7 cách trị mụn có thể bạn chưa từng nghe qua
Tóm tắt bài viết:
- Các phương pháp trị mụn mới luôn không ngừng được tạo ra. Bài viết này sẽ liệt kê ra 7 phương pháp trị mụn mới.
- Axit salicylic ở nồng độ thích hợp có tác dụng loại bỏ cả mụn đầu đen và mụn mủ trên da dầu.
- Những loại mặt nạ có tác dụng giảm dầu trên da cũng có tác dụng trị mụn mủ.
- So với chỉ số đường huyết, chỉ số tải đường huyết là cách tiếp cận hiệu quả hơn để xây dựng chế độ ăn trị mụn.
- Một phương pháp châm cứu mới và đơn giản hơn có tên là ahshi có thể giúp kiểm soát tình trạng mụn mủ.
- Điều trị eczema bằng chế độ ăn đôi khi cũng giúp giảm mụn viêm.
- Điều trị triglycerides cao có thể trị được mụn cám.
Các sản phẩm trị được cả mụn đầu đen và mụn mủ
Đa số các sản phẩm thường chỉ trị được mụn mủ hoặc mụn đầu đen. Tuy nhiên, axit salicylic với nồng độ và độ pH thích hợp có thể vừa làm bong vùng da chết ở những lỗ chân lông có mụn đầu đen lại vừa giúp giảm hiện tượng viêm ở trong và xung quanh mụn mủ.
Các loại mặt nạ giảm dầu trên da cũng có thể trị mụn mủ
Những người da dầu thường dễ bị mụn đầu đen.Ngay cả khi đã loại bỏ được mụn đầu đen thì da vẫn sẽ bị bóng dầu, nhất là ở vùng trán bên dưới, trên má và mũi.Khi trang điểm, dầu trên da thường gây ra hiện tượng kem nền tạo vệt loang lổ và để lộ ra những khuyết điểm mà bạn cố gắng che đi.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tình trạng bóng dầu trên da là dùng mặt nạ đất sét.Loại mặt nạ này không chỉ giúp da bớt dầu mà còn phần nào hỗ trợ việc điều trị mụn mủ.Tuy nhiên, khi chọn mặt nạ, bạn cần đọc kĩ thành phần để tránh mua phải những sản phẩm có chứa chất gây kích ứng da.
Chỉ số tải glycemic
Có rất nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau được xây dựng dựa trên chỉ số glycemic – một chỉ số thể hiện tốc độ mà cơ thể có thể tiêu hóa glucose trong thức ăn. Tuy nhiên, mỗi chỉ số glycemic chỉ phản ánh được tốc độ tiêu hóa của một loại thực phẩm nhất định. Nhiều thông tin cho rằng người bị mụn thì chỉ nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như cà rốt sống hay cải bắp sống. Tuy nhiên, các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp hầu như không có tác dụng và nhiều người cũng không thể theo một chế độ ăn như vậy.
Hiện nay có một loại chỉ số mới được nghiên cứu ra, đó là chỉ số tải glycemic. Loại chỉ số này không chỉ phản ánh tốc độ mà thức ăn được chuyến hóa thành đường và còn cho biết mỗi loại thực phẩm nên được ăn bao nhiêu là hợp lí.
Từ chỉ số này có thể thấy nếu như muốn giảm tình trạng mụn viêm, bạn nên cẩn thận cả khi ăn các ít loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao như gạo, bánh mì, khoai tây và cả khi ăn nhiều các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như bắp cải hay cà rốt. Mặc dù bạn không cần quá phụ thuộc vào những chỉ số này nhưng khi ăn quá nhiều đồ ngọt, bạn vẫn nên ăn thêm các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp để cân bằng lại.
Phương pháp châm cứu Ah-shi
Theo như lí thuyết của phương pháp châm cứu truyền thống, các dòng năng lượng trong cơ thể khi bị ứ lại hay khi tăng quá cao đều gây ra những vấn đề trên da. Phương pháp châm cứu truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa luôn hướng đến sự thanh lọc hoặc làm dịu các dòng năng lượng đến vùng mặt nhằm làm tăng sự hoạt động của da để mở lỗ chân lông hoặc làm giảm sự hoạt động của da để trị mụn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là da cần đồng thời cả hai tác động thanh lọc và làm dịu.
Một bác sĩ châm cứu người Hàn Quốc đã sáng tạo ra một phương pháp trị mụn bằng châm cứu mới. Thay vì châm kim vào những huyệt truyền thống, phương pháp này chỉ châm kim vào những vùng bị đau trên cơ thể. Hệ thần kinh trung ương sẽ nhận định cơn đau do kim châm gây ra là cơn đau cố định và các dây thần kinh sẽ trở nên bớt nhạy cảm hơn với các chất gây đau. Khi nhận thấy cơn đau giảm đi, da sẽ tiết ra ít hormone kích thích corticotrophin và ít hợp chất gây viêm hơn.
Phương pháp châm cứu mới này không có tác dụng đối với mụn đầu đen mà chỉ có tác dụng trị mụn mủ. Về lí thuyết, phương pháp bấm huyệt cũng có tác dụng giảm viêm và vì phương pháp này không dùng đến kim nên có độ an toàn cao hơn châm cứu, tuy nhiên bạn không nên bấm huyệt trên những vết thương hở, vết sưng tấy, vùng xương bị gãy và không bấm huyệt cho trẻ dưới 3 tuổi.
