Bầm tím và đau kéo dài nhiều tháng sau đặt túi độn mông
Bạn nên đến gặp bác sĩ luôn để được kiểm tra trực tiếp và có hướng giải quyết. Theo như mô tả thì có thể bên mông cứng và bầm tím bị tụ dịch mạn tính, co thắt bao xơ hoặc tụ máu… Bạn cần được siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT để xem có hiện tượng tụ dịch bất thường không. Nguy cơ co thắt bao xơ trong trường hợp này khá thấp, rất có thể là do tác dụng phụ của tụ dịch mạn tính. Nên chuẩn bị tâm lý cho một ca phẫu thuật chỉnh sửa sắp tới.
(Đọc thêm: Tụ dịch sau nâng mông bằng túi độn và Nâng mông bằng túi độn)
Túi độn nâng mông cứng và nằm ở vị trí cao hơn so với bên còn lại có khả năng là do bị co thắt bao xơ, khiến túi ngồi gần với bề mặt da hơn. Đó là lý do tại sao nó cứng và thường xuyên gây bầm tím. Bạn nên được kiểm tra trực tiếp để xem liệu tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian hay không, nếu không thì cần chỉnh sửa sớm để tránh biến chứng nặng hơn.
Sau vài tháng tình trạng này vẫn không cải thiện thì rất có thể bạn sẽ cần loại bỏ túi độn. Sau khi loại bỏ bạn có thể cân nhắc cấy mỡ tự thân để mông có được kích cỡ như mong muốn. Trên thực tế, tôi đã thực hiện khá nhiều ca tháo bỏ túi độn và sau đó bệnh nhân thường chọn cấy mỡ mông. Hầu hết các bệnh nhân đều có đủ mỡ trên cơ thể để thực hiện quy trình này. Tuy nhiên trước tiên bạn cần tìm bác sĩ có đủ trình độ và kinh nghiệm để xử lý tình trạng hiện tại. Sau khi loại bỏ túi độn, bạn sẽ cần chờ một thời gian để mông ổn định, hết đau, hết dịch hoặc viêm nhiễm rồi mới có thể tiến hành cấy mỡ mông để khôi phục hình dạng cũng như kích thước mông.