Các nguy cơ thường gặp khi tiêm xơ tĩnh mạch?
Với phương pháp điều trị bằng laser, bệnh nhân sẽ bị một số vết bầm tím và mới đầu, vùng được xử lý trông sẽ nghiêm trọng hơn rồi mới đỡ dần. Mọi phương pháp điều trị bằng laser đều có những rủi ro như bỏng, mụn nước, sẹo và thay đổi sắc tố da. Để hạn chế điều này, bác sĩ cần sử dụng mức năng lượng thấp trong lần điều trị đầu tiên và lưu ý, không phải loại laser nào cũng phù hợp cho vùng chân.
Liệu pháp tiêm xơ tĩnh mạch cũng sẽ làm cho vùng được điều trị trông tệ hơn trước khi có sự biến chuyển tích cực. Các rủi ro của phương pháp này gồm có bầm tím, thay đổi sắc tố và thậm chí hoại tử da để lại sẹo. Bạn nên hỏi kĩ bác sĩ để tránh bị tiêm dung dịch nước muối hypertonic vì việc điều trị sẽ đau hơn, nguy hiểm hơn, kém hiệu quả hơn và gây tăng sắc tố kéo dài hơn. Các loại dung dịch gây xơ khác như Sclerovein hoặc Polidocanol sẽ ít gây đau đớn hơn, hiệu quả và an toàn hơn.
- Ngứa: thường chỉ ở mức nhẹ và kéo dài 2 - 3 ngày
- Tăng sắc tố da: hiện tượng da chuyển màu nâu có thể là vĩnh viễn ở 1% số trường hợp.
- Xuất hiện một vùng các đường tĩnh mạch rất mảnh, trông giống như vết bầm tím
- Đau: thường chỉ ở mức rất nhẹ
- Loét: Hiếm khi vùng điều trị bị lở loét nhưng nếu có thì sẽ lành lại trong vòng 4 - 6 tuần nếu dùng các loại kem bôi nhưng sẽ để lại một vết sẹo mờ.
- Phản ứng dị ứng: nguy cơ dị ứng với chất gây xơ tĩnh mạch là 0. 3% và thường bắt đầu xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm.
- Nghẽn mạch máu hoặc thuyên tắc phổi: Sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu của chân hoặc trong phổi là biến chứng rất hiếm gặp.
Một tác dụng phụ phổ biến khác là viêm tĩnh mạch huyết khối, trong đó tĩnh mạch được điều trị trở nên căng và sưng lên. Tất nén y khoa sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
Ngoài ra, sau khi chích xơ tĩnh mạch, vùng được điều trị có thể xuất hiện những mạch máu li ti màu đỏ (đôi khi là tím). Điều này thường xảy ra do một tĩnh mạch bên dưới vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng vùng được điều trị. Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn gồm có biến chứng về thần kinh, hoại tử da, huyết khối tĩnh mạch sâu và phản ứng dị ứng.
- Xuất hiện các mảng mạch máu nhỏ li ti màu đỏ.
- Tăng sắc tố tạm thời do tích tụ hemosiderin.
- Chỉ có hiệu quả loại bỏ một phần tĩnh mạch mạng nhện.
Còn một vấn đề khác có thể xảy ra là sự hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch được tiêm và cần loại bỏ bằng một vết rạch nhỏ để giảm thiểu tăng sắc tố da.
Vấn đề thứ hai là việc điều trị không có hiệu quả, chủ yếu là do bác sĩ không điều trị nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Tĩnh mạch mạng nhện là các tĩnh mạch bị giãn trong da. Ở chân, nguyên nhân gây ra vấn đề này là do các van tĩnh mạch bị hỏng, dẫn đến áp suất bất thường trong tĩnh mạch. Cấp độ tiếp theo được gọi là tĩnh mạch dạng lưới. Nếu không được điều trị thì gần như chắc chắn là tình trạng này sẽ lại tái phát hoặc dẫn đến sự xuất hiện của các mảng mạch máu rất nhỏ màu đỏ (hoặc tím).
Vấn đề nghiêm trọng nhất là tăng sắc tố sau điều trị. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do máu tụ lại trong da và để lại một loại sắc tố khi phân hủy hoặc do hiện tượng da trở nên tối màu sau khi bị tổn thương gọi là tăng sắc tố sauviêm. Nguyên nhân đầu tiên có thể xảy ra ở bất cứ ai, vùng da tối màu thường tự biến mất nhưng đôi khi sẽ còn lại vĩnh viễn không. Nguyên nhân thứ hai thường phổ biến hơn ở những người vốn có da màu.
Ngoài ra, bệnh nhân luôn có khả năng bị bầm tím tạm thời, và tùy thuộc vào chất được sử dụng trong quá trình chích xơ tĩnh mạch hoặc loại laser được sử dụng mà còn có thêm nguy cơ bị hoại tử da.
Trên đây là một số vấn đề phổ biến. Nếu thực hiện cẩn thận, đúng kỹ thuật thì nguy cơ xảy ra những vấn đề này chỉ ở mức tối thiểu và quá trình điều trị sẽ cho hiệu quả như ý muốn.
- Phản ứng dị ứng với thuốc tiêm
- Sự đổi màu da bất thường hay được gọi là tăng sắc tố hoặc tích tụ sắc tố hemosiderin - kết quả của sự phá hủy hồng cầu và viêm da
- Xuất hiện các vùng mạch máu rất nhỏ màu đỏ - đây là sự hình thành của một cụm mao mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện nhỏ xung quanh vùng tiêm, thường trông giống như vết bầm tím
- Lở loét da hoặc vết thương hở (hiếm gặp)
- Viêm tắc tĩnh mạch (viêm và hình thành cục máu đông ở bên trong tĩnh mạch chân)
- Các tĩnh mạch xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều có được kết quả hài lòng sau khi chích xơ tĩnh mạch và hiếm khi gặp phải những tác dụng phụ này. Kể cả khi xảy ra thì các tác dụng phụ sẽ tự hết dần theo thời gian, thường là vài tháng.
Các nguy cơ và biến chứng khi điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 7 trả lời
- 1331 lượt xem
Có thể tập thể dục bình thường sau khi loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng laser không?
Tôi thường tập cardio khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tập nhảy vài lần một tuần. Giờ tôi đã quen với chế độ tập luyện và không muốn nghỉ quá lâu. Tôi còn có thể duy trì thói quen tập luyện bình thường (5 ngày/tuần) sau khi điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser không? Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả không? Ngoài ra, ngay sau khi điều trị thì tôi đã có thể quan hệ lại chưa?
- 5 trả lời
- 1193 lượt xem
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nhờ những bước tiến trong công nghệ y học mà tất cả các vấn đề về tĩnh mạch như tĩnh mạch mạng nhện hay suy giãn tĩnh mạch đều có thể điều trị được. Hơn nữa, những lựa chọn điều trị hiện nay đều rất an toàn, đơn giản và không đau đớn. Một trong những lựa chọn đó là laser nội tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ đơn thuần là một vấn đề về thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến những vấn đề khác nếu không được can thiệp điều trị.
Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh mà trước đây chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây thì nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy một phần lớn dân số bị chứng bệnh này và chủ yếu là phụ nữ.
Không chỉ khó coi, giãn tĩnh mạch còn gây nguy hiểm nếu như không điều trị.