Cách trị mụn vùng má
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Mụn vùng má thường do một trong hai nguyên nhân: mụn trứng cá thường hoặc bệnh trứng cá đỏ (rosacea) hoặc cả hai.
- Khi bạn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, mụn má thường do mụn trứng cá bình thường. Lúc này bạn có thể dùng phương pháp trị mụn cho mặt để trị mụn vùng má.
- Khi bạn trên 25 tuổi, mụn má thường do bệnh rosacea (trứng cá đỏ) và lúc này những phương pháp trị mụn bình thường sẽ làm bệnh trứng cá đỏ trở nên nặng hơn.
- Axit azelaic có thể trị cả mụn thường và bệnh trứng cá đỏ trên má nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của sản phẩm.
Xem thêm: cách trị mụn
Bệnh trứng cá đỏ - một nguyên nhân gây mụn trên má
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mụn vùng má là một vấn đề về da gọi là bệnh trứng cá đỏ (Rosacea). Tuy rằng có tên là “bệnh trứng cá đỏ”, nhưng loại mụn này lại có biểu hiện khác với loại mụn gây mụn đầu trắng và mụn đầu đen hay mụn mủ trên mặt.
Mụn trứng cá thường có nguyên nhân do lỗ chân lông bị bít tắc còn bệnh trứng cá đỏ lại là do các mạch máu dưới da bị vỡ. Ở bệnh nhân bị trứng cá đỏ, mao mạch dưới da rất yếu mà dễ bị vỡ. Khi mao mạch bị vỡ, máu bên trong sẽ bị rò rỉ ra ngoài và lộ rõ bên dưới da. Khi những mao mạch này lành lại, chúng sẽ hình thành nên các mô sẹo, gây ra nhiều nốt nhỏ trên da, đặc biệt là ở vùng mũi.
Khác với mụn thường, bệnh trứng cá đỏ bộc phát nhanh hơn nhiều, thường chỉ trong vài phút. Việc làm sạch lỗ chân lông sẽ không có tác dụng đối với bệnh trứng cá đỏ. Bất kì tác nhân nào là tăng sự lưu thông máu dưới da có thể làm tăng áp lực lên các mao mạch và làm bộc phát trứng cá đỏ.
Làm sao để biết bệnh trứng cá đỏ là nguyên nhân gây mụn trên má?
Rosacea thường không gây mụn mủ ở thanh thiếu niên. Những người có nguy cơ bị bệnh trứng cá đỏ khi trưởng thành là những người thường bị đỏ mặt khi xấu hổ hoặc khi quá phấn khích. Đó là một trong những dấu hiệu của nguy cơ bị trứng cá đỏ nhưng những dấu hiệu đầy đủ thường chỉ bộc lộ sau tuổi 25.
Sau tuổi 25, Rosacea sẽ gây ra những triệu chứng mụn rõ rệt hơn. Hiện tượng đỏ mặt do thay đổi cảm xúc có thể làm da đỏ lên ở vùng má. Một số phản ứng viêm ở vùng má có thể kết hợp lại tạo nên nhiều nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ. Những nốt mụn này hình thành ở những vùng mao mạch bị vỡ. Ngoài ra, ở vùng da có mao mạch bị dập có thể xuất hiện những vệt màu tím.
Do đó, bạn sẽ rất dễ xác định được liệu mụn vùng má có phải do Rosacea hay không. Cơ thể tự làm mát bằng cách đưa máu đến bên dưới bề mặt da. Khi người mắc Rosacea uống đồ uống nóng, máu sẽ chảy vào những mao mạch bên dưới má và mũi để trao đổi nhiệt độ với da, nhờ đó da có thể thoát bớt hơi nóng vào không khí. Nếu thành mạch máu yếu, máu sẽ bị rỉ ra ngoài. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bộc phát Rosacea.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây Rosacea lại là do sự lưu thông máu dưới da tăng . Ở một số người, Rosacea biểu hiện ra ngoài khi họ ăn đồ ăn có chứa serotonin như:
- Cà chua (2 microgram/gram)
- Mận (4 microgram/grams)
- Chuối lá (30 microgram/gram)
- Dứa (18 microgram/gram)
- Hạt hồ đào (29 microgram/gram)
- Quả kiwi (5 microgram/gram)
- Chuối (15 microgram/gram)
Cách để xác định một loại thực phẩm nào đó có gây bệnh trứng cá đỏ hay không là thử dừng ăn loại thực phẩm đó và theo dõi xem bệnh có đỡ không. Tuy nhiên, nếu bạn ăn loại thực phẩm nào đó và làn da có vấn đề, nguyên nhân cũng có thể là do phản ứng từ dạ dày.
Một tác nhân khác cũng gây bộc phát Rosacea là các loại thuốc bổ dung sắt. Cơ thể dùng sắt để tạo ra hemoglobin, một loại phân tử chuyên chở oxy và tạo ra màu đỏ của máu. Sự thừa sắt trong máu sẽ gây nên những phản ứng gốc tự do, làm tăng sựviêm nhiễm trên da hoặc các vị trí trong cơ thể.
Các loại thuốc xịt mũi cũng có thể làm bộc phát mụn trứng cá đỏ. Steroid trong các loại thuốc xịt mũi làm giảm viêm trong các vùng xoang, khiến cho máu vốn bị ứ đọng đột ngột lưu thông đến vùng má.
