1

Các biến chứng có thể gặp phải sau cấy tóc tự thân

Bệnh nhân làm cấy tóc đa phần ít gặp biến chứng, tuy nhiên không phải không có, và mỗi vị trí, cũng như mỗi kỹ thuật sẽ có những biến chứng riêng.
Biến chứng sau cấy tóc tự thân Các biến chứng có thể gặp phải sau cấy tóc tự thân

Các biến chứng sau cấy tóc

Cấy tóc là một thủ thuật khá an toàn, có khá ít biến chứng. Đây là một thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ, vậy nên các biến chứng có thể tác động lên mặt tinh thần và xã hội của bệnh nhân. Bệnh nhân cũng nên biết về các biến chứng có thể có trước khi làm phẫu thuật, thông qua tự tìm hiểu, trao đổi cặn kẽ với bác sĩ trực tiếp làm phẫu thuật cho mình.

Các biến chứng của phẫu thuật cấy tóc có thể chia thành các mục:

  • Biến chứng chung trong phẫu thuật cấy tóc: Phản ứng có hại với thuốc tê, thuốc mê; biến chứng sau phẫu thuật nói chung; biến chứng trong lúc làm phẫu thuật; biến chứng sau khi làm phẫu thuật; biến chứng không thuộc phẫu thuật.
  • Biến chứng tại vùng cho tóc của kỹ thuật cấy tóc FUT: chảy máu; nhiễm trùng; hoại tử; tê dại; đau dai dẳng; đau hậu phẫu; bục chỉ khâu; sẹo lồi, sẹo phì đại...
  • Biến chứng tại vùng cho tóc của kỹ thuật cấy tóc FUE: vùng cho tóc bị lõm; sẹo xấu; rụng tóc cấp tính; hoại tử; lấy tóc quá đà; tê đau kéo dài...
  • Biến chứng ở vùng nhận tóc: mật độ tóc thưa thớt mất tự nhiên; phù nề vùng được cấy tóc; hoại tử; mụn mủ; nang...

Biến chứng chung

Đây là các biến chứng phẫu thuật nói chung có thể xảy ra khi tiến hành phẫu thuật cấy tóc.

Thuốc tê

Các phản ứng toàn thân có hại đối với thuốc gây tê tại chỗ rơi vào bốn loại: ngộ độc, tâm lý, thể chất đặc thù và dị ứng. Đại đa số các phản ứng tiêu cực với thuốc tê là thuộc về mặt tâm lý, liên quan đến nỗi sợ. Phản ứng miễn dịch thực sự đối với thuốc tê thì rất hiếm. Cho dù từng sử dụng thuốc gây tê tại chỗ hay chưa thì bệnh nhân vẫn nên được làm xét nghiệm độ mẫn cảm.

Các biến chứng trong quá trình làm phẫu thuật

Tình trạng tim đập nhanh có thể xảy ra khi tiêm dung dịch làm căng phồng mô tumescent chứa adrenaline. Đây thường chỉ là tình trạng thoáng qua, tuy nhiên với bệnh tim có yếu tố tim mạch thì đây có thể là một rủi ro. Vì vậy tất cả bệnh nhân trên 40 tuổi thì nên được đo điện tâm đồ, khám và đánh giá khả năng sử dụng thuốc gây tê, đặc biệt là trong lúc tiêm.

Biến chứng hậu phẫu

Các biến chứng hậu phẫu có thể có:

