plane.
Căng da vùng giữa mặt (còn được gọi là căng da má) khác biệt so với căng da mặt truyền thống và căng da mặt mini ở chỗ là phương pháp này chủ yếu xử lý các dấu hiệu lão hóa xung quanh vùng gò má. Sử dụng đường rạch ngắn, phương pháp này giúp nâng các mô má bị chảy xệ lên trên xương gò má để khôi phục lại các đường nét trẻ trung, nổi bật hơn. Căng da vùng giữa mặt có thể được kết hợp với phương pháp cấy mỡ tự thân vào má để giúp cải thiện các dấu hiệu lão hóa sớm.
Với phương pháp căng da mặt mini, bác sĩ sẽ kéo căng vùng da ở phía trước của tai, dọc theo đường viền hàm và đôi khi còn kéo cả vùng da ngay bên dưới và phía sau của tai nữa. Da được tách ra khỏi các lớp bên dưới (về phía giữa mặt) trên một phạm vi nhất định, tùy thuộc vào mức độ chùng nhão của da, cho phép bác sĩ kéo da về phía tai và da thừa bị cắt bớt.
Giống như tất cả các phương pháp căng da mặt, điều quan trọng là phải tránh đóng các đường rạch với lực căng quá lớn bởi điều này có thể để lại vết sẹo rộng và làm biến dạng tai.
Phương pháp căng da mặt toàn phần không đòi hỏi thời gian phục hồi quá dài. Các phương pháp chỉnh sửa vùng quanh mắt (nâng chân mày và phẫu thuật mí mắt) cùng các phương pháp hỗ trợ (ví dụ như tiêm mỡ tự thân vào môi, mài mòn da quanh miệng hay các phương pháp tái tạo bề mặt da khác mới là yếu tố kéo dài sự phục hồi vào khoảng từ 3 đến 4 tuần.
Căng da vùng giữa mặt
Thực tế là, rất nhiều ca phẫu thuật căng da vùng giữa mặt đều không tạo ra được sự khác biệt rõ rệt nào. Một số ca “căng da vùng giữa mặt” được thực hiện như một phần của quá trình phẫu thuật mí mắt dưới nhằm kéo vùng da bị chùng nhão ở giữa mặt về phía mắt. Mặc dù có thể được thực hiện theo cách này nhưng hiệu quả là không cao.
Theo tôi, phương pháp duy nhất thực sự có hiệu quả cải thiện cho vùng giữa của mặt là cấy mỡ tự thân vào vùng giữa mặt kết hợp kỹ thuật căng da mặt High SMAS. Phương pháp kết hợp này giúp khôi phục sự đầy đặn đã bị mất ở vùng giữa (bằng cách cấy mỡ tự thân), và phân bố lại sự đầy đặn đó theo chiều hướng lên trên và sang ngang (bằng kỹ thuật căng da mặt High SMAS). Kết quả là vùng trở nên đầy đặn hơn dọc theo toàn bộ chiều dài của cung gò má. Đối với những người trẻ tuổi chưa cần căng da mặt toàn phần và căng da cổ nhưng cần căng da vùng giữa mặt thì đây là phương án có thể đem lại kết quả cao nhất. Trong một số trường hợp, việc kết hợp thêm phương pháp hút mỡ sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho kết quả phẫu thuật. Với phương pháp này, đường rạch được hạn chế ở phía sau đường chân tóc vùng thái dương) và vùng ngay trước tai, nơi mà có thể dễ dàng che đi vết sẹo.
"Căng da mặt": đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, được hiểu là một phương pháp trẻ hóa khuôn mặt bằng cách phẫu thuật, nhưng đôi khi còn được sử dụng cho các phương pháp không phẫu thuật (căng da mặt bằng laser,…). Quy trình phẫu thuật này xử lý ít nhất một phần ba bên dưới của khuôn mặt, nhưng cũng có thể là một phần ba ở giữa, bên trên (trán) hoặc vùng cổ. Nói chung, các phương pháp này được thực hiện bằng cách tách da ra khỏi cấu trúc sâu hơn của khuôn mặt theo sau đó là tiến hành khâu để thắt chặt hoặc kéo căng da.
