6 thuật ngữ trên các sản phẩm chăm sóc da có thể bạn đang hiểu sai
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết:
- Thực tế có thể bạn đang hiểu sai nhiều thuật ngữ trên bao bì sản phẩm chăm sóc da.
- Bạn cần phải sáng suốt tìm cho mình một sản phẩm phù hợp, an toàn giữa vô vàn sản phẩm chăm sóc da khác nhau.
- Đây là điều khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhất là đối với những loại da nhạy cảm và dễ kích ứng.
- Nếu bạn không chắc chắn một sản phẩm nào đó có phù hợp hay không thì bạn nên nhờ bác sĩ da liễu tư vấn.
Nếu bạn có da nhạy cảm thì chắc hẳn bạn sẽ chọn những sản phẩm có ghi là “unscented” (không mùi) hay “fragrance-free” (không chứa hương liệu). Tuy nhiên, những gì được ghi trên sản phẩm không phải lúc nào cũng được hiểu đúng.
1. Không mùi (Fragrance-Free)
Các sản phẩm có nhãn "không mùi" không nhất thiết là hoàn toàn không chứa hương liệu. Trên thực tế, các công ty có thể gắn nhãn cho sản phẩm của mình là "không mùi " miễn là không có thành phần nào trong sản phẩm đó được thêm vào chỉ nhằm mục đích tạo ra mùi thơm.
Do đó, nhiều sản phẩm có chứa các chất bảo quản hoặc chất tạo kết cấu cho sản phẩm, nhưng cũng đồng thời là chất tạo mùi, nên dù được gắn nhãn “không mùi” nhưng lại vẫn có thể gây ra các phản ứng có hại cho da..
Ngoài ra, nhiều sản phẩm được dán nhãn "không mùi" nhưng thực chất lại chứa một số chất đặc biệt nhằm che đi mùi từ các thành phần khác.
2. Hữu cơ (Organic)
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, xu hướng chọn các loại thực phẩm và sản phẩm chăm sóc da hữu cơ từ người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã cập nhật các tiêu chuẩn mà các sản phẩm chăm sóc da cần phải tuân thủ để có thể gắn nhãn "hữu cơ".
Theo đó, một sản phẩm cần có tỉ lệ thành phần hữu cơ chiếm 75 – 94% số thành phần thì mới đạt yêu cầu “hữu cơ” .Vì vậy, thuật ngữ "hữu cơ" trên một sản phẩm không có nghĩa mọi thành phần của nó đều là hữu cơ.
3. Hoàn toàn tự nhiên (All Natural)
Giống như "hữu cơ", "hoàn toàn tự nhiên" hay "có nguồn gốc thực vật" cũng là những thuật ngữ ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc da. Tuy nhiên, khác với “hữu cơ”, không có bất cứ tiêu chuẩn cụ thể nào quy định một sản phẩm thế nào được gọi là “hoàn toàn tự nhiên”. Một sản phẩm chăm sóc da "hoàn toàn tự nhiên" cũng vẫn có thể chứa các thành phần có nguồn gốc thực vật kèm theo các chất bảo quản hoặc các chất hóa học nhân tạo khác.
Hơn nữa, các thành phần “có nguồn gốc thực vật” ban đầu có thể đúng là thực vật ở dạng tự nhiên, nhưng sau đó sẽ được xử lý trong phòng thí nghiệm để đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, người tiêu dùng thường hiểu lầm rằng các sản phẩm được dán nhãn "hoàn toàn tự nhiên" là những sản phẩm chỉ gồm có các thành phần có trong tự nhiên và không hề được biến đổi nhưng sự thật lại không phải vậy.
4. Không gây dị ứng
Không có bất kì tiêu chuẩn nào quy định cho thuật ngữ “không gây dị ứng” trong các sản phẩm dưỡng da, và do đó, các công ty sản xuất không phải xuất trình bất kỳ bằng chứng cụ thể nào để có thể gắn nhãn cho sản phẩm của mình là “không gây dị ứng.”
5. Đã qua kiểm nghiệm da liễu (Dermatologist-Approved)
Để sử dụng thuật ngữ này trên bao bì, các công ty mỹ phẩm sẽ chỉ cần có một bác sĩ da liễu chứng nhận sản phẩm của mình theo một cách nào đó. Điều này tương đối mơ hồ và không hề đảm bảo được rằng sản phẩm đó sẽ không gây ra các phản ứng bất lợi cho người dùng.
6. Thử nghiệm lâm sàng (Clinically-Tested)
Mặc dù các sản phẩm có thuật ngữ này đúng là đã trải qua một hoặc một số hình thức thử nghiệm lâm sàng nhất định, nhưng không có quy định nào về việc phải thực hiện bao nhiêu thử nghiệm hoặc loại thử nghiệm nào để gắn nhãn “Thử nghiệm lâm sàng”.
Ngoài ra, đôi khi có thể chỉ có một hoặc hai thành phần của sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng, chứ không phải toàn bộ công thức.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da là một điều cần thiết để có được hiệu quả tối ưu.
Mất bao lâu để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tác dụng và thấy hiệu quả rõ rệt? Điều này còn tùy thuộc vào loại da, loại sản phẩm chăm sóc da, thói quen chăm sóc da và bạn có sử dụng sản phẩm đều đặn hay không.
Những năm gần đây đã có rất nhiều bước tiến mới trong lĩnh vực chăm sóc da nhưng nhiều người vẫn giữ những suy nghĩ sai lầm đã tồn tại từ rất lâu.
Internet là một nguồn tuyệt vời để tìm kiếm thông tin về bất kỳ chủ đề nào, bao gồm cả chăm sóc da, nhưng chính internet cũng là môi trường giúp cho các thông tin sai lệch được lan truyền một cách nhanh chóng.
Các loại thực phẩm và sản phẩm chăm sóc da không chứa gluten đang nhận được sự quan tâm rất lớn. Chế độ ăn không chứa gluten có thể cần thiết cho những người không hấp thụ hay dị ứng với gluten nhưng liệu làn da có thực sự được lợi từ việc dùng các sản phẩm không có gluten không?
- 0 trả lời
- 3106 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 763 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 1125 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1124 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