  • Ngất là một biến chứng thường xảy ra ở cuối ca phẫu thuật, đặc biệt nếu thời gian phẫu thuật kéo dài. Nguyên nhân có thể là do đau, hạ huyết áp do đứng đột ngột, ngộ độc Xylocaine, mất nước, hạ đường huyết... Khi tiến hành phẫu thuật nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với gây mê, an thần đầy đủ và hạn chế lượng Xylocaine được sử dụng bằng cách tiến hành phẫu thuật nhanh nhất có thể. Các hoạt động khác có thể giúp tránh tình trạng này: duy trì cân bằng nước và điện giải, tránh thay đổi tư thế đột ngột (đứng dậy đột ngột), dùng clonidine trước phẫu thuật có thể sẽ giảm nguy cơ bị ngất..
  • Đau trong và sau lúc làm phẫu thuật là một biến chứng phổ biến và có thể dễ dàng xử lý bằng cách áp dụng đúng kỹ thuật phẫu thuật và sử dụng thuốc giảm đau. Các yếu tố góp phần gây đau bao gồm chảy máu, căng vết mổ, không gây tê đầy đủ. Sử dụng thuốc gây tê kết hợp với adrenaline là phương pháp gây tê tiêu chuẩn. Thêm vào đó, chườm đá và sử dụng máy rung cũng có thể giúp hạn chế cơn đau trong lúc tiêm gây tê. Sau phẫu thuật có thể giảm đau bằng các loại thuốc chống viêm không steroid và các loại thuốc giảm đau.
  • Vùng được cấy tóc có thể bị phù nề. Bệnh nhân có thể được cho uống steroid để hạn chế tình trạng này.
  • Ngứa hậu phẫu thường xảy ra ở cả vùng cho và nhận tóc cấy. Nguyên nhân có thể là do bị khô da đầu và đóng vảy. Xịt nước muối sinh lý nhiều lần trong vòng 3-4 ngày có thể sẽ giúp giảm ngứa. Thêm vào đó, thuốc kháng histamin dạng uống có thể giúp giảm ngứa, còn khô da đầu thì khắc phục bằng cách bôi lô hội.
  • Nấc hoặc ho hậu phẫu là biến chứng hiếm gặp nhưng quan trọng, vì nó có thể kéo dài 2-3 ngày. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định, nhưng hiện tượng này có thể là do các đơn vị cảm nhận của các dây thần kinh bị kích thích, bao gồm kích thích cơ hoành thông qua dây thần kinh hoành.
  • Nhiễm trùng tại chỗ có thể xảy ra tại khu vực cho và nhận tóc cấy. Tỉ lệ các ca nghiêm trọng là rất thấp (1%). Nguyên nhân có thể do vệ sinh kém, đóng vảy quá dày hoặc các yếu tố rủi ro đã tồn tại trước đó. Khâu quá chặt ở vùng hiến tóc có thể làm tắc nghẽn tuần hoàn máu, cùng với sự hình thành lớp vảy quá dày có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng ở vùng nhận tóc thường đi kèm với mụn mủ, sần tại khu vực bị ảnh hưởng. Đôi khi có những vùng cục bộ hoặc dọc theo vết mổ có hiện tượng phập phồng, phù, đau, có khả năng đang hình thành áp-xe. Đã từng có ca nhiễm khuẩn huyết được ghi nhận sau phẫu thuật cấy tóc.

Mặc dù kháng sinh vẫn được sử dụng thường xuyên đối với phẫu thuật, nhưng các giá trị của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi. Nhiễm trùng có thể xảy ra do không đảm bảo các tiêu chuẩn vô trùng hoặc do sức đề kháng của bệnh nhân bị yếu. Bệnh nhân cần trao đổi và nắm rõ về những điều cần làm để rửa, làm sạch, chăm sóc vết mổ. Nếu không thực hiện cẩn thận bước chăm sóc thì rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Các biến chứng sau kỹ thuật FUT

Kỹ thuật cấy tóc FUT (cắt dải nang tóc) là kỹ thuật cấy tóc tự thân, trong đó bác sĩ sẽ thu hoạch cả một dải tóc ở phía sau đầu, tách và chọn ra những nang tóc khỏe để cấy và chỗ thiếu tóc. Với kỹ thuật này, bệnh nhân cần được khâu ở vùng lấy vạt da.

Bục vết khâu ở vùng cho tóc

Tình trạng bục vết mổ (wound dehiscence) ở da đầu là vô cùng hiếm, bởi vì đây là vùng có nhiều mạch máu nên vết mổ thường lành nhanh hơn. Tuy nhiên, hiện tượng tắc nghẽn tuần hoàn máu có thể xảy ra vì một số yếu tố như tiểu đường, khâu thít vết mổ, nhiễm trùng chỉ khâu, cắt chỉ khâu quá sớm và tác động mạnh.

Một số biện pháp để tránh biến chứng này là:

  • Khâu nhiều lớp
  • Chăm sóc vết mổ hậu phẫu
  • Kéo dài thời gian chờ cắt chỉ
  • Trao đổi rõ ràng giữa bệnh nhân và bác sĩ về việc tránh các hoạt động mạnh bạo hay những tư thế có thể gây bất lợi cho vết mổ (nằm ngửa).

Hoại tử

Hoại tử ở viền vết mổ là hậu quả của việc thiếu máu. Khâu sai kỹ thuật có thể khiến miệng vết mổ bị siết quá đà, làm nghẽn mạch phạm vi nhỏ và dẫn đến chết mô. Đây là một biến chứng nghiêm trọng vì quá trình này phá hủy mô mềm và làm tổn thương nang tóc vĩnh viễn.

