Ampicilin, kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Ampicillin đã từng được dùng để trị mụn trứng cá, tuy nhiên vi khuẩn mụn đã bắt đầu kháng lại từ đầu những năm 80.
- Nếu bị dị ứng với Neosporin, Ampicilin có thể là một giải pháp thay thế có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm khuẩn da không phải mụn trứng cá.
- Ampicilin cần được uống ít nhất 4 lần/ngày và có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
- Một quy tình dưỡng da hoàn chỉnh có thể làm giảm khả năng cần đến Ampicilin.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn
Xem thêm: cách trị mụn
Ampicilin không có tác dụng trị mụn
Có một thực tế là mụn luôn đi trước mọi tác dụng của kháng sinh. Vi khuẩn Propionibacterium – một loại vi khuẩn mụn phổ biến lại gây mụn mà không hề tác động trực tiếp lên da. Thay vào đó, nó tiết ra một loại yếu tố hóa ứng động để đưa phản ứng viêm mà hệ miễn dịch tạo ra đẩy ngược trở các tế bào da khỏe mạnh xung quanh nó.
Vi khuẩn mụn tiết ra các yếu tố này để kích thích sự tấn công của các bạch cầu trung tính trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, những yếu tố hóa ứng động này bám vào các tế bào da, do đó hệ miễn dịch lại phá hủy những tế bào này thay vì tiêu diệt mụn.
Để trị mụn, diệt vi khuẩn thôi vẫn chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn tác động của các yếu tố hóa ứng động. Khi ampicilin được phát minh vào năm 1961, nó có thể tiêu diệt cả vi khuẩn mụn và cả các phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra.
Tuy nhiên, đến năm 1981, số vi khuẩn có khả năng kháng lại ampicilin ngày càng tăng khiến loại kháng sinh này không thể diệt được vi khuẩn và cũng không còn tác dụng giảm viêm. 30 năm sau, năm 2011, ampicillin gần như không còn tác dụng trị mụn.
Nếu không trị được mụn thì ampicillin còn có tác dụng nào nữa?
Dù không còn tác dụng trị mụn nhưng ampicillin vẫn có thể dùng để trị một số dạng nhiễm khuẩn da khác. HIện nay, ampicillin có công dụng khá hiệu quả trong việc trị tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn.
Tụ cầu khuẩn gây ra những nốt sưng rất giống mụn khi bị viêm. Nhưng vết sưng này bắt đầu mọc ra ở những vết thương hở hay vết xước trên da chứ không phải ở lỗ chân lông như mụn. Những vết sưng này thường gây đau đớn hơn mụn vì mụn thường chỉ đưa những phản ứng viêm đến vùng da xung quang còn tụ cầu khuẩn lại tiết ra chất độc trực tiếp vào da.
Mụn trứng cá thường chỉ xảy ra trên mặt trong khi tụ cầu khuẩn lại có thể xâm nhập bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân. Tụ cầu khuẩn có thể gây đông máu để có thể thoát khỏi hệ miễn dịch, di chuyển khắp cơ thể, phá hủy các mô nội tạng. Dấu hiệu của nhiễm tụ cầu khuẩn là chất dịch trong màu vàng chảy ra từ các vết thương trên cơ thể.
Bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng có thể nhiễm phế cầu khuẩn, tuy nhiên lại thường là trên mặt ở người lớn và trên mông ở trẻ nhỏ. Phế cầu khuẩn làm phá hủy da, nhưng thường chỉ là lớp biểu bì trên cùng của da, khiến da bị phồng rộp, tiết ra chất dịch lỏng màu vàng, có thể khô lại trên da.
Cả 2 loại vi khuẩn tụ cầu và phế cầu khuẩn đều có thể gây ra bệnh chốc lở. Khi chốc lở được gây ra bởi tụ cầu khuẩn, triệu chứng đầu tiên là viêm mũi dị ứng. Khi dịch viêm chảy vào cùng da bị thương, tụ cầu khuẩn sẽ làm da bị phồng rộp. Vì tụ cầu khuẩn thường đi sâu vào dưới da nên các nốt phồng thường không lan nhanh. Tụ cầu khuẩn cũng có thể gây sưng hạch bạch huyết và để lại sẹo trên da.
Khi phế cầu khuẩn gay ra bệnh chốc lở, nó thường không ăn sâu vào da và các vết phồng lan ra nhanh hơn. Phế cầu khuẩn thường không gây sưng hạch bạch huyết và cũng không để lại sẹo. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này lại dễ lây lan hơn tụ cầu khuẩn.
Neosporin là một loại thuốc có thể chữa được cả hai loại chốc lở. Neosporin là hỗn hợp của bacitracin, neomycin, và polymyxin B, các loại kháng sinh thành phần này đều không trị được vi khuẩn mụn nhưng khi được kết hợp lại, chúng có tác dụng trị chốc lở rất hiệu quả, ngoại trừ trường hợp người dùng bị dị ứng với một trong ba loại kháng sinh này.
