Căng da mặt ở tuổi 70 thì có nên gây mê toàn thân không?
Lựa chọn phương pháp vô cảm ( gây tê - tiền mê- gây mê) là một bước quan trọng cần thực hiện khi phẫu thuật căng da mặt.
Gây mê toàn thân không phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ đem lại một số lợi ích. Cá nhân tôi thường sử dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch để làm cho bệnh nhân thoải mái kết hợp với tiêm gây tê tại chỗ để bệnh nhân không còn cảm thấy đau. Nếu muốn thì toàn bộ quy trình cũng có thể được thực hiện chỉ với phương pháp gây tê tại chỗ nhưng nếu tiêm trực tiếp khi còn đang tỉnh táo thì sẽ rất đau.
Vì sự an toàn của bạn thì có thể chia căng da mặt và căng da cổ ra làm hai lần phẫu thuật riêng biệt. Tuy nhiên, khi thực hiện luôn trong 1 lần, dù thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài hơn nhưng bạn sẽ tránh được việc phải bị gây mê hai lần. Thông thường, một quy trình phẫu thuật gồm cả căng da mặt và căng da cổ sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ.
Gây mê toàn thân là phương pháp an toàn hơn so với nhiều người vẫn nghĩ, nhưng nếu bạn thấy lo ngại thì ca phẫu thuật căng da mặt của bạn có thể được thực hiện với phương pháp gây tê tại chỗ kết hợp gây mê tĩnh mạch. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng việc gây mê toàn thân an toàn cho bạn.
- Gây tê tại chỗ, ví dụ như tiêm Xylocain
- Thuốc an thần dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch
- Gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân
Phương pháp tiêm gây tê tại chỗ sẽ gây đau đớn, đặc biệt là trong những phương pháp phẫu thuật cần tiêm một lượng thuốc lớn như căng da mặt. Với phương pháp này, bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo và có thể vẫn thấy đau trong một quy trình kéo dài như căng da mặt. Vấn đề của phương pháp này là thường gây căng thẳng và thay đổi nhịp tim.
Thuốc an thần dạng uống giúp làm giảm cảm giác căng thẳng trước khi tiêm thuốc tê và đồng thời giúp cải thiện trải nghiệm trong khi phẫu thuật nhưng có thể bệnh nhân sẽ vẫn cảm thấy đau.
Gây mê tĩnh mạch và gây mê toàn thân là phương pháp mà tôi thường lựa chọn cho bệnh nhân. Quy trình gây mê sẽ được thực hiện và theo dõi bởi một chuyên gia hoặc bác sĩ gây mê để duy trì sự kiểm soát cơn đau, trí nhớ, sự hô hấp, nhịp tim và các dấu hiệu quan trọng khác để bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện ca mổ một cách tốt nhất.
Gây mê toàn thân đặt ống thở thường khá phổ biến trong các ca căng da mặt nhưng thường gây nên những lo ngại về triệu chứng buồn nôn khả năng mất trí nhớ kéo dài.
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định phương pháp gây mê được sử dụng.
Việc chia hai phương pháp căng da mặt và căng da cổ thành hai 2 quy trình riêng biệt sẽ không có lợi cho bạn vì sẽ phải gây mê hai lần.
Căng da vùng cằm cổ ở tuổi 50?
Tôi sắp 50 tuổi. Da mặt tôi tương đối săn chắc và khá đẹp so sới độ tuổi của mình vì vậy tôi nghĩ không cần căng da mặt. Tuy nhiên vùng cổ và cằm của tôi trông không đẹp như vùng mặt. Có cách nào để làm săn chắc và làm căng vùng cằm và cổ của tôi không?
- 29 trả lời
- 2890 lượt xem
Bắt đầu phẫu thuật căng da mặt ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Tôi thấy hầu hết mọi người đều phẫu thuật căng da mặt lần đầu tiên khi khoảng 60 tuổi nhưng liệu như vậy có thực sự quá muộn không? Có lẽ càng trẻ thì càng tốt bởi vì tình trạng chảy xệ và các nếp nhăn sâu có thể được can thiệp sớm để ngăn cản chúng phát triển và trở nên tồi tệ hơn. Liệu có bác sĩ nào đồng ý với điều này không?
- 19 trả lời
- 6469 lượt xem
Nếu căng da mặt ở tuổi 45 thì sau này có cần thực hiện lại không?
Một số bác sĩ nói là phụ nữ nên chờ cho đến thời kỳ mãn kinh mới nên tiến hành căng da mặt vì đây là lúc mà phần lớn các dấu hiệu lão hóa xuất hiện. Vì thế nên tôi đang phân vân không biết có nên thực hiện hay không. Nếu phẫu thuật luôn bây giờ thì sau này tôi có cần phải phẫu thuật lại không?
- 10 trả lời
- 1931 lượt xem
64 tuổi thì nên điều trị bằng laser hay phẫu thuật căng da mặt?
Tôi 64 tuổi và muốn căng da ở vùng dưới của mặt. Bác sĩ khuyên tôi nên chọn phương pháp điều trị bằng laser nhưng tôi đã từng thực hiện trước đây rồi và không có hiệu quả. Tôi có nên chọn phương pháp căng da mặt không?
- 7 trả lời
- 1524 lượt xem
29 tuổi thì có quá sớm để căng da mặt không?
Tôi 29 tuổi, đã có con và áp lực công việc khá lớn nên gần đây tôi đã nhận thấy các dấu hiệu lão hóa trên mặt. Mắt tôi trông mệt mỏi và da bị chùng nhão, có cảm giác nặng nề, khóe miệng bị xệ xuống dưới. Liệu bây giờ phẫu thuật căng da mặt thì có quá sớm không? Ở tuổi này thì tôi có những lựa chọn nào?
- 5 trả lời
- 1211 lượt xem
Căng da mặt không phẫu thuật là sự kết hợp của các quy trình nhằm giải quyết tình trạng da chảy xệ, da mỏng nhăn nheo (da crepey) và các đường nhăn nhỏ mà không có đường mổ, gây mê toàn thân hoặc nằm viện
Căng da vùng mặt dưới là một quy trình phẫu thuật giúp căng da và thắt chặt da vùng mặt dưới.
Căng da mặt SMAS hiện nay đang được coi là kỹ thuật tiêu chuẩn.
Phiên bản cải tiến của căng da mặt SMAS, tác động ở lớp sâu hơn, làm căng da mặt và giảm bớt dấu hiệu lão hóa ở phạm vi rộng hơn