Các yếu tố gia tăng rủi ro là:

  • Từng phẫu thuật lấy dải da đầu trước đây
  • Tiểu đường
  • Hút thuốc
  • Có sẹo từ trước ở vùng cho tóc
  • Tai nạn trong lúc phẫu thuật: vô tình cắt nhầm vào động mạch chẩm

Rụng tóc ở vùng cho tóc

Tình trạng sốc rụng tóc có thể nhìn thấy ở vùng trên và bên dưới đường rạch mổ, nhưng thường chỉ tạm thời. Gần như bệnh nhân luôn hồi phục hoàn toàn sau 3-4 tháng. Các hậu quả sau phẫu thuật như thay đổi mật độ tóc tự nhiên, phù nề, sưng viêm, tổn thương mạch máu quanh chỉ khâu có thể là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Trường hợp rụng tóc quá trầm trọng có thể là do tổn thương mạch máu lớn. Bệnh nhân nên được chăm sóc vết mổ cẩn thận, sử dụng kháng sinh bôi ngoài da cùng các biện pháp kiểm soát sưng viêm. Minoxidil bôi ngoài da có thể giúp hồi phục tóc rụng sớm hơn.

Sẹo

Bệnh nhân có thể gặp nhiều kiểu sẹo sau khi thu hoạch dải da: Sẹo rộng, sẹo xương cá, sẹo không kín, sẹo lồi – sẹo phì đại.

  • Sẹo to, rộng: Không phổ biến, nhưng đây là hiện tượng có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật hoặc do bệnh nhân không tuân thủ các quy chuẩn hậu phẫu. Sẹo cần quá trình vài tuần, thậm chí vài tháng để trưởng thành, vậy nên các hoạt động quá thô bạo sau khi tháo chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ của vết sẹo. Vặn cổ là hành động được cảnh bảo không nên làm vì nó làm căng vết mổ, khiến sẹo bị giãn rộng.
  • Sẹo xương cá: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do chỉ khâu quá chặt, khiến sưng nề to, tạo ra hiệu ứng bó thít lên bề mặt da. Áp lực từ phần da căng lên (do phù nề) khiến chỉ khâu cắt vào da, tạo ra đường sẹo như hình xương cá.
  • Sẹo lộ: Sẹo lộ ở vùng cho tóc là một trong những biến chứng phổ biến nhất của kỹ thuật cấy tóc. Mức độ dễ phát hiện sẹo phụ thuộc vào tổng số sẹo (số lượng và độ rộng của sẹo) và khả năng giấu sẹo của phần tóc còn lại trong vùng cho tóc. Đối với một số bệnh nhân, cho dù chỉ bị lộ một đường sẹo cong duy nhất cũng có thể dẫn đến cảm giác lo lắng, bức bối cực độ. Nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề này là: Thu hoạch nhiều dải da ở nhiều vị trí rải rác tại vùng cho tóc; Vị trí thu hoạch dải da nằm thấp, nên vết mổ dễ bị căng hơn; Thu hoạch tóc cấy quá gần phần rìa của vùng cho tóc, gia tăng nguy cơ rụng tóc trong tương lai.
  • Sẹo lồi và sẹo phì đại: Sẹo lồi và sẹo phì đại hiếm khi xuất hiện. Sẹo lồi (keloid scar) là sự tăng sinh collagen lành tính, vết sẹo dâng lên và lan ra khỏi mép vết thương ban đầu, hiếm khi tự khỏi và thường hay tái phát; sẹo này xuất hiện sau chấn thương một khoảng thời gian. Sẹo phì đại (hypertrophic scar) là do sự tăng sinh nguyên bào sợi và sự sắp xếp vô tổ chức của nguyên bào sợi, sẹo nhô lên khỏi bề mặt da nhưng không lan ra khỏi mép vết thương ban đầu, xuất hiện ngay sau tổn thương và đôi khi nó có thể tự khỏi. Bệnh nhân cần bôi steroid hoặc tiêm steroid để điều trị. Hầu hết bệnh nhân phàn nàn về cảm giác ngứa ngáy, đau và đôi khi có cảm giác châm chích đối với sẹo lồi. Tiêm steroid trực tiếp vào sẹo sẽ giúp kiểm soát dấu hiệu, triệu chứng và sự phát triển của sẹo lồi.

Đau dai dẳng

Các vấn đề về dây thần kinh, bao gồm đau dây thần kinh, u dây thần kinh, giả cảm giác, có thể xảy ra do sự bất cẩn trong lúc rạch mổ. Phạm vi xâm nhập quá sâu dẫn đến cắt nhầm vào các dây thần kinh chẩm lớn, dây thần kinh chẩm bé, dtk tai-thái dương, dẫn đến giảm cảm giác ở da đầu. Bên cạnh đó, một phản ứng hồi phục sai lệch có thể dẫn đến sự hình thành u dây thần kinh bao quanh dây thần kinh bị tổn thương, gây cảm giác đau nhức. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc gây tê tại chỗ và tiêm trực tiếp corticosteroids vào vùng bị đau.