"Căng da vùng giữa mặt" là phương pháp chỉ phẫu thuật cho một phần ba ở giữa mặt, gồm có vùng gò má và các rãnh nhăn hai bên mũi (rãnh mũi – má).
"Căng da mặt mini" là phương pháp thường chỉ kéo căng duy nhất lớp da bên trên và rất ít hoặc không hề xử lý các mô bên dưới da ở vùng má và đường viền hàm. Vì kỹ thuật này chỉ kéo căng trên da mà không thắt chặt hoặc nâng các cấu trúc bên dưới nên kết quả rất hạn chế và ngắn hạn (chỉ được vài tuần đến vài tháng).
Căng da mặt mini là một biến thể của căng da mặt toàn phần nhưng phạm vi không rộng bằng. Căng da mặt mini được thực hiện qua đường rạch ở phía trước và bên dưới tai, thường không nâng cơ cũng như các lớp sâu hơn dưới da. Hiệu quả do đó sẽ thấp hơn so với căng da mặt toàn phần.
Căng da mặt toàn phần là phương pháp bóc tách da trên phạm vi rộng hơn và thường đòi hỏi phải nâng lớp cân cơ SMAS để có hiệu quả toàn diện hơn. Thời gian phục hồi sau khi căng da mặt toàn phần thường dài hơn so với căng da mặt mini. Nhưng sự khác biệt giữa hai phương pháp này chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ phẫu thuật. Đối với căng da vùng giữa, tôi thường kết hợp thêm phương pháp tiêm mỡ tự thân hoặc các chất làm đầy da như Restylane, Radiesse, Perlane hay Juvederm.
Căng da má là phương pháp phẫu thuật ở vùng dưới của mắt và má – những vùng mà phương pháp căng da mặt không xử lý được. Theo tôi, căng da má có thể được xem một cách để tiến hành phương pháp phẫu thuật mí mắt dưới. Với đường rạch ở mí mắt dưới, phương pháp này có thể khắc phục vấn đề của mí mắt và chỉnh sửa lại hình dạng mắt cho những trường hợp đã từng phẫu thuật mí mắt hỏng trước đây. Đây là một phương pháp có kỹ thuật phức tạp cần được thực hiện bởi một bác sĩ với có chuyên môn phẫu thuật cho vùng giữa của mặt.
Căng da vùng giữa mặt là một thuật ngữ khác của phương pháp căng da má. Nó thường được thực hiện qua đường rạch ở thái dương và đường rạch bên trong miệng. Phương pháp này không giải quyết được dấu hiệu lão hóa ở mí mắt dưới nhưng đặc biệt hiệu quả nếu bệnh nhân muốn tăng độ nhô cho vùng bên của má. Ngoài ra phương pháp này có thể tạo sự thay đổi cho vùng xung quanh đuôi mắt.
Căng da vùng giữa mặt là một phương pháp đặc biệt nhằm cải thiện phần giữa của khuôn mặt, có nghĩa là vùng má và các nếp nhăn hai bên mũi. Ngoài ra cũng có thể thực hiện thêm phương pháp cấy mỡ tự thân cho vùng giữa mặt để bổ sung vào những vùng đã bị hóp.
Căng da mặt truyền thống là phương pháp phẫu thuật được thực hiện cho vùng dưới của mặt và cổ với mức độ bóc tách da rộng hơn, hướng lên trên má vào vùng thái dương, đồng thời thắt chặt các cơ cổ. Phương pháp này có thể bao gồm cả bước loại bỏ mỡ và các kỹ thuật khác để điều chỉnh các cơ mặt trước khi kéo căng và loại bỏ da thừa. Thông thường, thời gian tiến hành phẫu thuật, chi phí và thời gian hồi phục của phương pháp này kéo dài hơn, nhưng bù lại hiệu quả sẽ cao hơn.
