5 thành phần tự nhiên có hại cho da
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Khi lựa chọn các thành phần chăm sóc da là phải phù hợp với loại da và vấn đề của da, chứ không phải “tự nhiên” hay “nhân tạo”.
- Nhiều thành phần tự nhiên có hại cho da, đó là: giấm táo, banking soda, dầu ô-liu hay vitamin B6, B12...
- Trước khi thử dùng bất kỳ thành phần có nguồn gốc từ thực vật nào lên da thì tốt nhất cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
- Những thành phần này cũng có thể gây kích ứng, dị ứng và những vấn đề không mong muốn khác.
Nhắc đến “thành phần tự nhiên”, chúng ta thường sẽ có cảm tình hơn so với các thành phần hóa học tổng hợp. Tuy nhiên, những thành phần này chưa chắc đã an toàn. Mặc dù đúng là nhiều thành phần có nguồn gốc từ thực vật mang lại hiệu quả rất tốt và an toàn cho da cũng như là cho sức khỏe nhưng bên cạnh đó cũng có một số thành phần lại gây hại cho da, khiến các vấn đề về da hiện có trở nên nặng hơn và cần phải tránh. Dưới đây là một số thành phần tự nhiên mà bạn nên thận trọng khi sử dụng để tránh những vấn đề không mong muốn.
1. Capsaicin
Capsaicin là chất tạo nên vị cay có trong quả ớt. Thành phần này được sử dụng trong một số sản phẩm làm đầy môi tạm thời. Tuy nhiên, khác với các chất làm đầy (filler) được dùng trong phương pháp tiêm thẩm mỹ, cơ chế hoạt động của những sản phẩm này là làm cho môi sưng lên bằng các thành phần như capsaicin hoặc tinh dầu quế và tạo cảm giác môi dày hơn. Cần hết sức cẩn thận khi dùng các sản phẩm có chứa capsaicin vì chúng có thể gây phản ứng tiêu cực trên da và môi.
Nếu bạn bị các vấn đề về da do viêm như bệnh trứng cá đỏ thì tốt nhất nên tránh hoàn toàn các thành phần như vậy, cả trong chăm sóc da và chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm cay là một trong những tác nhân kích hoạt triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ.
2. Vitamin B6 và B12
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại viên uống bổ sung vitamin B6 và B12 làm gia tăng số lượng vi khuẩn gây mụn P. acnes trên da. Do đó, việc dùng hai loại viên uống bổ sung này có thể làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá. Tuy nhiên, các loại thực phẩm giàu hai vitamin này lại không gây ra vấn đề tương tự. Vì vậy, nếu bạn muốn bổ sung thêm vitamin B thì nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, thịt gia cầm, thịt đỏ, cá, trứng và sản phẩm từ sữa… thay vì dùng viên uống bổ sung. Nếu như có các triệu chứng thiếu hụt vitamin B trầm trọng thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.
3. Giấm táo
Chắc hẳn bạn đã từng được nghe nói nhiều về những lợi ích của giấm táo, kể cả trong chế độ ăn hay dùng trực tiếp lên da. Tuy nhiên, giấm có độ pH rất thấp - chỉ rơi vào khoảng 3 trên thang đo độ pH - nên sẽ làm mất đi sự cân bằng pH và hệ vi sinh vật tự nhiên của làn da. Do đó, không nên dùng trực tiếp giấm táo lên da. Nước chanh cũng gây ra vấn đề tương tự nên không được bôi nước chanh để làm trắng hay trị thâm. Nếu muốn làm trắng, sáng da bằng nguyên liệu tự nhiên thì nên hòa loãng giấm táo với nước (tỉ lệ 1:3) để hạn chế ảnh hưởng đến độ pH và làm tổn hại đến da. Hoặc bạn cũng có thể hòa giấm táo với nước và mật ong để uống và không cần dùng trực tiếp lên da.
4. Baking soda
Nếu giấm và nước chanh có độ pH quá thấp thì baking soda lại có độ pH quá cao, lên đến mức 9 trên thang đo nên cũng không phù hợp dùng lên da. Cũng giống như các thành phần có tính axit mạnh, các thành phần có tính kiềm cao như baking soda cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật trên da và dẫn đến một loạt các vấn đề không mong muốn.
Nhiều chị em thường mách nhau dùng baking soda để tẩy da chết nhưng điều này rất có hại cho da, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm. Thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm có chứa AHA hoặc BHA. Đây là những thành phần tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng mà không làm hỏng hàng rào bảo vệ của da.
5. Dầu ô-liu
Mặc dù dầu ô-liu là loại dầu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi dùng trong các món ăn nhưng lại không phải là lựa chọn phù hợp để dưỡng da. Vì dầu ô-liu rất giàu axit oleic nên có thể gây ra nhiều lỗ nhỏ li ti trên da và phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ da. Điều này khiến cho bụi bẩn và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào da, đồng thời tạo điều kiện cho hơi ẩm bên trong da thoát ra ngoài. Nếu muốn có được những lợi ích chống viêm và chống oxy hóa của dầu ô-liu thì tốt nhất là chỉ nên dùng để nấu ăn.
Nếu bạn muốn chăm sóc da bằng dầu tự nhiên thì dầu argan sẽ là một lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn nhiều. Loại dầu này có chứa nhiều axit linoleic và axit oleic – đây là hai chất rất có lợi cho sức khỏe làn da.
Hầu như chưa có thành phần nào có thể vượt qua retinoid về những lợi ích mà chất này mang lại cho da nhăn.
Nhóm các sản phẩm chống lão hóa cũng chiếm phần lớn trong số các loại sản phẩm dưỡng da và dường như mọi dòng sản phẩm chống lão hóa đều có chứa một thành phần nổi bật đóng vai trò duy trì sự trẻ trung cho làn da, ví dụ như peptide, yếu tố tăng trưởng, AHA, BHA,...
Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì chắc hẳn bạn hiểu được mức độ thất thường của làn da mình và chìa khóa để làm dịu da là tránh tuyệt đối các thành phần gây hại cho da.
Nếu có một làn da khỏe thì bạn có thể bôi bất cứ thứ gì lên da mà không phải lo lắng về các phản ứng không mong muốn.
Nếu có da nhạy cảm, bạn có thể chọn các sản phẩm dưỡng da với thành phần tự nhiên để làm dịu da.