Tụ máu

Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng thao tác rạch sâu có thể dẫn đến tụ máu ở vùng cho tóc vì cắt nhầm vào động mạch lớn. Tụ máu có thể gây đau, sưng và bầm tím tại chỗ. Hạn chế độ sâu của vết rạch và cẩn thận kiểm tra vùng phẫu thuật để tìm dấu hiệu mạch máu bị tổn thương là những biện pháp để phòng tránh vấn đề này. Nếu cắt nhầm vào mạch lớn, bác sĩ cần phải cẩn thận khâu nối lại để có thể kiểm soát chảy máu. Kỹ thuật khâu nhiều lớp cũng được ưu ái hơn để khâu kín các lớp mô, tránh bỏ sót khoảng trống để máu tràn vào và tích tụ tại chỗ. Khi tụ máu đã hình thành, cách điều trị tốt nhất là mổ lại, khâu nối mạch bị đứt hoặc đốt bịt kín để ngăn chảy máu, sau đó khâu nhiều lớp để đóng vết mổ. Nếu bác sĩ không xử lý vấn đề này trong vòng 24 giờ thì sẽ làm gia tăng nguy cơ hoại tử và rụng tóc vĩnh viễn ở vùng cho tóc.

Đùn chỉ khâu

Chỉ khâu tự tiêu dùng trong kỹ thuật khâu nhiều lớp, đôi khi nó bị cơ thể coi là dị vật và tìm cách đào thải ra ngoài. Thường là thông qua hình thức đùn chỉ lên trên bề mặt da. Bạn có thể sờ thấy cộm bên dưới da đầu và khi chỉ dần lộ ra ngoài thì vùng da có thể đỏ, ngứa hoặc đau, hoặc không có cảm giác gì. Hiện tượng này có thể xảy ra sau cấy tóc nhưng rất hiếm. Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được khám và lấy chỉ.

Các biến chứng sau kỹ thuật FUE

Kỹ thuật  cấy tóc FUE (chiết từng nang tóc) là phương pháp thu hoạch các nang tóc riêng biệt ở vùng sau đầu, rồi cấy từng nang đó vào vùng bị hói hoặc vùng tóc thưa. Phương pháp này không cần khâu. Do phương pháp này có độ xâm lấn tối thiểu nên tỉ lệ biến chứng sau cấy tóc FUE cũng thấp hơn. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn có thể gặp biến chứng.

Thiếu hụt tóc ở vùng cho tóc

Cho dù việc thu hoạch nang tóc được thực hiện thủ công, bằng các thiết bị hay bằng rô-bốt, thì bệnh nhân vẫn có khả năng bị thiếu hụt tóc ở vùng cho tóc. Nguyên là do thu hoạch tóc quá đà và không đồng đều. Điều này sẽ tạo ra một mảng tóc trông như bị “mối gặm” hoặc trông giống tình trạng tóc của người nhiễm bệnh giang mai.

Sẹo nhỏ lấm chấm

Rất nhiều người lầm tưởng rằng cấy tóc FUE là một kỹ thuật không để lại sẹo. Trên thực tế, việc đâm vào da để thu hoạch từng nang tóc có thể tạo ra những chấm sẹo trắng lốm đốm trên đầu. Mặc dù vậy, nếu bác sĩ là người có kỹ thuật tốt, thì có thể tạo ra sẹo ít gây chú ý khi nhìn bằng mắt thường, và cho dù có sẹo thì chúng cũng không thể nổi bật bằng loại sẹo của kỹ thuật FUT. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn nên được thông báo về khả năng có thể bị sẹo trắng lấm chấm trên đầu, nếu để tóc ngắn và nhìn kỹ thì có thể bị phát hiện.

Rụng tóc sau phẫu thuật

Bệnh nhân sau phẫu thuật cấy tóc có thể bị rụng tóc ở vùng cho tóc. Tình trạng này có thể xảy ra sau vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật, tóc rụng theo kiểu rụng khuếch tán (dàn trải đều trên đầu, không tập trung vào một điểm). Biến chứng này đa phần chỉ là tạm thời và sẽ tự hồi phục trong vòng 3-4 tháng đối với đại đa số bệnh nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất là thu hoạch nang tóc quá đà hoặc-và làm nghẽn tuần hoàn máu.

Lún nang ghép

Tình trạng này dễ thấy nhất khi sử dụng dụng cụ đâm đầu tù (blunt punches). Nếu cấy tóc vội vã hoặc nang tóc không khớp với thiết bị cấy, thì nang cấy có thể bị ấn sâu vào bên trong lớp bì, dẫn đến tình trạng lún nang ghép.

Thu hoạch nang tóc quá mức

Việc thu hoạch quá nhiều nang tóc ở vùng cho tóc có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho da đầu, giảm mật độ và làm mỏng tóc, tạo ra các mảng tóc rụng lỗ chỗ. Trước khi tiến hành quá trình lấy nang tóc, bác sĩ cần phân định rạch ròi khu vực lấy tóc và tránh lấy quá mức. Nên tránh lấy quá ¼ đơn vị nang tóc.