Những người bị dị ứng với thành phẩn của Neospoin có thể chọn ampicillin. Các loại kháng sinh khác, đặc biệt là clindamycin có thể dùng để trị mụn nhưng ampicillin lại thường chỉ được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn của da.
Người bị mụn có cần dùng ampicillin không?
Bạn đang dùng benzoyl peroxide để trị mụn nhưng không thấy có tiến triển, bạn có thể đã bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc phế cầu khuẩn. Trong trường hợp này, ampicillin có thể giúp ích cho bạn.
Ampicilin thường được uống dưới dạng viên, dạng dung dịch hoặc cũng có thể được tiêm trực tiếp. Một nhược điểm của ampicillin đó là nó có liều dùng 4 lần/ngày vì cứ cách 90 phút, gan lại phân hủy 50% lượng ampicillin có trong máu.
Ampicilin còn có nhược điểmlà gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như ban đỏ, bong da, giảm hồng cầu và bạch cầu. Ampicilin còn gây ra một hiện tượng gọi là “lưỡi lông” do miệng bị nhiễm một loại nấm men và gây nhiễm trùng ống tiết niệu. Ampicilin cũng là nguyên nhân gây viêm miệng và Hội chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
Việc dùng đồng thời cả ampicillin và các loại khác sinh khác có thể gây các phản ứng phản vệ dẫn đến tử vong. Không bao giờ được dùng ampicillin chung với các loại kháng sinh khác như demeclocylcine, doxycycline, minacycline, hay tetracycline. Ampicilin cũng có thể tương tác với vitamin C, aspirin, estrogen, các loại thuốc chống trầm cảm, các loại kháng sinh thế hệ mới khácvà nhôm hydroxit trong các chất khử mùi.
Bạn không nên tự ý sử dụng ampicillin do có quá nhiều rủi ro. Nếu bạn muốn dùng ampicillin, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước.
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn bằng các phương pháp tẩy rửa thường xuyên cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần nên theo một quy tình dưỡng da hoàn chỉnh để ngăn ngừa mụn và các vấn đề khác về da.
Các nhà nghiên cứu nói rằng bệnh nhân bị mụn trứng cá nên xem xét rủi ro so với lợi ích của điều trị bằng kháng sinh.
Phân tử hạt nano là một khái niệm mới trong điều trị mụn và đang dần trở thành công cụ thu hút người mua của các hãng mỹ phẩm.
Axit salicylic là một chất giảm đau rất hiệu quả. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã từng cho rằng axit salicylic là một loại vitamin mà họ gọi là vitamin S.
Hiện nay, nhiều nguồn thông tin cho rằng để trị mụn cần làm khô da. Trong khi đó, các chuyên gia da liễu lại khuyên rằng kem dưỡng ẩm mới là chìa khóa mang đến làn da sạch mụn. Cả hai ý kiến này đều chỉ đúng một phần.
Mụn trứng các thể nặng là những loại mụn bạn không nên tự điều trị tại nhà. Bạn sẽ cần đến sự theo dõi y tế và các loại thuốc đặc trị để có thể "đánh bay" được mụn bọc, mụn viêm hay mụn viêm nang lông sẹo lồi.
- 3 trả lời
- 2474 lượt xem
Các loại thuốc kháng sinh tetracycline (doxy, mino, solodyn) đã thất bại, và các kem trị mụn cũng vậy. Tôi bắt đầu uống Bactrim DS cách đây 3 tuần ( 2 lần/ngày), nhưng tôi vẫn đang mọc các mụn bọc mới ở trên lưng. Làm sao để ngăn chặn sớm các mụn này? Sao tôi vẫn bị các mụn bọc mới mặc dù đã 3 tuần rồi? Chúng làm xuất hiện các sẹo lớn trên ngực và lưng của tôi. Tôi được xác định là: mụn bọc mức độ vừa và bệnh trứng cá đỏ mức độ nhẹ.
- 3 trả lời
- 2546 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 3794 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
- 4 trả lời
- 36520 lượt xem
Tôi vừa bắt đầu uống Isotretinoin và muốn biết là uống mấy tuần thì bắt đầu có hiệu quả, vì tôi đọc nhiều thông tin nói thời gian đầu thậm chí mụn còn nặng hơn. Và tôi có phải kiêng gì không trong thời gian uống Iso?
- 0 trả lời
- 994 lượt xem
Bác sĩ ơi, mụn như thế này là mụn gì vậy bác sĩ? Nhìn cứ li ti như mụn ẩn ấy, em đi lấy nhân được 2 ngày lại thấy nó lên li ti tiếp ? cứ tuần hoàn như vậy, em bất lực quá. Mong bác sĩ giải đáp và chỉ cách điều trị giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!