Căng da vùng giữa mặt là các kỹ thuật khác nhau nhằm kéo căng vùng má bên dưới mắt. Phương pháp này có thể được thực hiện một mình hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật mí mắt dưới.
Căng da mặt mini và căng da mặt toàn phần - cái nào tốt hơn?
Căng da mặt mini nghe thật hấp dẫn đối với tôi. Giá rẻ hơn, ít xâm lấn hơn, có thể giúp khắc phục vùng da chảy xệ và cằm xị của tôi. Tại sao tôi lại có thể lựa chọn căng da mặt toàn phần? Lựa chọn nào sẽ tốt hơn?
- 48 trả lời
- 5199 lượt xem
Căng da mặt toàn phần và căng da mặt mini khác gì nhau?
Căng da mặt toàn phần khác gì so với căng da mặt mini và làm căng toàn phần có đáng không? Tôi năm nay 62 tuổi. Vấn đề của tôi nằm ở phần dưới mặt, trán tôi có rất ít nếp nhăn và cổ không bị chảy xệ chút nào. Tôi cũng đang xem xét tái tạo bề mặt da bằng lazer. Tôi muốn phương pháp nào càng ít xâm lấn càng tốt. Tôi muốn trông trẻ trung và tự nhiên, chứ không muốn nhìn vào là biết tôi đã làm phẫu thuật.
- 16 trả lời
- 805 lượt xem
Sự khác biệt giữa căng da vùng dưới mặt và căng da mặt toàn phần là gì?
Xin chào các bác sĩ. Đâu là sự khác biệt giữa căng da vùng mặt dưới kèm căng da cổ và căng da mặt toàn phần kèm căng da cổ?
- 10 trả lời
- 727 lượt xem
Có phải căng da mặt toàn phần rủi ro hơn căng da mặt mini không?
Mọi ca phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đều đi kèm với rủi ro, chẳng hạn các biến chứng về sức khỏe như nhiễm trùng và tay nghề kém. Chúng ta đều đã nghe về những ca cắt mí hỏng, nâng mũi với kết quả thảm hại... Ngay cả một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi đôi khi cũng có thể làm ra những kết quả không chất lượng. Vậy nên chẳng phải căng da mặt mini sẽ ít rủi ro hơn căng da mặt toàn phần hay sao? Liệu kết quả sau căng da mặt mini trông có tự nhiên hơn hay không?
- 8 trả lời
- 754 lượt xem
Căng da mặt ở tuổi 70 thì có nên gây mê toàn thân không?
Tôi đang có ý định căng da mặt và căng da cổ nhưng đã đọc được một số bài báo về các trường hợp bị mất trí nhớ ở người cao tuổi sau khi được gây mê toàn thân. Vì thế nên tôi chỉ muốn gây mê tĩnh mạch nhưng các bác sĩ đều tư vấn cho tôi là phải gây mê toàn thân. Tôi rất lo về việc phải gây mê trong suốt một thời gian dài như thế và liệu có thể chia ra phẫu thuật làm hai lần: một lần căng da mặt và một lần căng da cổ để giảm bớt thời gian gây mê không?
- 7 trả lời
- 1684 lượt xem
Căng da mặt không phẫu thuật là sự kết hợp của các quy trình nhằm giải quyết tình trạng da chảy xệ, da mỏng nhăn nheo (da crepey) và các đường nhăn nhỏ mà không có đường mổ, gây mê toàn thân hoặc nằm viện
Căng da vùng mặt dưới là một quy trình phẫu thuật giúp căng da và thắt chặt da vùng mặt dưới.
Căng da mặt SMAS hiện nay đang được coi là kỹ thuật tiêu chuẩn.
Phiên bản cải tiến của căng da mặt SMAS, tác động ở lớp sâu hơn, làm căng da mặt và giảm bớt dấu hiệu lão hóa ở phạm vi rộng hơn