Hoại tử

Hoại tử da sau FUT là tình trạng ít gặp nhưng đã được ghi nhận trong tài liệu. Karaçal và đồng nghiệp đã báo cáo lại ca hoại tử ở vùng cho tóc sau cấy tóc phục hồi bằng kỹ thuật FUE, dẫn đến rụng tóc sẹo.

Nang dưới da

Chúng là những cục u hình thành và phát triển chậm rãi trong lớp mỡ dưới da đầu, tại vùng cho tóc, không gây đau, không gây sưng viêm. Khi phẫu thuật cắt bỏ nang và kiểm tra, bên trong các túi nang chứa các sợi tóc dài, nang tóc nguyên vẹn và mô da, cho thấy đây có thể là mảnh ghép toàn bộ độ dày của da, do sai sót trong kỹ thuật đã bị bỏ lại ở da đầu, khi da đầu lành thì “nuốt” các mảnh ghép này vào trong, và bao bọc chúng trong nang bọc.

Những yếu tố có thể dẫn đến việc hình thành các nang dưới da là:

  • Thiếu cẩn thận trong việc xác định và lấy hết các nang cấy ra khỏi da đầu.
  • Sử dụng quá nhiều dung dịch làm phồng mô tumescent: Quá nhiều dung dịch tumescent khiến da đầu phình lên như quả bóng, lúc này các mảnh ghép đã được cắt rời dễ dàng lọt xuống bên dưới bề mặt da.
  • Dùng dụng cụ tù khiến lực đâm vào da đầu phải mạnh hơn, dễ làm mảnh ghép lún xuống bên dưới.
  • Cắt quá sâu, đến hết độ dày của da: Khi thu hoạch nang tóc, nên tránh cắt sâu đến hết độ dày của lớp da. Chỉ cần cắt đến hết trung bì nông (papillary dermis), thu hoạch được trọn nang tóc, và tránh cắt vào phần trung bì sâu (reticular dermis). Trung bì sâu đặc hơn và sẽ tạo cảm giác khó đâm vào hơn nên bác sĩ có thể phát hiện khi tiến hành lấy tóc. Do mảnh ghép vẫn còn nối với lớp trung bì sâu, nên nó sẽ nằm yên tại vị trí cũ cho đến khi được lấy ra ngoài.

Sẹo lồi

Trong các tài liệu về FUE chỉ mới ghi nhận hai ca bị sẹo lồi hoặc sẹo phì đại ở vùng cho tóc. Các bệnh nhân được cho là thuộc nhóm nguy cơ cao dễ bị sẹo lồi (do sắc tộc, lịch sử bệnh). Có thể thấy đây là tình trạng rất hiếm gặp.

Các biến chứng hiếm gặp khác

  • Bệnh Lichen phẳng (Lichen planus): đây là chứng bệnh viêm da cấp tính hoặc mạn tính, đặc trưng của bệnh là các thương tổn dạng sẩn phẳng, hình đa giác, màu đỏ tím và ngứa. Bệnh này đã được báo cáo lại sau FUE, nguyên nhân có thể là phản ứng tự miễn dịch quá đà đối với tóc được cấy.
  • Rụng tóc từng mảng: một biến chứng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra cả sau cấy tóc FUT và FUE, ở cả vùng cho và nhận tóc. Nguyên nhân được cho là sự kết hợp của nhiều yếu tố: phản ứng tự miễn, koebnerization (khu vực xuất hiện vẩy nến mới do da bị tổn thương), thiếu máu da đầu do tì đè, chẩn đoán nhầm, trùng hợp...
  • Trichorrhexis Nodosa: Hay còn gọi là bệnh tóc giòn mấu, tóc tre... Đây là bệnh lý mà trên thân sợi tóc sẽ xuất hiện những nốt sần như đốt trên cây tre, những nốt này là điểm yếu của thân tóc, khiến sợi tóc giòn và dễ đứt gãy.

Biến chứng ở vùng nhận tóc

Các biến chứng sau xuất hiện ở cả hai thủ thuật cấy tóc FUT và FUE:

Viêm nang lông mạn tính

Mặc dù không phổ biến, đây có thể được xem là kết quả của việc giữ vệ sinh kém hoặc do bệnh da liễu trước đó. Đây thường là phản ứng của cơ thể đối với những sợi tóc bị cắt cẩu thả, sợi tóc bị tổn hại, nếu có mủ thì là mủ vô trùng. Các biện pháp điều trị quyết liệt bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống và làm sạch hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn là những biện pháp được tuyên truyền để phòng chống rụng tóc sẹo.