Điều trị eczema cũng có thể giúp trị mụn trứng cá
Các chuyên gia da liễu tại Ấn Độ đã nhận thấy những trẻ em bị eczema trong giai đoạn sơ sinh thường bị mụn trứng cá khi lớn lên. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn để chữa trị eczema khi còn nhỏ sẽ giúp ngăn ngừa mụn ở tuổi thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc dùng các phương pháp trị eczema để trị mụn trứng cá cũng sẽ giúp giảm nhẹ mức độ của mụn.
Khi trẻ nhỏ bị eczema, loại thực phẩm cần tránh đầu tiên là sữa bò. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn như đồ ăn có bột mì, các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất tạo mùi, chất bảo quản và thuốc aspirin. Việc cắt giảm hay loại bỏ hẳn những loại thực phẩm này trong chế độ ăn sẽ giúp hạn chế sự hình thành của mụn.
Triglycerides và mụn
Triglyceride cao có thể gây ra hiện tượng hình thành các lớp chất béo ngay bên dưới da gọi là xanthomas, sau đó các lớp chất béo này sẽ bị xâm nhập bởi các đại thực bào.Các đại thực bào này sẽ tiêu thụ lượng triglyceride thừa và bị mắc lại dưới da, tạo thành những nốt mụn giống như mụn cám nhưng có kích cỡ to hơn nhiều.
Theo các nhà khoa học, một số nốt mụn cám mà ban thấy trên da thực chất là xanthomas.Nếu bạn thường xuyên bị mụn cám mà không bị bất kì loại mụn nào khác thì bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra xem chỉ số triglyceride có cao hay không.Nếu chỉ số Triglyceride cao thì bạn nên uống dầu cá để điều trị.
Có đến gần một nửa số bệnh nhân trứng cá đỏ (roacea) gặp phải một vấn đề về sức khỏe liên quan đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non, gọi tắt là SIBO.
Từ xưa đến nay, con người đã nghĩ ra vô số các biện pháp kì lạ để trị mụn, từ việc dùng nước tiểu đến giấy sấy khô quần áo.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách khắc phục mụn trứng cá hoàn hảo tự làm tại nhà và bạn nghĩ rằng bạn đã thử tất cả, hãy suy nghĩ lại. Dưới đây là 10 phương pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà mà bạn có thể chưa bao giờ thử trước đây - và tất cả đều an toàn và nhẹ nhàng cho làn da của bạn.
Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh là mối quan tâm ngày càng gia tăng.
Tìm các phương pháp điều trị mụn phù hợp với từng loại mụn- như kem retinoid, thuốc kháng sinh, isotretinoin, laser và isolaz
- 0 trả lời
- 1522 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi hộ bạn em. Bạn em nó trị mụn 2 năm nay rồi vẫn không đỡ :((. Nó bị mụn từ đầu năm 2018 rồi đi spa nặn mụn nhưng không hết mà còn trở thành viêm:((. Nó đã đi khám da liễu và uống thuốc đủ kiểu rồi mà 2 năm vẫn không hết được mụn và tình trạng da đang như thế này ạ :(( Mong bác sĩ cho bạn em một lời khuyên với ạ. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
- 0 trả lời
- 856 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi, thỉnh thoảng em cứ bị nổi lên mấy con mụn như thế này. Mà chỉ nổi ở cằm thôi ạ. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào chữa lành hẵn những con mụn này không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 888 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi mụn của em như vậy là mụn gì ạ? Em thật sự không rành về skincare. Da em hỗn hợp thiên dầu, đổ dầu vùng chữ T ạ. Em chỉ sử dụng tẩy trang bioderma nắp hồng và sữa rửa mặt nghệ e100 thôi ạ, em không makeup hay gì cả. Mong bác sĩ chỉ giúp em chứ thật sự em buồn lắm luôn ạ, rất là tự ti về bản thân mình luôn ?
- 0 trả lời
- 1123 lượt xem
Thưa bác sĩ, em vẫn thường sử dụng các sản phẩm của Murad từ hè năm ngoái đến bây giờ bao gồm sữa rửa mặt, toner, kem chống nắng và kem trị mụn còn nước tẩy trang em dùng của Chacott ạ. Tự dưng trưa hôm qua ngủ dậy mặt em bị nổi cả vệt mụn như thế này em hoang mang quá ạ. Sáng hôm qua đi học em dùng srm + toner + kcn Murad và lúc về em có dùng nước tẩy trang nhưng em ko rửa mặt lại mà đi ngủ luôn ạ. Cho em hỏi đây là mụn gì ạ? Em thấy nó không có nhân mà chỉ có đầu trắng. Nguyên nhân do đâu và cách chữa ntn ạ? Em cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 4438 lượt xem
Xin chào bác sĩ, vừa qua mùa nắng cơ thể nổi mụn nhọt khắp nơi nhưng độc nhất là ngay MỎ nên em đã ngứa tay nặn nhưng không nhờ nó làm độc đâm ra sưng vù lên và giờ tạo mủ . - Em muốn hỏi giờ mình có nên nặn hay không ? - Có thuốc nào hay bôi ngoài da cho nhanh xẹp ko ? Em đã đi viện bác sĩ đã kê thuốc . Vì em cho bé bú nữa nên muốn hỏi bác sĩ có thuốc bôi cho nhanh xẹp hay không thôi . Để hạn chế kháng sinh ảnh hưởng sữa và con. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!