Steroid trong các loại thuốc trị mụn thông thường cũng có thể làm Rosacea bộc lộ ra ngoài.Việc xoa kem prednisone hoặc tiêm steroid vào nốt mụn sẽ làm da bị mỏng và yếu đi, do đó vùng mụn trứng cá đỏ sẽ trở nên rõ hơn.
Mụn ở vùng má cũng có thể là do nhiều nguyên nhân khác như sự chệnh lệch nhiệt độ từ lạnh sang ấm, tiếp xúc với gió, đồ uống có cồn, ăn đồ cay, nhiệt độ cao của ánh nắng, nhiệt từ các phương pháp trị mụn, tinh dầu bạc hà, isopropyl alcohol trong các sản phẩm dưỡng da và phần lớn các loại thảo dược có trong các sản phẩm dưỡng da tự nhiên.
Có một phương pháp có thể trị được cả Rosacea và các loại mụn khác ở vùng má đó là axit azelaic.
Axit azelaic
Axit azelaic là loại axit được khuyên dùng cho những người mắc bệnh trứng cá đỏ.Axit azelaic còn được dùng cho loại mụn trứng cá thường gây mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn mủ ở vùng má.
Axit azelaic được các loài thực vật tiết ra khi bị nhiễm vi khuẩn. Trong thân cây, axit azelaic trở thành nền tảng cho sự tích tụ axit salicylic – chất được dùng trong sản xuất aspirin để ngăn vi khuẩn phá hủy mô da.
Đối với bênh trứng cá đỏ, axit azelaic có tác dụng làm giảm viêm đỏ. Ở những thể mụn trứng cá thường, axit azelaic lại có khả năng ngăn chặn vi khuẩn. Nếu bạn bị một trong hai thể mụn ở vùng má, axit azelaic có thể sẽ là lựa chọn hữu hiệu cho bạn. Nếu bạn có tone da Châu Á, axit azelaic sẽ giúp làm giảm sự hình thành của các đốm nâu sau viêm trên da.
Có một lưu ý quan trọng khi dùng axit azelaic.Nếu bạn là phụ nữ, bạn chỉ nên dùng axit azelaic lên vùng da má và mũi vì axit azelaiccó thể kích thích sự phát triển của lông trên vùng cổ và cằm. Ngoài ra, không nên dùng axit azelaic cùng với Tretinoin, Retin-A hay Renova.
Bài viết sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết về mụn ở vùng cằm, cổ
Ngoài mụn ở vùng mặt, mụn trứng cá ở vùng ngực cũng là loại mụn phổ biến nhưng những phương pháp trị mụn thông thường dành cho vùng mặt thường không có hiệu quả điều trị mụn cho vùng ngực.
Mụn trứng cá ở vùng trán là loại mụn thường lộ rõ và rất khó che giấu bởi vùng trán là vùng có các cơ hoạt động linh hoạt để bộc lộ được các cảm xúc khác nhau như vui, buồn, giận dữ, ngạc nhiên.
Mụn trứng cá ở vùng cằm là một vấn đề thường thấy ở thanh thiếu niên và là một thách thức lớn đối với việc điều trị, vì hầu như mọi phương pháp điều trị dành cho các vùng da khác đều không có tác dụng đối với mụn ở vùng cằm.
Mụn trứng cá vùng quai hàm cũng là một trong số những loại mụn khó chữa trị nhất vì mụn ở vùng da này thường khác với những loại mụn mà chúng ta thường gặp ở những vùng khác trên gương mặt.
- 15 trả lời
- 2718 lượt xem
Tôi ghét mụn ở lưng mà tôi đã bị quá lâu rồi. Cách trị mụn ở lưng nào thực sự hiệu quả để loại bỏ chúng? Trị mụn ở lưng có giống với trị mụn ở trên mặt không?
- 21 trả lời
- 1938 lượt xem
Tôi đang dùng bộ sản phẩm trị trứng cá của Proactiv của Mỹ nhưng nó không có hiệu quả mấy. Mụn trứng cá của tôi khá nặng và đau. Liệu có cách trị mụn hiệu quả nào giúp loại bỏ mụn không? Tôi nghe nói trị mụn bằng laze có thể mang đến hiệu quả tốt nhất?
- 7 trả lời
- 2029 lượt xem
Tôi thấy rằng với các mụn đầu đen và mụn cám, thì nhân mụn thông thường cần phải được loại bỏ. Tôi đã thử AHA, BHA,… nhưng chúng không giải quyết được nhân mụn bên trong. Dùng Tarozac 8 tuần, nhân mụn được đẩy lên trên bề mặt da, sau đó với việc nặn mụn, chúng được loại bỏ hoặc thỉnh thoảng chúng bị sưng lên. Tôi biết nặn mụn là không tốt và có thể để lại sẹo, vậy có cách loại bỏ nhân mụn nào mà không phải nặn mụn không?
- 3 trả lời
- 3745 lượt xem
Tôi không bao giờ có mụn trứng cá cho đến gần đây. Tôi gần 40 tuổi và bị mụn bọc do nội tiết tố. Tôi đã kiểm tra nội tiết và hormone testosterone là rất cao. Tôi muốn biết những cách trị mụn tốt nhất để điều trị vấn đề này. Tôi không muốn uống thuốc Isotretinoin. Tôi đã thử các phương pháp như IPL, siêu mài mòn, lột da, serum, và tazorac, và Aldactone. Da của tôi bị rất nhiều vết thâm sau mụn trông rất khủng khiếp
- 5 trả lời
- 3787 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?