Tóc mọc kém

Tóc mọc kém có thể là kết quả của việc cắt mảnh ghép một cách cẩu thả từ dải da hiến tóc, hoặc do kỹ thuật cấy tóc kém hoặc đã làm khô mảnh ghép. Đây cũng có thể là do chất lượng tóc cấy kém, ví dụ như tóc cấy là tóc tơ. Những vấn đề như thế nên được xác định trước khi làm phẫu thuật và không nên khuyên bệnh nhân cấy tóc nếu phát hiện vấn đề. Giảm mọc tóc cũng có thể là do các yếu tố như:

  • Hút thuốc
  • Tiểu đường
  • Phơi nắng quá nhiều làm tổn thương da đầu
  • Đôi khi là do yếu tố cơ địa của mỗi người

Xuất hiện các cục u nang nhỏ

Đây là các cục u dưới da, không có màu bất thường, mọc quanh nang tóc đã cấy, nó có thể phát triển thành ban đỏ và gây đau. Nguyên nhân là do mảnh ghép trượt xuống bên dưới bề mặt da hoặc do cấy đè nang ghép này bên trên nang ghép kia. Bác sĩ sẽ điều trị cục u bằng cách rạch mở nang và loại bỏ thành phần bên trong ra ngoài, chườm ấm hoặc đôi khi là bôi kháng sinh ngoài da.

Đường chân tóc xấu, kém tự nhiên

Tay nghề của bác sĩ sẽ quyết định việc đường chân tóc có đẹp và tự nhiên sau cấy tóc hay không. Đường chân tóc xấu và mất tự nhiên là kết quả của việc lên kế hoạch và tiến hành phẫu thuật không tốt.

Đường chân tóc quá thấp hoặc góc độ tạo bởi đường chân tóc mái và đường chân tóc dọc hai bên thái dương quá tù là hai vấn đề nổi cộm nhất. Hai sai lầm này sẽ tạo ra mái tóc thiếu tự nhiên đối với những người bị hói nặng hoặc rụng tóc cả đầu. Chúng cũng làm bệnh nhân không hài lòng theo thời gian.

Một vấn đề phổ biến khác là góc độ mọc của tóc. Nếu căn chỉnh sai, khiến cho những sợi tóc mọc ra bị lệch so với hướng mọc của các sợi tóc xung quanh thì bệnh nhân khó có thể có được mái tóc tự nhiên như ý.

Tóm lại quan trọng nhất là tay nghề của bác sĩ và việc lên kế hoạch đúng đắn ngay từ trước khi tiến hành làm phẫu thuật. Bệnh nhân nên trao đổi thẳng thắn và kỹ càng với bác sĩ về những gì mà bác sĩ sẽ làm trong quá trình phẫu thuật.

Phù nề

Đây cũng không hẳn là một biến chứng, mà là hậu quả sau phẫu thuật thì đúng hơn. Nó là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương (ở đây là chấn thương do phẫu thuật), rất thường xuyên xảy ra và có thể kéo dài trong vòng 3-5 ngày. Phù nề là do nước ứ đọng lại trong nội mô, khiến vùng đó sưng lên, da căng bóng, có thể căng tức hoặc không. Hiện tượng này bắt đầu từ trán, và có thể lan xuống đến mí mắt và mũi.

Các yếu tố góp phần vào tình trạng này là:

  • Dùng một lượng lớn dung dịch gây tê làm phồng mô tumescent, khiến dịch nhất thời đọng lại nhiều không thoát được hết.
  • Trọng lực kéo dịch xuống, khiến mắt và mũi cũng bị ảnh hưởng
  • Tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết ở da đầu phía trước, do tác động của phẫu thuật nên hệ bạch huyết có thể bị tạm gián đoạn
  • Da dùng để cấy bị chảy xệ
  • Bệnh nhân lớn tuổi
  • Các ca cấy nhiều tóc.

Phù nề thường tự khỏi mà không cần tác động gì. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, hãy liên lạc với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Chảy máu

Chảy máu là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, cũng như trong mọi thủ thuật phẫu thuật khác, đặc biệt nếu như bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống đông máu. Chảy máu sau phẫu thuật thường là do sơ suất làm tổn thương da đầu, khiến cho một hoặc nhiều mảnh ghép bị bung ra. Cầm máu bằng cách dùng băng gạc ấn lên vùng bị chảy máu và giữ đều trong vòng 10-15 phút.

Hoại tử vùng giữa da đầu

Hoại tử vùng giữa da đầu có thể xảy ra sau một ca cấy tóc lớn đối với bệnh nhân vốn có bệnh về mạch máu, đặc biệt là người lớn tuổi. Mặc dù chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng ta biết rằng vùng giữa da đầu được cung cấp khá ít máu hơn các vùng khác. Hút thuốc, tiểu đường và tổn thương quang hóa (tổn thương do tia UV) có thể là những yếu tố dẫn đến tình trạng này.

