3 quy tắc dưỡng da có thể bạn chưa từng biết
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Doxycycline và tetracycline thường được kê bởi bác sĩ da liễu để điều trị mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ, khi hết hạn chúng rất nguy hiểm bạn cần vứt ngay.
- Nên dùng các loại kem có chỉ số SPF ít nhât là 15 mỗi ngày để bảo vệ da khỏi tia uv.
- Kem chống nắng khi được dùng chung với thuốc chống côn trùng sẽ mất đi hiệu quả của kem chống nắng.
- Đó là 3 quy tắc bạn cần biết để giữ gìn và bảo vệ làn da của bạn.
Không dùng tetracycline và doxycycline đã hết hạn
Chúng ta đều biết là không được dùng thuốc đã quá hạn nhưng lại thường vẫn giữ chúng lại trong hộp thuốc. Các công ty sản dược phẩm đều bắt buộc phải ghi rõ hạn sử dụng trên mọi loại thuốc kê đơn và hạn sử dụng này được hiểu là ngày cuối cùng mà thuốc còn hiệu quả và an toàn cho người dùng.
Thuốc quá hạn có hai vấn đề chính. Thứ nhất, thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng nữa và thứ hai là có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Doxycycline và tetracycline (bao gồm Oracea, Soladyne và Minocin) thường được kê bởi bác sĩ da liễu để điều trị mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ. Doxycycline và tetracycline khi quá hạn được xếp vào nhóm những thuốc gây nguy hiểm vì chúng có thể gây ra các bệnh về thận ví dụ như Hội chứng Fanconi. Vì lí do này, nếu thấy doxycycline vàtetracycline đã quá hạn sử dụng, bạn nên vứt ngay để tránh người thân trong gia đình sử dụng nhầm.
Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15 mỗi ngày
Nhiều người cho rằng chỉ cần bôi kem chống nắng khi ở quá lâu ngoài trời nắng tuy nhiên trên thực tế, việc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù trong một thời gian ngắn cũng đủ để gây lão hóa da, tăng sắc tố và ung thư da. Một nghiên cứu đăng trên tạo chí Dermatology Therapy xuất bản tháng 12 năm 2004 đã chứng minh rằng việc dùng kem chống nắng có chỉ số SPF trong khoảng 4 – 10 mỗi ngày có thể hạn chế được trên 50% sự tích tụ tác hại của tia UV theo thời gian.
Nói cách khác, khi đến tuổi 70, mức độ lão hóa trên da sẽ chỉ bằng một nửa so với những người không bôi kem chống nắng trước đó. Hầu hết mọi người đều chỉ bôi 25% lượng kem so với lượng cần thiết để có được mức SPF được ghi trên bao bì sản phẩm. Vì thế, bạn nên dùng các loại kem có chỉ số SPF 15 mỗi ngày để bù lại lượng kem mà bạn không bôi đủ và đề phòng trường hợp bạn không thể bôi lại kem trong ngày.
Tất nhiên, nếu bạn phải đi ngoài nắng trong một thời gian dài (trên 15 phút) thì bạn sẽ cần đến một loại kem chống nắng có chỉ số cao hơn – từ 60 trở lên và cần bôi lại sau mỗi 1 tiếng.
Tránh dùng kem chống nắng cùng một lúc với thuốc chống côn trùng
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành đánh giá về mức độ hiệu quả của kem chống nắng khi được dùng chung với thuốc chống côn trùng. Kết quả cho thấy rằng kem chống nắng sẽ mất đi hiệu quả khi tiếp xúc với N-diethyl-meta-toluamide (DEET) – thành phần có trong các loại thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được đăng vào tháng 8 năm 2000 trên Tạp chí Hàn Lâm Da liễu Mỹ thì kem chống nắng không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống côn trùng nhưng khi hai sản phẩm này kết hợp với nhau thì bạn sẽ cần bôi lại kem chống nắng thường xuyên hơn nhưng không nên tăng lượng thuốc chống côn trùng mà bạn sử dụng.
Bạn tự hỏi về kem dưỡng ẩm không gây mụn? "Non comedogenic"- không tạo nhân mụn, không gây mụn là một từ đáng giá mười đô la mà bạn có thể nhìn thấy trên một loạt các sản phẩm chăm sóc da. Cụ thể hơn, nó thường xuất hiện trên nhãn của sản phẩm được thiết để kiểm soát và điều trị mụn trứng cá
Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.
Để sở hữu làn da khỏe mạnh, chị em cần xây dựng thói quen lành mạnh, và việc thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản sẽ giúp làn da của chị em luôn tươi tắn và khỏe khoắn
Bí quyết chăm sóc da tự nhiên giúp bạn khám phá những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Đọc ngay để tìm hiểu cách chăm sóc da đúng chuẩn để da khỏe mạnh từ sâu bên trong từ những biện pháp đơn giản tại nhà.
Mặt nạ dưỡng da đang thu hút sự chú ý trên các mạng xã hội, được quảng cáo với những hứa hẹn như trẻ hóa da và mang lại sự tươi sáng cho làn da. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của các loại mặt nạ này không phải ai cũng hiểu rõ.
- 0 trả lời
- 737 lượt xem
Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ
- 0 trả lời
- 366 lượt xem
Tầm khoảng tháng 12 năm 2022 mặt tôi bị bùng 1 đợt mụn rất nặng. Tôi có đi khám bác sĩ và trong hơn 1 tháng đầu được kê Doxycycline, sau đó bác sĩ chuyển sang kê Isotretinoin và bảo sử dụng liên tục trong tháng (tức 8 tuần). Tuy nhiên sau khi sử dụng được 6 tuần da tôi bắt đầu khô, môi bong tróc đến mức sử dụng Vaseline cũng không khá hơn được, thậm chí tình trạng khô kéo dài còn dẫn đến thâm môi. Hơn nữa, da tay của tôi cũng khô đến mức bong tróc, nổi mẩn đỏ khá nhiều. Vậy nên tôi quyết định dừng thuốc mà chưa qua ý kiến của bác sĩ (lúc này tình trạng mụn đã được kiểm soát khá tốt, chỉ còn thâm đỏ). Thế nhưng khoảng 1 tháng gần đây, mặt tôi bắt đầu nổi mụn ẩn, vài nốt có khả năng viêm và da sần sùi hơn hẳn. Lúc đầu tôi nghĩ có lẽ do dạo này chuyển mùa, nhưng tìm hiểu mới biết ngưng Isotretinoin khi chưa tích đủ lượng nguy cơ bùng mụn rất cao. Và bây giờ mặt tôi đã và đang đứng trước nguy cơ đó (đợt mụn nặng trước của tôi cũng có xuất phát điểm là nổi mụn ẩn đầy mặt như vậy), tôi nên làm gì đây ạ? Mong nhận được sự trợ giúp từ bác sĩ.