Rụng tóc ở vùng nhận tóc

Đa số bệnh nhân còn tóc trong phạm vi vùng nhận trước khi cấy, thì đều trải qua tình trạng rụng tóc với những mức độ khác nhau. Nguyên nhân có thể do rụng tóc telogen, rụng tóc anagen, hoặc đôi khi là kết hợp cả hai và thường bắt đầu khoảng 2-6 tuần sau phẫu thuật. Bệnh nhân nữ và bệnh nhân bị teo nhỏ nang tóc giai đoạn muộn là hai đối tượng có rủi ro cao hơn. Bệnh nhân nên được cảnh báo trước về nguy cơ này để tránh bị hoảng loạn, lo lắng. Mặc dù thường chỉ là hiện tượng tạm thời, nhưng đôi khi bệnh nhân có thể sẽ bị mất tóc gốc vĩnh viễn, đặc biệt là với những người có nang tóc bị teo nhỏ từ trước.

Sử dụng steroid điều trị toàn thân sau phẫu thuật, dùng minoxidil sớm (trong vòng 2 tuần kể từ khi làm phẫu thuật) và thậm chí là dùng finasteride dạng uống có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và sớm phục hồi.

Dị dạng động tĩnh mạch (Arteriovenous Fistula) và Phình mạch não (Aneurysm)

Dị dạng động – tĩnh mạch, hay còn gọi là rò động-tĩnh mạch, là tình trạng tĩnh mạch và động mạch bị nối thông một cách bất thường với nhau. Khi chuyện này xảy ra, máu từ động mạch sẽ trực tiếp chảy sang tĩnh mạch, bỏ qua một số mô và mao mạch dẫn đến tình trạng thiếu máu ở những khu vực bị bỏ qua.

Phình mạch não (Aneurysm) là sự phình hay phồng lên tại vị trí mà thành mạch máu não bị mỏng và yếu.

Hai hiện tượng này hiếm khi xảy ra, chúng xuất hiện nhiều hơn khi dùng kỹ thuật cũ. Tuy nhiên chúng vẫn có thể xuất hiện sau phẫu thuật với các thiết bị và kỹ thuật hiện đại.

Tử vong

Mặc dù chưa có ca tử vong nào do biến chứng sau cấy tóc được ghi nhận trong báo cáo, nhưng có một trường hợp tử vong sau cấy tóc đã được đăng trên báo giấy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cấy Lông Mày Kỹ Thuật FUE Sử Dụng Tóc Tự Thân
Cấy Lông Mày Kỹ Thuật FUE Sử Dụng Tóc Tự Thân

Cấy lông mày tự thân là phương pháp làm đẹp vĩnh viễn vùng lông mày gói gọn trong một buổi duy nhất.

Hướng dẫn chăm sóc sau cấy tóc tự thân
Hướng dẫn chăm sóc sau cấy tóc tự thân

Hướng dẫn chi tiết về sinh hoạt và cách chăm sóc tóc, da đầu sau phẫu thuật cấy tóc tự thân để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, tốt đẹp nhất.

Bệnh nghiện nhổ tóc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh nghiện nhổ tóc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhổ tóc là bệnh có thể gặp ở mọi người, ở mọi lứa tuổi

Chi Phí Cấy Tóc Tự Thân Ở Bệnh Viện Da Liễu TPHCM?
Chi Phí Cấy Tóc Tự Thân Ở Bệnh Viện Da Liễu TPHCM?

Bảng giá cấy tóc tại BV da liễu thành phố Hồ Chí Minh mới nhất 2023

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Biến chứng, tác dụng phụ của cấy tóc tự thân
  •  5 năm trước
  •  11 trả lời
  •  4817 lượt xem

Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra với quy trình cấy tóc? Tóc thật của bạn cuối cùng có bị rụng đi không?

Có phải tôi đã cấy tóc hỏng? Một số nang tóc cấy biến mất sau 6-7 ngày?
  •  2 năm trước
  •  7 trả lời
  •  837 lượt xem

Chào các bác sĩ, Tôi nhận thấy một số nang tóc cấy đã biến mất chỉ sau một tuần cấy tóc. Chuyện này có bình thường không? Bây giờ tôi lo là ca phẫu thuật đã bị hỏng hoặc tôi đã làm sai gì đó. Mọi người bảo rằng thứ cấy vào đầu trong vòng 48 tiếng đầu tiên là quan trọng nhất. Bây giờ tôi có thể nhìn thấy da đầu nhẵn và trông như chẳng có gì. Nang tóc được cấy vào da thì sau 5 ngày chắc là nó phải khá chắc chắn rồi phải không? Cảm ơn các bác sĩ.

Cấy tóc tự thân giá bao nhiêu?
  •  5 năm trước
  •  28 trả lời
  •  5275 lượt xem

Thật khó để biết tôi phải trả bao nhiêu cho một ca cấy tóc. Các bác sĩ chỉ cần đưa ra phạm vi giá cả cũng là rất tốt rồi. Xin cảm ơn thông tin của các bác sĩ.

Tiến trình mọc tóc sau cấy tóc tự thân
  •  5 năm trước
  •  21 trả lời
  •  10107 lượt xem

Mới đây tôi đã thực hiện cấy khoảng 2600 nang tóc theo kỹ thuật FUE. Bây giờ đã có thể nhìn thấy tóc mới ở phía trước đầu nhưng chúng có vẻ thưa và tôi không hài lòng lắm với diện mạo này. Mặc dù hầu hết các nang tóc đều được cấy ở vùng trước đầu, nhưng có khá ít ở vùng đỉnh cho đến nay tôi vẫn chưa thấy bất kỳ sợi nào mọc lên hay thay đổi nào. Đã sắp được 6 tháng sau khi phẫu thuật, từ thời điểm này tôi có thể mong đợi thay đổi gì? Liệu tình trạng của tôi có cải thiện hơn nữa không?

Phục hồi sau cấy tóc tự thân- bao lâu sau có thể ra ngoài thoải mái?
  •  5 năm trước
  •  14 trả lời
  •  4411 lượt xem

Rõ ràng là bất cứ ai xem xét phẫu thuật cấy tóc đều hi vọng có thể cải thiện được ngoại hình của mình, nhưng nhiều người trong chúng ta làm mà không cần để ý tới nhiều vấn đề khác. Riêng tôi, tôi đang tự hỏi không biết bao lâu sau đó có thể thoải mái ra ngoài khu vực công cộng mà không cần phải che giấu tình trạng phẫu thuật của mình (như đội mũ) hoặc không còn dấu vết bị lộ rõ.

Video có thể bạn quan tâm
KẾT QUẢ CẤY TÓC sau 1 năm của ca sĩ Akira Phan KẾT QUẢ CẤY TÓC sau 1 năm của ca sĩ Akira Phan 04:36
KẾT QUẢ CẤY TÓC sau 1 năm của ca sĩ Akira Phan
Tóc mọc dày dặn, tự nhiên, form tóc vuông lịch lãm như chưa hề bị H.Ó.I hai bên trán chữ M. Ca sĩ chia sẻ:" Tóc của Aki chắc khỏe, form tóc đẹp dễ tạo...
 3 năm trước
 3721 Lượt xem
Quy trình cấy tóc tự thân từ A đến Z Quy trình cấy tóc tự thân từ A đến Z 01:43
Quy trình cấy tóc tự thân từ A đến Z
Video mô tả đầy đủ các bước trong 1 phiên cấy tóc Chụp ảnh trước cấy Bác sĩ khám, đánh giá mức độ hói đầu, chất lượng tóc Đo vẽ, thiết kế đường chân...
 1 năm trước
 2631 Lượt xem
Cấy tóc tự thân 2540 nang tóc kỹ thuật FUE, kết quả sau 7 tháng Cấy tóc tự thân 2540 nang tóc kỹ thuật FUE, kết quả sau 7 tháng 00:55
Cấy tóc tự thân 2540 nang tóc kỹ thuật FUE, kết quả sau 7 tháng
Khách hàng nam hói đầu chữ M.Kỹ thuật cấy tóc tự thân FUE. Số nang tóc: 2540.Kết quả sau 7 tháng tóc mọc dày, đều, đẹp. Viện cấy tóc Absolute...
 1 năm trước
 2475 Lượt xem
Cấy tóc tự thân trên 3000 nang tóc trị hói trán, đỉnh đầu Cấy tóc tự thân trên 3000 nang tóc trị hói trán, đỉnh đầu 00:31
Cấy tóc tự thân trên 3000 nang tóc trị hói trán, đỉnh đầu
Quy trình phẫu thuật phục hồi tóc: Cấy 3412 nang tóc Uống Finasteride 1mg và minoxidil 5mgKết quả tóc mọc dày và đẹp sau 10 tháng.Viện cấy tóc...
 1 năm trước
 1884 Lượt xem
Cấy tóc tự thân cho NỮ GIỚI sẽ như thế nào Cấy tóc tự thân cho NỮ GIỚI sẽ như thế nào 02:16
Cấy tóc tự thân cho NỮ GIỚI sẽ như thế nào
Click xem ngay!?Cận cảnh cấy tóc Biohair Transplant cấp độ 3: 1000 nang tóc✦Sử dụng chính nang tóc của khách hàng với tương thích và an toàn tuyệt...
 4 năm trước
 1454 Lượt xem
Kết quả chân thực cấy tóc sau 7 tháng - Thoát hói thành công Kết quả chân thực cấy tóc sau 7 tháng - Thoát hói thành công 04:22
Kết quả chân thực cấy tóc sau 7 tháng - Thoát hói thành công
Dr Duy Thành Black HairHotline đặt lịch: 0974.020.260
 2 năm trước
 1228 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây